Xét nghiệm HPV: Cách thực hiện, độ chính xác, kết quả và việc nên làm tiếp theo

HPV – Human papillimavirus là một loạt vi rút gây ra mụn cóc sinh dục, và một số loại ung thư. Virus lây truyền qua tiếp xúc da-da hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Nhiễm HPV rất phổ biến trong cộng đồng và gần như tất cả những người có hoạt động tình dục phức tạp đều bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó, tuy nhiên hầu như chúng đều tự khỏi. Hầu hết những người bị nhiễm HPV đều ở độ tuổi thanh thiếu niên và mới lớn. Tuy vậy, mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi có hoạt động tình dục phức tạp đều có thể bị nhiễm HPV. 

Một số chủng vi rút HPV có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như ung thư.

Mục đích của việc làm xét nghiệm HPV là để xem bạn có nhiễm các chủng virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung hay không. Biết được kết quả xét nghiệm sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị tốt hơn để đưa ra các quyết định và lựa chọn, chẳng hạn như bạn nên điều trị hay nên chờ đợi .Bạn cũng có thời gian để tìm hiểu xem liệu lựa chọn đó có hiệu quả cho bạn không. 

Một số đối tượng nhất đinh nên đi xét nghiệm HPV. Xét nhiệm có thể được thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ hoặc bạn cũng có thể mua bộ kit xét nghiệm HPV tại nhà.

Đối tượng nào nên đi xét nghiệm HPV?

Phụ nữ trong độ tuổi 21-25 nên đi xét nghiệm HPV nếu họ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Nguồn ảnh: www.npr.orgPhụ nữ trong độ tuổi 21-25 nên đi xét nghiệm HPV nếu họ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Nguồn ảnh: www.npr.orgMặc dù các xét nghiệm HPV khá cần thiết, tuy nhiên các bác sĩ chỉ khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 25 đi xét nghiệm HPV nếu họ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường (xét nghiệm Pap tìm kiếm sớm những thay đổi trong các tế bào có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung).

Có nhiều phụ nữ ở độ tuổi này nhiễm HPV, nhưng hầu hết bệnh đều sẽ tự biến mất. Vì thế việc đi xét nghiệm thường xuyên có thể không phải lúc nào cũng là hữu ích.

Thay vào đó, phụ nữ từ 21 đến 25 nên làm xét nghiệm Pap thường xuyên (Pap smear). Xét nghiệm Pap không phát hiện được HPV, nhưng nó có thể nhận ra một dấu hiệu quan trọng của bệnh: các bất thường ở tế bào cổ tử cung.

Nếu kết quả trả về "bất thường", khi đó bác sĩ có thể quyết định có cần thực hiện xét nghiệm HPV hay không.

Nếu xét nghiệm Pap xác định có tế bào bất thường, xét nghiệm HPV có thể sẽ được bác sĩ chỉ định để kiểm tra sự có mặt của vi rút. Bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap nếu bạn có tiền sử nhiễm HPV hoặc các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư khác trước đó.

Ngoài ra, phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi nên làm xét nghiệm HPV 5 năm một lần cùng với xét nghiệm Pap.

Các triệu chứng của HPV có thể xuất hiện sau nhiều năm nhiễm virus - thậm chí có thể lên đến một thập kỷ mới biểu hiện ra ngoài. Tóm lại, xét nghiệm Pap được dử dụng để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, còn xét nghiệm HPV để phát hiện xem bạn có nhiễm nhiễm virus này hay không.

Tại sao không có xét nghiệm HPV cho nam giới?

Hiện này, không có xét nghiệm HPV cho nam giới. Tuy nhiên, nam giới bị nhiễm vi rút HPV có thể vô tình làn truyền vi rút này.

Hầu hết nam giới không có các triệu chứng của HPV. Ngoài ra, nhiều trường hợp nhiễm HPV thường tự khỏi trước khi có thể gây ra các triệu chứng. 

Một số bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Pap qua đường hậu môn cho nam giới. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện đối với nam giới dương tính với HIV và có quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm HPV trong khi soi hậu môn. Tuy nhiên, kiểu xét nghiệm này không được khuyến khích, vì nó có thể không đủ giá trị tin cậy. 

