HPV là gì? Bạn bị nhiễm virus như thế nào?

HPV là tên viết tắt của virus gây u nhú ở người. Nhiễm HPV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh thường vô hại và tự khỏi, tuy nhiên một số chủng HPV có thể tiến triển ung thư hoặc mụn cóc sinh dục.

Có hơn 200 chủng virus gây u nhú ở người (HPV). Có khoảng 40 chủng HPV gây bệnh ở vùng sinh dục - âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật, bìu – và miệng, cổ họng. Những chủng HPV này lây lan khi quan hệ tình dục. (Các chủng HPV khác gây ra mụn cóc thông thường như mụn cóc ở tay hoặc ở bàn chân - chúng không lây truyền qua đường tình dục).

VIDEO VIRUS HPV LÀ GÌ? MỐI QUAN HỆ GIỮA VIRUS HPV VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Nhiễm HPV sinh dục rất rất phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có quan hệ tình dục phức tạp đều nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhiều người nhiễm HPV không có triệu chứng và cảm thấy hoàn toàn bình thường, vì vậy nhiều khi họ thường không biết mình bị nhiễm.

Virus HPV. Nguồn ảnh:www.thewellproject.org

Virus HPV. Nguồn ảnh:www.thewellproject.org

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV sinh dục hoàn toàn không có hại và tự khỏi. Tuy nhiên một số chủng HPV có thể tiến triển mụn cóc sinh dục hoặc ung thư.

  • HPV - 6 và HPV- 11 gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc sinh dục. Mụn cóc do 2 chủng virus này gây ra được coi là HPV nguy cơ thấp vì chúng không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Có ít nhất 12 chủng HPV có thể dẫn đến ung thư, tuy nhiên có hai chủng đặc biệt (16 và 18) dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư do HPV. Chúng được coi là HPV có nguy cơ cao gây ung thư. HPV có thể gây ung thư cổ tử cung và ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. 

Không có cách chữa trị cho HPV. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn ngừa HPV ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Một số loại vắc-xin có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm của một số chủng HPV. Mụn cóc sinh dục có thể được loại bỏ ở những cơ sở y tế. Nhiễm chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư thường được điều trị dễ dàng trước khi chuyển thành ung thư, đó là lý do tại sao xét nghiệm Pap và HPV thường xuyên là rất quan trọng. Mặc dù bao cao su và màng chắn miệng không đảm bảo 100% bạn sẽ không bị nhiễm virus nhưng chúng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

HPV lây truyền qua con đường nào?

HPV rất dễ lây lan khi tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Bạn sẽ bị nhiễm bệnh khi âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật hoặc hậu môn của mình chạm vào bộ phận sinh dục hoặc miệng và cổ họng của người khác - thường là trong khi quan hệ tình dục. HPV có thể lây lan ngay cả khi không xuất tinh, và dương vật không đi vào bên trong âm đạo / hậu môn / miệng. 

HPV lây qua tiếp xúc da-da hoặc quan hệ tình dục. Nguồn ảnh: www.healthnavigator.org.nz

HPV lây qua tiếp xúc da-da hoặc quan hệ tình dục. Nguồn ảnh: www.healthnavigator.org.nz

HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, nhưng hầu như nó không trở thành vấn đề. Vì bệnh thường tự khỏi và hầu hết mọi người thậm chí không biết rằng họ đã từng nhiễm HPV. Hãy nhớ rằng hầu hết những người có quan hệ tình dục phức tạp đều nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Bạn không cần phải xấu hổ hay sợ hãi.

Các triệu chứng của nhiễm HPV

Hầu hết những người nhiễm HPV không có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe nào. Đôi khi HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Một số chủng HPV có thể gây ung thư. 

Nhiễm chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư thường không có triệu chứng

Thật không may, hầu hết những người mắc chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư sẽ không bao giờ có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào cho đến khi bệnh đã gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe định kỳ lại rất quan trọng - xét nghiệm là cách duy nhất để biết chắc chắn rằng liệu bạn có nguy cơ mắc ung thư do HPV hay không. Xét nghiệm có thể tìm ra các virus HPV và những thay đổi bất thường ở tế bào trước khi chúng gây ra những vấn đề sức khỏe ngiệm trọng. Để bạn được điều trị phù hợp và sớm. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa nếu được bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Nhiễm HPV. Nguồn ảnh: pacificcross.com.vn

