Thời gian bắt đầu thai kỳ
Video: Thai nhi hình thành và phát triển thế nào trong tử cung
mang thai thực sự là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, được gọi là tuổi thai hay còn gọi là tuổi kinh nguyệt. Đó là khoảng hai tuần trước khi quá trình thụ thai thực sự xảy ra. Mặc dù có vẻ kỳ lạ, nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là một ngày quan trọng để xác định ngày dự sinh. Các bác sĩ sẽ hỏi thai phụ về ngày này để tìm hiểu thời gian mang thai là bao lâu.
Ngày bắt đầuQuá trình thụ thai diễn ra như thế nào?
Với chu kỳ kết thúc bằng việc mang thai, có một số sự kiện sẽ xảy ra. Đầu tiên, một nhóm nang trứng (gọi là nang noãn nguyên thủy) sẽ được kích thích chuẩn bị sẵn sàng cho sự rụng trứng (phóng noãn). Noãn phát triển trong các nang nhỏ, chứa đầy dịch được gọi là nang trứng- trứng chưa trưởng thành. Theo thời gian, một trong số những nang được kích thích đó sẽ trưởng thành và tiếp tục chu kỳ. Sự phát triển của nang noãn trưởng thành này sẽ kìm hãm, ngăn chặn các nang khác phát triển.
Lúc này, nang trứng trưởng thành sẽ mở ra và giải phóng noãn từ buồng trứng. Đây chính là thời kỳ rụng trứng, thường xảy ra khoảng hai tuần trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo bắt đầu, tức là ở giữa chu kỳ.
Sau khi rụng trứng, nang trứng đã mở (đã vỡ ra) sẽ phát triển thành một cấu trúc gọi là hoàng thể có thể tiết ra (giải phóng) các hormone progesterone và estrogen. Progesterone giúp chuẩn bị niêm mạc tử cung (lớp lót của tử cung). Lớp niêm mạc này là nơi trứng đã thụ tinh khu trú để phát triển. Nếu không mang thai, lớp niêm mạc này sẽ bong ra trong kỳ kinh nguyệt.
Trung bình, quá trình thụ tinh thường xảy ra trong khoảng hai tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Lớp phủ protein của trứng sẽ thay đổi để ngăn cản không cho các tinh trùng khác xâm nhập.
Vào ngay thời điểm thụ tinh, cấu trúc di truyền của đứa trẻ đã hoàn tất, bao gồm cả giới tính của bé. Giới tính sẽ phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng. Nói chung, phụ nữ có nhiễm sắc thể (NST) XX và nam giới có NST XY. Do đó, noãn sẽ mang NST đơn X, còn tinh trùng có thể là X hoặc Y. Nếu noãn được thụ tinh với tinh trùng Y thì đó là một bé trai, với tinh trùng X thì là bé gái.
Với chu kỳ kết thúc bằng việc mang thai, có một số sự kiện sẽ xảy ra. Đầu tiên, một nhóm trứng (được gọi là tế bào trứng) sẽ rời khỏi buồng trứng để rụng trứng (giải phóng trứng). Trứng phát triển trong các nang nhỏ, chứa đầy chất lỏng được gọi là nang trứng. Những nang này như là vật chứa nhỏ cho mỗi quả trứng chưa trưởng thành. Theo thời gian, một quả trong đó sẽ trưởng thành và tiếp tục chu kỳ. Sau đó nang chứa trứng trên sẽ triệt tiêu tất cả các nang khác trong nhóm. Các nang khác cũng ngừng phát triển vào thời điểm này.
Lúc này, nang trứng trưởng thành sẽ mở ra và giải phóng trứng từ buồng trứng. Đây chính là thời kỳ rụng trứng, thường xảy ra khoảng hai tuần trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo bắt đầu, tức là ở giữa chu kỳ.
Sau khi rụng trứng, nang trứng đã mở (đã vỡ ra) sẽ phát triển thành một cấu trúc gọi là hoàng thể có thể tiết ra (giải phóng) các hormone progesterone và estrogen. Progesterone giúp chuẩn bị niêm mạc tử cung (lớp lót của tử cung). Lớp niêm mạc này là nơi trứng đã thụ tinh khu trú để phát triển. Nếu không mang thai, lớp niêm mạc này sẽ bong ra trong kỳ kinh nguyệt.