Xét nghiệm HPV được thực hiện như thế nào?

Khám phụ khoa. Nguồn ảnh: www.istockphoto.comKhám phụ khoa. Nguồn ảnh: www.istockphoto.com

Với xét nghiệm HPV, kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung của phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ sẽ được nhân viên y tế khám phụ khoa để lấy mẫu xét nghiệm này.

Các bước của xét nghiệm HPV bao gồm:

  • Bạn sẽ cởi toàn bộ hoăc chỉ cởi quần áo từ thắt lưng trở xuống .
  • Bạn sẽ được nằm lên trên bàn kiểm tra và đặt gót chân lên giá đỡ được kê cao.
  • Bác sĩ sẽ đưa một loại dụng cụ gọi là kẹp mỏ vịt vào âm đạo. Nó giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được cổ tử cung.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng bàn chải hoặc thìa dẹt để lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc ống âm đạo.

Sau đó, các mẫu tế bào này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có nhiễm HPV không. Kết quả thường sẽ được trả sau 1 đến 2 ngày.

Xét nghiệm HPV tại nhà

Kit xét nghiệm HPV tại nhà. Nguồn ảnh: webmedpharmacy.co.ukKit xét nghiệm HPV tại nhà. Nguồn ảnh: webmedpharmacy.co.uk

Bạn có thể tìm mua bộ kit xét nghiệm HPV tại nhà, tuy nhiên bộ xét nghiệm này tương đối mới. Trên thực tế, một số loại kit xét nghiệm tại nhà không phát hiện ra được tất cả các chủng vi rút – chúng chỉ nhận ra những một số chủng virus cụ thể, ví dụ như một số chủng có liên quan đến ung thư. 

Tuy nhiên, xét nghiệm HPV tại nhà sẽ khiến bạn cảm thấy riêng tư, kín đáo và bạn có thể thực hiện một cách thuận tiện nhất. Những bộ kit xét nghiệm này có thể mua trực tuyến, giá của nó khoảng trên 2 triệu đồng.

Khi mua xong bộ kit, bạn sẽ tuân theo chỉ dẫn có trong bộ sản phẩm để thực hiện thu thập mẫu. Sau đó, bạn sẽ bao gói lại mẫu và chuyển đến phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ có sau khoảng 2 tuần.  

Nếu xét nghiệm cho ra kết quả dương tính với HPV, Bạn sẽ cần làm một xét nghiệm nữa với bác sĩ để xác nhận kết quả.

Từ chối điều trị

Nguồn ảnh: www.womenshealth.govNguồn ảnh:www.womenshealth.gov

Người nhiễm HPV có khả năng tự khỏi kể cả khi không được điều trị.

Ước tính rằng, trong 10 trường hợp nhiễm bệnh thì có đến 9 trường hợp sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 năm đầu. Đó là lý do tại sao một số người quyết định không điều trị sau khi có kết quả dương tính với HPV. 

Trong thời gian chờ đợi này, bạn và bác sĩ sẽ cùng quan sát những thay đổi ở tế bào và các triệu chứng bất thường liên quan khác. Chúng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư do virus HPV. 

Bằng cách theo dõi sát các thay đổi của cơ thể, bạn có thể hành động nhanh chóng nếu có vấn đề phát sinh. Việc chờ cho bệnh tự khỏi cũng hỗ trợ các chi phí và tránh các biện pháp chữa trị không cần thiết.

Các xét nghiệm dự phòng HPV

Các kết quả xét nghiệm HPV không chính xác 100%. Đôi khi, xét nghiệm trả về một kết quả dương tính giả, có nghĩa là bạn không nhiễm HPV nhưng kết quả xét nghiệm lại nói có. Tương tự, kết quả trả về cũng có thể là âm tính giả trong khi người được xét nghiệm bị nhiễm virus.

Mặc dù khả năng xảy ra trường hợp này là tương đối thấp, nhưng chúng không phải là hoàn toàn không thế xảy ra. Một kết quả không chính xác, bạn có thể đưa bạn đến các biện pháp điều trị tiếp theo không cần thiết. Nó cũng làm bạn cảm thấy lo lắng và bất an.