Nhiễm HPV. Nguồn ảnh: pacificcross.com.vn

Xét nghiệm Pap, đôi khi được gọi là Pap smear, là xét nghiệm tìm kiếm các tế bào bất thường trên cổ tử cung  do HPV gây ra – tuy nhiên nó không trực tiếp xét nghiệm ung thư hay virus HPV. Trong trường hợp, xét nghiệm Pap trả về kết quả có phát hiện ra thấy các tế bào bất thường trên cổ tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi hoặc điều trị để chúng không tiến triển nghiêm trọng hơn. Xét nghiệm HPV là xét nghiệm tìm kiếm những chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư trên cổ tử cung. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần làm loại xét nghiệm nào và tần suất bạn nên làm. 

Chỉ có xét nghiệm HPV ở cổ tử cung . Không có xét nghiệm HPV ở âm hộ, dương vật, hậu môn hoặc cổ họng. Nhiễm HPV không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu nó trở thành ung thư, thì có thể có một số triệu chứng.

  • Ung thư dương vật - ung thư dương vật - có thể có các triệu chứng như thay đổi màu sắc hoặc độ dày của da dương vật, hoặc có thể xuất hiện vết đau nhức trên dương vật của bạn.
  • Ung thư hậu môn - có thể có các biểu hiện như chảy máu hậu môn, đau, ngứa, tiết dịch, hoặc thay đổi thói quen đi nặng.
  • Ung thư âm hộ - có thể có các triệu chứng như thay đổi màu sắc / độ dày của da âm hộ, bị đau mãn tính, ngứa hoặc nổi cục.
  • Ung thư vòm họng có thể một số biểu hiện như đau họng, đau tai không khỏi, ho liên tục, đau, khó nuốt hoặc khó thở, giảm sút cân, nổi cục hoặc có khối u ở cổ.

Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bị nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư thì có bị ung thư không?

Không phải 100% nhưng hầu hết mọi người đều tự khỏi sau khi nhiễm HPV mà không gặp bất kì vấn đề gì về sức khỏe nào. Hiện nay, y học vẫn không biết tại sao một số người phát triển bệnh HPV lâu dài tiếp theo như ung thư. Tuy nhiên, suy giảm hệ thống miễn dịch được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung do HPV. Lạm dụng thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV. 

Xin nhắc lại là không có cách chữa khỏi HPV, tuy nhiên ung thư do nhiễm HPV thường mất vài năm trước khi khởi phát bệnh. Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm kiếm các tế bào bất thường trong cổ tử cung và điều trị chúng trước khi chuyển thành ung thư. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Vì vậy đừng quá lo lắng về việc liệu bạn có bị nhiễm HPV hay không. Bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ và tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế về việc khi nào bạn nên làm xét nghiệm HPV hoặc Pap.

Sự khác biệt giữa HPV và mụn cóc sinh dục là gì?

Mụn cóc sinh dục là sự phát triển vô hại trên da hoặc niêm mạc âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu hoặc hậu môn. Hầu hết mụn cóc sinh dục là do hai chủng HPV gây ra - 6 và 11. Mụn cóc sinh dục trông giống như mụn cơm, mềm, đôi khi sần sùi như mào gà. Chúng thường không gây đau và có thể được điều trị và loại bỏ giống như mụn cóc thông thường có trên bàn tay hoặc bàn chân.

Vì mụn cóc sinh dục có thể trông giống như các vấn đề da thông thường khác nên chỉ y tá hoặc bác sĩ mới có thể chẩn đoán và điều trị mụn cóc sinh dục. May mắn thay, mụn cóc không nguy hiểm và cũng không dẫn đến ung thư - đó là lý do tại sao các loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục được coi là “nguy cơ gây ung thư thấp”. Tuy nhiên, chúng có thể gây kích ứng và khó chịu, và bạn cũng có thể làn truyền vi rút HPV cho người khác. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị mụn cóc sinh dục, bạn cần phải đi kiểm tra ngay.

Có nên đi xét nghiệm HPV không?

Xem chi tiết: Xét nghiệm HPV: Cách thực hiện, độ chính xác, kết quả và việc nên làm tiếp theo 

Chỉ có xét nghiệm HPV ở cổ tử cung. Nhiễm HPV là khá phổ biến và thường tự khỏi nên không phải lúc nào cũng cần xét nghiệm. 

Liệu bạn có bị nhiễm HPV không?

Nhiễm HPV khá là phổ biến và thường tự khỏi nên hầu hết mọi người không biết mình bị nhiễm HPV.