Vào ngay thời điểm thụ tinh, cấu trúc di truyền của đứa trẻ đã hoàn tất, bao gồm cả giới tính của bé. Giới tính sẽ phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng. Nói chung, phụ nữ có nhiễm sắc thể (NST) XX và nam giới có NST XY. Do đó, trứng sẽ mang NST đơn X, còn tinh trùng có thể là X hoặc Y. Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng Y thì đó là một bé trai, với tinh trùng X thì là bé gái.
Diễn biến sẽ xảy ra ngay sau quá trình thụ tinh?
Trong vòng 24 giờ sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia nhanh chóng thành nhiều tế bào và vẫn còn ở ống dẫn trứng khoảng ba ngày sau khi thụ tinh. Sau đó, trứng đã thụ tinh (bây giờ được gọi là phôi nang) tiếp tục phân chia trong khi nó di chuyển từ ống dẫn trứng qua tử cung. Tiếp theo trứng sẽ làm tổ và cấy vào niêm mạc tử cung. Quá trình này được gọi là sự làm tổ.
Tuy nhiên, trước khi làm tổ, phôi nangsẽ thoát ra khỏi lớp vỏ bảo vệ và khi tiếp xúc với niêm mạc tử cung, hai loại hormone sẽ trao đổi để giúp phôi bào gắn vào. Do đó, một số phụ nữ sẽ thấy ra máu (chảy máu nhẹ) trong một hoặc hai ngày khi quá trình cấy diễn ra. Đây là điều bình thường và không cần phải lo lắng. Tại thời điểm này, niêm mạc tử cung trở nên dày hơn và cổ tử cung (lỗ mở giữa tử cung và ống sinh) thì được bít kín bởi một nút nhầy.
Trong vòng ba tuần, các tế bào phôi nang cuối cùng sẽ hình thành nên một quả cầu nhỏ, gọi là phôi thai. Thời điểm này, những tế bào thần kinh đầu tiên đã được hình thành.
Như vậy, thai nhi đã phát triển qua một số lần đổi tên trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Nói chung, từ khi thụ thai cho đến tuần phát triển thứ tám sẽ gọi là phôi thai. Sau tuần thứ tám, sẽ được gọi là bào thai đến khi sinh ra
Làm thế nào để sớm nhận biết mình đang mang thai?
Ngay từ thời điểm thụ thai, hormone màng đệm gonadotrophin (hCG) sẽ có trong máu, do được tạo ra bởi các tế bào hình thành nhau thai (là nguồn thức ăn cho thai nhi đang phát triển), cũng là loại hormone được phát hiện trong que thử thai. Mặc dù đã có ngay từ đầu, nhưng hormone này cũng cần thời gian để hình thành đủ nhiều bên trong cơ thể. Thông thường, phải mất từ ba đến bốn tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng để hCG tăng đủ và có thể được phát hiện bởi các phương pháp kiểm tra mang thai.
Khi nào bạn nên đi khám thai?
Hầu hết các bác sĩ sẽ đợi chắc chắn khi thai phụ đã có kết quả thử thai dương tính tại nhà. Phương pháp thử thai này đa số chính xác khi đã có đủ lượng hCG trong cơ thể. Nên thử một vài tuần sau khi thụthai và tốt nhất nên liên hệ cho bác sĩ ngay khi có kết quảdương tính để lên lịch cho cuộc hẹn khám đầu tiên.
Khi gọi, bác sĩ có thể hỏi về việc thai phụ có đang uống vitamin tổng hợp không. Do chúng có chứa axit folic và phải bổ sung ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày trong thaikỳ để đảm bảo ống thần kinh của thai nhi (phần đầu của não và cột sống) phát triển hoàn thiện. Nhiều chuyên gia về sức khỏe cũng khuyên nên bổ sung vitamin tổng hợp cùng axit folic ngay cả khi không mang thai. Nếu không dùng vitamin trước khi sinh hoặc trước khi mang thai, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ bắt đầu bổ sung thêm càng sớm càng tốt.
Quá trình phát triển của thai nhi
Thai nhi sẽ thay đổi rất nhiều trong suốt một thai kỳ điển hình. Thông thường sẽ chia thành ba giai đoạn, gọi là tam cá nguyệt. Mỗi tam cá nguyệt kéo dài khoảng ba tháng. Bác sĩ sẽ nói về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần cho các thai phụ. Vì vậy, nếu đã mang thai ba tháng, tức là được khoảng 12 tuần.
