Xét nghiệm quan hệ huyết thống khi mang thai và những điều cần biết

Nếu bạn đang mang thai và có thắc mắc ai là cha thực sự của em bé trong bụng mình, bạn có lẽ đang băn khoăn về những lựa chọn. Bạn có cần đợi đến lúc hết thai kỳ để đi tìm câu trả lời ai là cha của em bé? Câu trả lời là không cần.

Mặc dù xét nghiệm quan hệ huyết thống giữa hai cha con sau sinh cũng là một lựa chọn, nhưng cũng có những xét nghiệm sớm hơn sự giúp bạn không cần chờ đợi, giúp bạn giải tỏa những hoài nghi ngay khi em bé vẫn đang trong bụng mẹ.

Video: Xét nghiệm ADN huyết thống cần chuẩn bị những gì?

Xét nghiệm DNA có thể được tiến hành sớm nhất là khi thai được 9 tuần tuổi. Đây quả là một thành tựu tiến bộ về công nghệ y học khi mà xét nghiệm này có rất ít rủi ro cho mẹ hoặc con. Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu đi tìm câu trả lời cho tình huống của mình, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về việc làm xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống cha con khi đang mang thai.

Tại sao xét nghiệm quan hệ cha con khi mang thai lại quan trọng?

Xét nghiệm quan hệ huyết thống nhằm xác định mối quan hệ sinh học giữa em bé và người cha giả định. Điều này quan trọng vì những lý do pháp lý, y tế và tâm lý.

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA), xác định quan hệ cha con nhằm các mục đích:

  • Thiết lập các lợi ích hợp pháp và xã hội như thừa kế và an sinh xã hội
  • Cung cấp bệnh sử cho em bé mới chào đời
  • Có thể tăng cường mối liên kết giữa cha và con

Vì những lý do này, nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ có luật yêu cầu có biểu mẫu xác nhận quan hệ cha con phải được hoàn thành tại bệnh viện sau khi sinh em bé.

Khi điền vào biểu mẫu, các cặp vợ chồng có một khoảng thời gian nhất định để yêu cầu xét nghiệm ADN khẳng định quan hệ cha con và sửa đổi biểu mẫu trước khi hoàn thành. Biểu mẫu này được nộp cho Cục Thống kê dân số như một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý.

Xét nghiệm quan hệ cha con có những lựa chọn nào?

Hình:Xét nghiệm xác định quan hệ cha con có thể được thực hiện trước hoặc sau sinh. Nguồn: The New York TimesHình:Xét nghiệm xác định quan hệ cha con có thể được thực hiện trước hoặc sau sinh. Nguồn: The New York Times

Xét nghiệm quan hệ huyết thống có thể được thực hiện trong hoặc sau khi mang thai. Các xét nghiệm sau sinh, có thể được thực hiền bằng phương pháp thu thập mẫu cuống rốn sau khi sinh. Ngoài ra, cũng có thể lấy mẫu bằng tăm bông phết niêm mạc miệng của bé hoặc lấy mẫu máu tại phòng xét nghiệm sau khi em bé xuất viện.

Việc chờ đợi để xác định quan hệ cha con cho đến khi sinh con,  có thể gây khó khăn cho cha và mẹ em bé. Có một số xét nghiệm khác giúp xác định sớm quan hệ cha con được tiến hành ngay từ trong thai kỳ.

Xét nghiệm quan hệ cha con trước sinh không xâm lấn (NIPP)

Hình ảnh: Xét nghiệm mẫu máu từ mẹ mang thai và người cha giả định là xét nghiệm không xâm lấn xác định quan hệ cha con. Nguồn: Dr JohnMDHình ảnh: Xét nghiệm mẫu máu từ mẹ mang thai và người cha giả định là xét nghiệm không xâm lấn xác định quan hệ cha con. Nguồn: Dr JohnMD

Xét nghiệm không xâm lấn này là cách chính xác nhất để xác định quan hệ cha con khi mang thai. Nó liên quan đến việc lấy mẫu máu từ người cha giả định và người mẹ đang mang thai để tiến hành phân tích huyết thống. Hồ sơ di truyền so sánh các tế bào của thai nhi có trong máu của mẹ với các tế bào được cho là của người cha. Kết quả xét nghiệm này có độ chính xác hơn 99%. Xét nghiệm có thể được thực hiện sau tuần thứ 8 của thai kỳ.