Xét nghiệm HPV ở cổ tử cung. Nguồn ảnh: blog.compassoncology.com

Xét nghiệm HPV ở cổ tử cung. Nguồn ảnh: blog.compassoncology.com

Trong trường hợp bạn phát hiện ra mình bị nhiễm HPV, thì đó thường đến từ kết quả của xét nghiệm HPV hoặc xét nghiệm Pap. 

Xét nghiệm HPV tìm kiếm các chủng virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư trên cổ tử cung. Xét nghiệm Pap, đôi khi được gọi là Pap smear, là xét nghiệm tìm kiếm những thay đổi bất thường ở tế bào trên cổ tử cung (nó không trực tiếp kiểm tra ung thư hoặc HPV).

Các xét nghiệm là rất cần thiết vì nó phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm trước khi có vấn đề xảy ra, để bạn có thể sớm nhận được điều trị thích hợp. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được nếu bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.

Tần suất bạn nên đi xét nghiệm tùy thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV gần đây nhất. Nói chung:

  • Nếu bạn từ 21–24 tuổi: bạn có thể chọn làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần hoặc bạn có thể đợi cho đến khi bạn 25 tuổi để bắt đầu làm xét nghiệm.
  • Nếu bạn từ 25–65 tuổi: hãy làm xét nghiệm HPV 5 năm một lần hoặc làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng nhau 5 năm một lần. Ở một số khu vực không có nghiệm HPV, bạn có thể làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần.
  • Nếu bạn trên 65 tuổi: bạn có thể không cần xét nghiệm HPV / Pap nữa.

Chuyên gia y tế sẽ cho bạn biết bạn cần làm những xét nghiệm nào và tần suất bạn nên thực hiện.

Nếu xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm HPV của bạn cho kết quả dương tính, đừng hoảng sợ - điều đó không có nghĩa là bạn bị ung thư. Chuyên gia y tế sẽ nói chuyện với bạn về những xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị cho bạn. Bạn cũng có thể sẽ phải đi xét nghiệm thường xuyên hơn, để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng cổ tử cung và để đảm bảo rằng bạn luôn khỏe mạnh.

Đối với hầu hết những người bị nhiễm HPV, bệnh sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lây truyền virus HPV cho (các) bạn tình của mình, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào - đó là lý do tại sao quan hệ tình dục an toàn (như sử dụng bao cao su) là rất quan trọng.

Liệu có xét nghiệm HPV cho các bộ phận khác của cơ thể ngoài cổ tử cung hay không?

Hiện tại, không có xét nghiệm HPV ở âm hộ, dương vật, hậu môn hoặc cổ họng - chỉ có xét nghiệm ở cổ tử cung. Vì vậy, cách tốt nhất để giữ cho bản thân và bạn tình của bạn khỏe mạnh là tiêm vaccine chủng ngừa HPV, quan hệ tình dục an toàn  và khám sức khỏe định kỳ. 

Bạn có thể làm xét nghiệm HPV ở đâu?

Bạn có thể làm xét nghiệm HPV và Pap tại các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ này tại địa phương của bạn. 

Tần suất nên làm xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV gần đây nhất. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn nên đi xét nghiệm và những xét nghiệm nào có ý nghĩa đối với bạn.

Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác thường không có trong kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khám phụ khoa - bạn phải yêu cầu thêm. Hãy trung thực với chuyên gia y tế về đời sống tình dục của bạn để họ có thể giúp bạn tìm ra những xét nghiệm nào phù hợp nhất với bạn. Đừng xấu hổ: bác sĩ ở đó để giúp bạn chứ không phải đánh giá bạn.

HPV được điều trị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi. Trong trường hợp bạn không tự khỏi, đừng lo lắng quá. Mặc dù không có cách chữa khỏi vi-rút, nhưng vẫn có các phương pháp điều trị cho các triệu chứng mà vi-rút gây ra.

Đối với chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư

Không có phương pháp điều trị khỏi HPV, tuy nhiên nếu bạn bị nhiễm chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư. Nó có thể gây ra những thay đổi bất thường ở tế bào và dẫn đến ung thư. Vì thế, nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường của bạn bất thường, bạn có thể cần xét nghiệm thêm hoặc thực hiện điều trị sau:

  • Soi cổ tử cung – mục đích để quan sát chi tiết cổ tử cung xem có tế bào tiền ung thư hay không.
  • Phương pháp áp đông - một phương pháp điều trị đông lạnh và loại bỏ các tế bào tiền ung thư khỏi cổ tử cung.
  • Phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) - một phương pháp điều trị loại bỏ các tế bào tiền ung thư khỏi cổ tử cung bằng dòng điện.