Nếu bạn quyết định làm xét nghiệm HPV, bạn cần lưu ý rằng:

  • Nhiễm virus HPV có thể tự khỏi
  • Không có phương pháp điều trị cụ thể nào để loại bỏ vi rút HPV. Y học hiện đại chỉ có thể điều trị các biến chứng của HPV (như mụn cóc, tế bào tiền ung thư hoặc ung thư)
  • Các triệu chứng đôi khi nhiều năm sau mới xuất hiện

Tóm lại, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và cân nhắc kỹ các lựa chọn .

Chi phí xét nghiệm HPV

Nguồn ảnh: www.thejournal.ieNguồn ảnh: www.thejournal.ie

Tại một số phòng khám, chi phí xét nghiệm HPV từ 700.000 đồng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể tính phí thêm tại phòng khám y tế riêng. Điều đó sẽ làm cho hóa đơn chi trả cao hơn. 

Nếu bạn chọn làm xét nghiệm Pap đồng thời, bạn sẽ phải trả thêm chi phí. Hơn nữa, khi bạn chọn thêm xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mỗi xét nghiệm mà bạn chọn cũng sẽ cộng thêm vào tổng số tiền mà bạn phải chi trả. 

Bảo hiểm y tế thường sẽ chi trả cho xét nghiệm HPV được tiến hành tại cơ sở y tế, và rất ít bảo hiểm chi trả cho xét nghiệm HPV tại nhà. Nếu bạn có thắc mắc về chính sách bảo hiểm, hãy gọi cho công ty bảo hiểm mà bạn đăng ký bảo hiểm trước khi đến khám. 

Nếu không có bảo hiểm y tế, bạn cũng có thể gọi đến các cơ sở y tế và hỏi giá cả. Bằng cách này, bạn có thể tìm thấy một địa chỉ phù hợp với túi tiền của mình và có các dịch vụ bạn cần. 

Điều cần làm sau xét nghiệm

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bạn cần làm gì tiếp theo?

Kết quả xét nghiệm âm tính

Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì khác. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào nên đi khám sàng lọc tiếp.

Kết quả xét nghiệm dương tính nhưng tế bào cổ tử cung vẫn bình thường

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm tiếp theo để xác định chủng virus mà bạn mắc. Liệu đó có phải chủng virus gây ung thư hay không. Tuy nhiên, khi có kết quả dương tính một số bác sĩ có thể sẽ chưa đưa ra yêu cầu thực hiện xét nghiệm tiếp theo. 

Trong trường hợp đó, có thể bác sĩ muốn theo dõi trong một năm tiếp theo để xem xét các thay đổi và các tế bào cổ tử cung xem có bất thường nào hay không.

Tóm lại, bạn sẽ bước vào một giai đoạn quan sát và chờ đợi.

Kết quả xét nghiệm dương tính và các tế bào cổ tử cung bất thường

Nguồn ảnh: www.hospitallapaloma.comNguồn ảnh: www.hospitallapaloma.com

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu sinh thiết cổ tử cung. Khi đó, họ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung để phân tích chúng kỹ hơn dưới kính hiển vi. 

Bác sĩ cũng có thể đề nghị soi cổ tử cung. Trong thủ thuật này, họ sẽ sử dụng một ống kính nội soi để quan sát cổ tử cung chi tiết hơn. 

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm tiếp theo, bác sĩ có thể đưa ra đề nghị cắt bỏ các khu vực có tế bào bất thường của cổ tử cung.

Tổng kết

HPV là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có hoạt động tình dục phức tạp sẽ mắc một số chủng vi rút vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. 

Một số chủng HPV có liên quan đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, hậu môn và miệng. Đó là lý do tại sao, xét nghiệm HPV được khuyến khích ở phụ nữ trưởng thành trong suốt đời. 

Làm xét nghiệm HPV có thể khiến phụ nữ thấy ngượng ngùng và không thoải mái, tuy nhiên chúng không hề gây đau. Xét nghiệm thậm chí có thể cứu bạn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn làm xét nghiệm sàng lọc. Bạn cần xem xét kĩ các lựa chọn xét nghiệm và những gì cần làm sau khi có kết quả.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!