Phương trình Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, kẽm tan dần.
3. Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch đồng(II)sunfat
4. Điều kiện phản ứng
- Không điều kiện
5. Tính chất hoá học
5.1. Tính chất hoá học của Kẽm
- Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2
Tác dụng với phi kim
- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.
2Zn + O2 → 2ZnO
Zn + Cl2 → ZnCl2
Tác dụng với axit
- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Tác dụng với H2O
- Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.
Tác dụng với bazơ
- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
5.2. Tính chất hoá học của CuSO4
- Có tính chất hóa học của muối.
Tác dụng với dung dịch bazơ:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4
Tác dụng với muối:
BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4
6. Bạn có biết
Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….
7. Bài tập liên quan
Câu 1: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Fe vào dng dịch Fe2(SO4)3
B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl
D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
A: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2.
B: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
C: Ag đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng với HCl.
D: 12HNO3 + 5Mg → 6H2O + 5Mg(NO3)2 + N2.
Câu 2: Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24 g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm giảm thêm 0,02 g.
A. Sn2+.
B. Fe2+.
C. Pb2+.
D. Cu2+.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Zn + M2+ → Zn2+ + M
2,24 g ion M2+ bị khử sẽ sinh ra 2,24 g kim loại M bám trên lá kẽm
nZn = nM = (1,28 + 0,02)/65 = 0,02 mol ⇒ M = 1,28/0,02 = 64
Câu 3: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không thay đổi.
D. không xác định được.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải:
Giả sử có 1 mol Cu tham gia phản ứng
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
nAg = 2nCu = 2 mol
→ Khối lượng thanh đồng tăng = 2.108 - 64 = 152 gam.
Câu 4: Ngâm một thanh Zn trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng thanh Zn giảm 0,2 g. Giá trị của x là
A. 1,000.
B. 0,001.
C. 0,040.
D. 0,200.
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
nCuSO4 = ngiảm = 0,2/1 = 0,2 mol ⇒ x = 0,2/0,2 = 0,2 M
Câu 5: Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với.
A. 2, 3, 5, 6.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 2, 3.
D. 2, 3.
Đáp án: B
Câu 6: Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?
A. Al.
B. Fe.
C. Zn.
D. Ni.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải:
Thêm lượng dư Fe.
Phương trình phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Kết thúc phản ứng, lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O | Zn ra Zn(NO3)2
Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O | Zn ra Zn(NO3)2