HPV có chữa được không?

Không có cách chữa khỏi HPV. Tuy nhiên, có rất nhiều việc bạn có thể làm để sống khỏe mạnh và an toàn, thậm chí có thể phòng ngừa được! Tiêm vaccine có thể ngăn ngừa các chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư và gây ra mụn cóc sinh dục. Trong hầu hết các ca bệnh, cơ thể có thể chống lại HPV trước khi nó gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào và thậm chí trước khi bạn nhận thức được mình bị nhiễm bệnh. Đối với các chủng HPV có nguy cơ cao dẫn đến ung thư, việc phát hiện những thay đổi bất thường ở tế bào thông qua xét nghiệm Pap thường xuyên và / hoặc xét nghiệm HPV là cách tốt nhất bạn có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Làm cách nào để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm hoặc lây truyền HPV?

Cách tốt nhất để tránh bị bệnh lấy nhiễm qua đường tình là không quan hệ tình dục ngoài luồng. Nếu bạn đang quan hệ tình dục, hãy tiêm vắc-xin HPV và sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng, làm xét nghiệm Pap / HPV thường xuyên là cách tốt nhất để tránh các bệnh do HPV gây ra.

Làm thế nào để phòng tránh vi rút HPV

Tương tự, cách tốt nhất để đảm bảo bạn không bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV là tránh quan hệ tình dục với người khác - bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng và hậu môn và bất kỳ tiếp xúc nào khác ở bộ phận sinh dục.

Tuy nhiên hầu hết mọi người đều quan hệ tình dục vào một thời điểm nào đó trong đời. Nếu bạn đang quan hệ tình dục phức tạp, bạn có thể làm những điều sau để giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây lan HPV:

  • Tiêm vaccine chủng ngừa HPV.
  • Sử dụng bao cao su và / hoặc màng chắn miệng mỗi khi bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Mặc dù bao cao su và miếng dán nha khoa không đảm 100% bạn sẽ không nhiễm HPV nhưng nó giúp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu và HIV. Quan hệ tình dục an toàn cũng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm HPV.

Làm thế nào để không lan truyền HPV cho người khác?

Tiêm vaccine là cách hiệu quả giúp ngăn chặn HPV. Nguồn ảnh: www.amvihospitals.com
Tiêm vaccine là cách hiệu quả giúp ngăn chặn HPV. Nguồn ảnh:www.amvihospitals.com

Sự thật là, trừ khi bạn bị nhiễm loại HPV có nguy cơ cao gây ung thư hoặc bị mụn cóc sinh dục còn nếu không, bạn có thể sẽ không bao giờ biết mình bị nhiễm HPV. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh lây bệnh cho ai đó là tiêm vắc-xin HPV ngay từ đầu. 

Dưới đây là một số việc bạn có thể làm để giúp ngăn chặn HPV:

  • Tránh tiếp xúc da - da bằng cách không quan hệ tình dục.
  • Sử dụng bao cao su và / hoặc màng chắn miệng mỗi khi bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Mặc dù bao cao su và miếng dán nha khoa không đảm 100% bạn sẽ không nhiễm HPV nhưng nó giúp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu và HIV. Quan hệ tình dục an toàn cũng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm HPV.

Hãy tiêm vắc-xin HPV và khuyến khích bạn tình của bạn cũng làm như vậy. 

Bạn có nên đi tiêm vaccine chủng ngừa HPV không?

HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, thật may mắn là đã có vaccine giúp bảo vệ bạn chống lại một số chủng HPV có nguy cơ gây ra các vấn đề bệnh tật. 

Vaccine chủng ngừa HPV là gì?

Xem chi tiết: Những điều cần biết về vaccine HPV: Ai cần tiêm? Tính hiệu quả?

Các chủng HPV gây ra các vấn đề sức khỏe. Nguồn ảnh: hpv.hrCác chủng HPV gây ra các vấn đề sức khỏe. Nguồn ảnh: hpv.hr

Vaccine chủng ngừa HPV  giúp bảo vệ bạn chống lại một số chủng HPV có nguy cơ cao gây bệnh ung thư hoặc mụn cóc sinh dục. Vaccine còn được gọi với tên thương hiệu là Gardasil 9, bảo vệ chống lại:

  • HPV type 16 và 18 - 2 type gây ra 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
  • HPV type 6 và 11, gây ra 90% các trường hợp mụn cóc sinh dục.
  • 5 type HPV khác (type 31, 33, 45, 52 và 58) có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm hộ / âm đạo, dương vật hoặc cổ họng.