Chọc ối làm xét nghiệm 

Giữa tuần 14 và 20 của thai kỳ, bạn có thể thực hiện xét nghiệm chọc ối. Thông thường, xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn này được sử dụng để phát hiện khuyết tật ống thần kinh, bất thường nhiễm sắc thể và rối loạn di truyền.

Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mảnh xuyên qua ổ bụng để lấy một mẫu nước ối làm xét nghiệm. DNA thu thập được từ nước ối sẽ được so sánh với một mẫu DNA từ người cha giả định. Kết quả xác định quan hệ cha con chính xác đến 99%.

Chọc ối có nguy cơ sẩy thai nhỏ, với tỉ lệ là 1/500 (500 người chọc ối có 1 người có biến chứng sẩy thai) có thể do bạn chuyển dạ sớm, vỡ ối hoặc nhiễm trùng.

Các biến chứng của chọc ối có thể là:

  • Chảy máu âm đạo
  • Chuột rút
  • Rò rỉ nước ối
  • Kích ứng xung quanh vết chọc hút

Bạn sẽ cần sự đồng ý của bác sĩ để tiến hành chọc ối với mục đích kiểm tra quan hệ huyết thống.

Sinh thiết gai nhau (CVS)

Xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn này cũng sử dụng một kim hoặc ống chọc hút chuyên dụng. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào cổ tử cung qua âm đạo. Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc ống để thu thập các mẫu gai nhau và các mảnh mô nhỏ trên thành tử cung.

Xét nghiệm mẫu mô này sẽ giúp xác định quan hệ huyết thống cha con vì gai nhau và thai nhi đều mang thông tin di truyền giống nhau. Mẫu mô lấy qua sinh thiết gai nhau sẽ được so sánh với DNA được thu thập từ người cha giả định. Tỷ lệ chính xác của phương pháp xét nghệm này lên đến 99 %.

Lấy mẫu qua sinh thiết gai nhau có thể được thực hiện khi thai từ 10 đến 13 tuần. Bạn sẽ cần có sự đồng ý của bác sĩ khi làm xét nghiệm. Giống như chọc ối, phương pháp này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể và các rối loạn di truyền khác. Thật không may, cứ 100 người làm sinh thiết gai nhau thì có 1 người bị sẩy thai.

Ngày thụ thai có giúp xác minh quan hệ cha con không?

Một số phụ nữ tự hỏi liệu quan hệ cha con có thể được xác minh bằng cách cố gắng xác định ngày thụ thai hay không? Rất khó để xác định chính xác thời điểm thụ thai vì hầu hết phụ nữ rụng trứng vào những ngày khác nhau giữa các tháng. Thêm vào đó, tinh trùng có thể sống trong tử cung người nữ từ ba đến năm ngày sau khi giao hợp.

Nếu bạn đã giao hợp với hai người bạn tình khác nhau trong vòng 10 ngày kể từ ngày thụ thai, xét nghiệm quan hệ cha con là cách duy nhất để xác định chính xác người đàn ông nào là cha của em bé.

Chi phí xét nghiệm quan hệ cha con bao nhiêu?

Tùy thuộc vào loại thủ thuật xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm, uy tín cơ sở y tế mà giá thành cho các xét nghiệm quan hệ huyết thống cha con khác nhau, dao động từ 1.2 đến 3.9 triệu.

Thông thường, việc kiểm tra quan hệ cha con trước khi sinh con sẽ ít tốn kém hơn vì bạn tránh được các khoản phí bác sĩ và bệnh viện bổ sung. Bạn có thể hỏi về chi phí thanh toán khi lên lịch làm xét nghiệm.

Những điểm cần nhớ

Không phải bất cứ phòng xét nghiệm nào cũng đủ khả năng làm được xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống cha con cho thai nhi, không phải bất cứ cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đủ khả năng thực hiện thủ thuật lấy mẫu có xâm lấn. Vì vậy, cần lựa chọn cơ sở y tế hoặc  các phòng xét nghiệm đạt chuẩn, đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm cho bạn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!