Thai phụ sẽ thấy những thay đổi rõ rệt ở em bé và bản thân qua mỗi tam cá nguyệt.
Thông thường, chúng ta hay nghĩ quá trình mang thaisẽ kéo dài chín tháng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Thai đủ tháng là 40 tuần hoặc 280 ngày. Tùy thuộc vào số tháng mang thai (có thể ngắn hoặc dài hơn) và ngày dự sinh vào tuần nào, có thể mang thai dài 9 hoặc 10 tháng mà vẫn đảm bảo mẹ và bé sẽ phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.
Khi gần đến giai đoạn cuối của thai kỳ, có một số tên nhãn phân loại mà thai phụ có thể được lưu ý trước khi chuyển dạ, nhằm phân chia những tuần cuối của thai kỳ hay cũng được sử dụng để theo dõi các biến chứng nhất định ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, thính giác hoặc các vấn đề về học tập cao hơn so với trẻ sinh trong khung thời gian đủ tháng. Khi nhìn vào những nhãn số này, quan trọng là phải hiểu ý nghĩa của chúng. Ví dụ như khi thấy số (38) và sau đó thấy hai số được phân tách bằng dấu gạch chéo (6/7). Đó viết tắt của số ngày mà bà bầu hiện đang trong tuần thai. Do đó, nếu thấy nhãn 38 6/7, có nghĩa là đang ở thời điểm ngày thứ 6 của tuần thứ 38.
Những tuần cuối của thai kỳ được chia thành các nhóm sau:
- Sinh gần đủ tháng: 37 0/7 tuần đến 38 6/7 tuần
- Sinh đủ tháng: 39 0/7 tuần đến 40 6/7 tuần
- Sinh đủ tháng muộn: 41 0/7 tuần đến 41 6/7 tuần
- Sinh già tháng: 42 0/7 tuần trở đi
Hỏi bác sĩ về bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào có thể có về tuổi thai và ngày dự sinh.
Các giai đoạn phát triển theo từng tháng trong thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ nhất
Tam cá nguyệt thứ nhất sẽ kéo dài từ khi thụ thai đến tuần thứ 12, thường là ba tháng đầu của thai kỳ. Trong thời gian này, trứng đã thụ tinh sẽ biến đổi từ một nhóm nhỏ tế bào thành bào thai bắt đầu có các đặc điểm của em bé.
Tháng 1 (tuần 1 đến tuần 4)
Khi trứng đã thụ tinh lớn lên, sẽ có một túi nước kín hình thành xung quanh, dần dần chứa đầy chất lỏng hay còn được gọi là túi nước ối sẽ là môi trường cho phôi thai đang phát triển.
Trong thời gian này, nhau thai cũng phát triển. Nhau thai là một cơ quan tròn, dẹt, có nhiệm vụ chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi vàcả các chất thải từ bào thai. Do đó, nhau thai là nguồn cung cấp thức ăn cho thai nhi trong suốt thai kỳ.
Trong vài tuần đầu tiên, khuôn mặt nguyên thủy của bé sẽ hình thành với những quầng thâm lớn cho mắt. Miệng, hàm dưới và cổ họng đang phát triển. Các tế bào máu đang hình thành và quá trình tuần hoàn sẽ bắt đầu. “Ống tim” nhỏ bé sẽ đập 65 lần một phút vào cuối tuần thứ tư.
Vào cuối tháng đầu tiên, thai nhi sẽ dài khoảng hơn nửa cm và nhỏ hơn một hạt gạo.
Tháng 2 (tuần 5 đến tuần 8)
Các đặc điểm trên khuôn mặt tiếp tục phát triển. Mỗi taiphát triển bắt đầu là một nếp gấp nhỏ của da ở bên đầu. Những chồi nhỏ sẽ phát triển thành cánh tay và chân đang dần hình thành. Ngón tay, ngón chân và mắt cũng như vậy.
Ống thần kinh (não, tủy sống và các mô thần kinh khác của hệ thần kinh trung ương) hiện đã hình thành tốt. Đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác cũng phát triển. Xương bắt đầu thay thế sụn.