Vaccine chủng ngừa HPV được tiêm theo lịch. Đối với những người từ 15-45 tuổi, cần 3 mũi vaccine HPV riêng biệt. Mũi thứ hai được tiêm sau mũi thứ nhất 2 tháng, và mũi thứ ba được tiêm sau mũi thứ hai 4 tháng. Vì vậy, tổng thể, bạn mất khoảng 6 tháng để tiêm đủ 3 mũi.

Đối với những người từ 9-14 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất 6 tháng.

Đối tượng nào nên tiêm vaccine chủng ngừa HPV?

Tất cả mọi người từ 9 đến 45 tuổi đều có thể tiêm vaccine chủng ngừa HPV để bảo vệ cơ thể khỏi khỏi mụn cóc sinh dục hoặc ung thư. Trẻ em được khuyến nghị nên chủng ngừa ở độ tuổi 11 hoặc 12, để được bảo vệ đầy đủ nhiều năm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. 

Tuy nhiên, bất kể độ tuổi tác nào, hãy tham khảo ý kiến với chuyên gia y tế để tìm hiểu xem liệu vắc-xin HPV có thể mang lại lợi ích cho bạn hay không.

Vacccine chủng ngừa HPV có tác dụng phụ không?

Nghiên cứu cho thấy vaccine an toàn. Tác dụng phụ thường gặp nhất là cảm giác đau và tấy đỏ tạm thời ở nơi tiêm.

Một trong những lý do khiến vaccine HPV gây tranh cãi là vì vaccine  ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều này khiến một số người tin rằng loại vaccine này không phù hợp với trẻ em. Tuy nhiên, vaccine hoạt động tốt nhất nếu   được tiêm trước khi quan hệ tình dục. Vì vậy, bạn nên tiêm nó từ khi còn nhỏ để không phải lo lắng về việc mắc một số loại ung thư sau này trong cuộc đời. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng vắc-xin HPV không làm mọi người quan hệ tình dục nhiều hơn hoặc quan hệ tình dục ở độ tuổi trẻ hơn. Vì vậy, việc cho trẻ em tiêm vaccine chủng ngừa HPV không khuyến khích chúng quan hệ tình dục. Tất cả những gì nó làm là giúp bảo vệ khỏi mụn cóc sinh dục và ung thư khi trưởng thành.

Nếu đã bị nhiễm HPV, liệu vắc-xin có thể điều trị được không?

Không. Nếu bạn đã bị nhiễm HPV, thì việc tiêm vaccine chủng ngừa HPV không thể điều trị được. Tuy nhiên, nó có thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm các chủng HPV mà bạn chưa nhiễm.

Tiêm vaccine chủng ngừa HPV. Nguồn ảnh: www.verywellhealth.com

Tiêm vaccine chủng ngừa HPV. Nguồn ảnh: www.verywellhealth.com
Nếu bạn bị nhiễm HPV, hãy đi khám bác sĩ để biết bạn cần làm xét nghiệm hoặc điều trị gì.

Có cần phải làm xét nghiệm Pap hoặc HPV nếu đã được tiêm vaccine HPV không?

Có. Xét nghiệm Pap vẫn là một cách cần thiết để nhận ra và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vaccine chủng ngừa HPV không bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các chủng HPV gây ung thư. Vì vậy, bạn vẫn cần làm xét nghiệm Pap / HPV để nhận biết những thay đổi bất thường tế bào có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Có thể tiêm vaccine chủng ngừa HPV ở đâu?

Bạn có thể tiêm vaccine chủng ngừa HPV tại nhiều các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ này. Bạn cũng có thể tiêm ở các phòng khám, sở y tế và các phòng khám tư nhân.

Vaccine chủng ngừa HPV có giá bao nhiêu? 

Một gói vaccine có thể có giá khoảng 5.700.000đ cho 3 liều . May mắn thay, nhiều công ty bảo hiểm y tế chi trả cho vaccine chủng ngừa HPV. Ngoài ra còn có các chương trình giúp một số người không có bảo hiểm được chủng ngừa với chi phí thấp hoặc miễn phí.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!