Ở thời điểm này, đầu có tỷ lệ lớn so với những phần còn lại của cơ thể. Vào khoảng tuần thứ 6, nhịp tim thường đã có thể được phát hiện.
Sau tuần thứ 8, các bác sĩ sẽ gọi là bào thai thay vì phôi thai.
Vào cuối tháng thứ hai, thai nhi dài khoảng hơn 2cm và nặng khoảng 1 gam.
Tháng 3 (tuần 9 đến tuần 12)
Cánh tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân đã được hình thành đầy đủ. Ở giai đoạn này, thai nhi đang bắt đầu khám phá một chút bằng cách thực hiện những hành động như mở, đóng nắm tay và miệng. Móng tay, móng chân bắt đầu phát triển, tai ngoài dần hình thành. Răng cũng bắt đầu hình thành dưới nướu. Cơ quan sinh sản cũng phát triển nhưng trên siêu âm vẫn khó phân biệt giới tính.
Đến cuối tháng thứ 3, thai nhi đã hình thành đầy đủ, tất cả các cơ quan và chi (tứ chi) đã có và sẽ tiếp tục phát triển đểthực hiện được chức năng. Hệ tuần hoàn và tiết niệu cũng đi vào hoạt động và gan đã sản xuất được mật.
Vào cuối tháng thứ ba, thai nhi dài khoảng 10 cm và nặng khoảng hơn 28 gam.
Những sự phát triển quan trọng nhất của thaiđã diễn ra, khả năng sẩy thai của thai phụ cũng giảm xuống đáng kể sau ba tháng đầu tiên
Tam cá nguyệt thứ hai
Phần giữa thường được coi là phần dễ chịu nhất của thai kỳ. Đến thời điểm này, mọi cơn ốm nghén đã không còn và cảm giác khó chịu của thời kỳ đầu mang thai cũng biến mất. Thai nhi sẽ bắt đầu phát triển các đặc điểm trên khuôn mặt trong tháng này. Người mẹ cũng có thể bắt đầu cảm thấy chuyển động khi thai nhi lật và quay trong tử cung. Trong tam cá nguyệt này, nhiều người muốn tìm hiểu giới tính của con. Việc này thường được xác định trong quá trình siêu âm kiểm tra sự phát triển thể chất ở khoảng tuần 20.
Tháng 4 (tuần 13 đến 16)
Thời điểm này, nhịp tim của thai nhi đã có thể nghe được thông qua thiết bị doppler. Các ngón tay và ngón chân được xác định rõ ràng. Mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay và tóc cũng được hình thành. Răng và xương trở nên cứng, đặc hơn. Thai nhi thậm chí còn có thể mút ngón tay cái, ngáp, vươn vai và diễn đạt những cảm xúc.
Hệ thần kinh đang bắt đầu hoạt động. Các cơ quan sinh sản và sinh dục hiện đã phát triển đầy đủ, bác sĩ có thể xem qua siêu âm xem giới tính thai nhi là nam hay nữ.
Vào cuối tháng thứ tư, thai nhi dài khoảng hơn 15cm và nặng khoảng gần 115 gam.
Tháng 5 (tuần 17 đến 20)
Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu cảm thấy em bé di chuyển xung quanh vì cơ đang phát triển và cần được vận động. Chuyển động đầu tiên này là chuyển động nhanh và sẽ mang đến cảm giác như rung rinh nhẹ.
Tóc bắt đầu mọc trên đầu. Vai, lưng và thái dương được bao phủ bởi một lớp lông mịn mềm gọi là lông tơ giúp bảo vệ thai nhi và thường rụng vào cuối tuần đầu tiên sau khi sinh.
Da được bao phủ bởi một lớp sáp phủ màu trắng gọi là lớp sáp vernix. Chất này có tác dụng bảo vệ làn da thai nhi khi tiếp xúc lâu với nước ối và sẽ dần bị rụng ra trong tuần đầu tiên sau khi sinh.
Vào cuối tháng thứ năm, thai nhi dài khoảng 25 cm và nặng tầm 250 gam.
Tháng 6 (tuần 21 đến 24)
Nếu nhìn vào bên trong tử cung ở thời điểm này, sẽ thấy da của thai nhi có màu đỏ, nhăn nheo và có thể nhìn thấy các tĩnh mạch qua lớp da mờ. Các dấu vân tay và chân đã có thể nhìn thấy được. Đồng thời, mí mắt của bé cũng bắt đầu hé mở và mắt mở ra.
Thai nhi phản ứng với âm thanh bằng cách di chuyển hoặc tăng nhịp đập. Người mẹ có thể nhận thấy cử động giật nếu em bé nấc cụt.
Nếu sinh non ở giai đoạn này, em bé đã có thể sống sót sau tuần thứ 23 trong điều kiện chăm sóc đặc biệt.
Vào cuối tháng thứ sáu, thai nhi dài khoảng hơn 30 cm và nặng khoảng hơn 900 gam.
Tháng 7 (tuần 25 đến 28)
Thai nhi tiếp tục trưởng thành và dự trữ mỡ trong cơ thể. Tại thời điểm này, thính giác đã phát triển đầy đủ. Thai nhi thay đổi vị trí thường xuyên và phản ứng với các kích thích bao gồm âm thanh, những cơn đau và ánh sáng. Lượng nước ối bắt đầu giảm dần.
Nếu sinh non, em bé sẽ có khả năng sống sót sau tháng thứ bảy.
Vào cuối tháng thứ bảy, thai nhi dài khoảng 35.5 cm và nặng gần 1 cân.
Tam cá nguyệt thứ ba
Đây là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Nhiều bà mẹ đã bắt đầu đếm ngược và hy vọng ngày dự sinh sẽ đến sớm, nhưng mỗi tuần của giai đoạn phát triển cuối cùng này đều sẽ giúp chuẩn bị hoàn thiện cho thai nhi chào đời. Trong suốt giai đoạn này, em bé sẽ tăng cân nhanh chóng do tăng bổ sung thêm chất béo vào cơ thể để đem lại nhiều lợi ích sau khi sinh.
Mặc dù theo quan niệm số đông cho rằng quá trình mang thai chỉ kéo dài khoảng 9 tháng, nhưng thực tế hoàn toàn có thể lên đến 10 tháng. Ví dụ, ở trường hợp mang thai đủ tháng, cụ thể là 40 tuần, thai kỳ sẽ sang cả tháng thứ mười. Cũng có một số thai phụ cũng bị quá hạn dự sinh một hoặc hai tuần (41 hoặc 42 tuần). Khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ cho đến ngày dự sinh. Nếu đã qua ngày và không có dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giục sinh là thuốc khiến thai phụ chuyển dạ và sinh con. Đảm bảo trao đổi kĩ với bác sĩ trong thời gian này về dự kiến kế hoạch sinh đẻ của bản thân.
Tháng 8 (tuần 29 đến tuần 32)
Thai nhi tiếp tục trưởng thành và phát triển lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, đồng thời người mẹ có thể nhận thấy em bé đá nhiều hơn. Lúc này do não bộ phát triển nhanh chóng, nênthai nhi đã có thể nhìn và nghe. Hầu hết hệ thống các cơ quan bên trong cơ thể đã phát triển tốt, nhưng phổi vẫn chưa trưởng thành.
Thai nhi dài khoảng 40 cm và nặng tới gần 2500g.
Tháng 9 (tuần 33 đến tuần 36)
Thời điểm này, thai nhi tiếp tục phát triển và trưởng thành. Phổi gần như đã phát triển đầy đủ.
Thai nhi có những phản xạ phối hợp như có thể chớp, nhắm mắt; quay đầu; cầm nắm chắc chắn; có phản ứng với âm thanh, ánh sáng và cả xúc giác.
Thai nhi dài khoảng 45 cm và nặng khoảng gần 3000g.
Tháng 10 (Tuần 37 đến 40)
Trong tháng cuối cùng, việc chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. Mẹ có thể nhận thấy rằng bé ít chuyển động hơn do không gian bị chật hẹp. Bên cạnh đó, vị trí của thai nhi có thể đã thay đổi để chuẩn bịchào đời. Lý tưởng nhất là thai quay đầu xuống dưới cổ tử cung (ngôi đầu). Mẹ có thể cảm thấy rất khó chịu trong khoảng thời gian cuối cùng này khi thai nhi tụt xuống khung xương chậu nhằm chuẩn bị chui ra ngoài. Em bé đã sẵn sàng để gặp gỡ thế giới bên ngoài vào thời điểm này.
Em bé lúc này dài khoảng gần 50cm và nặng khoảng 3000-4000g.
Xem thêm: