3 điều cần biết về vaccine HPV: Ai cần tiêm? Tính hiệu quả?

Hầu hết các ca bệnh ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến HPV. Nhiễm HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu việc tiêm vaccine HPV được phổ biến rộng rãi, nó có thể làm giảm tác động của ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác do HPV gây ra trên toàn thế giới. Sau đây là những điều bạn cần biết về vaccine HPV.

Vaccine HPV có tác dụng gì?

Vaccine HPV có tác dụng ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nguồn ảnh: www.mainlinehealth.orgVaccine HPV có tác dụng ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nguồn ảnh: www.mainlinehealth.org

Các chủng HPV lây lan qua quan hệ tình dục và có liên quan đến hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Gardasil 9 là một loại vaccine HPV đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt và có thể được sử dụng cho cả trẻ em gái và trẻ em trai.

Nếu vaccine này được tiêm trước khi các bé gái hoặc phụ nữ phơi nhiễm với virus, nó có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vaccine cũng có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ. Ngoài ra, chúng còn có thể ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn và ung thư miệng, họng, đầu và cổ ở cả phụ nữ và nam giới.

Về lý thuyết, việc tiêm vaccine chủng ngừa HPV cho các bé trai cũng có thể giúp bảo vệ các bé gái khỏi virus bằng cách giảm sự lây truyền. 

Đối tượng nào nên tiêm vaccine HPV và nên tiêm khi nào?

Nguồn ảnh: hpcnursing.comNguồn ảnh: hpcnursing.com

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng vaccine HPV nên được tiêm cho trẻ em gái và trẻ trai trong độ tuổi từ 11 đến 12. Có thể tiêm vaccine này sớm nhất là khi trẻ lên 9 tuổi. Thời điểm lý tưởng nhất để tiêm vaccine là trước khi trẻ em gái và trẻ em trai quan hệ tình dục và phơi nhiễm với HPV. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm vaccine khi còn bé không liên quan đến độ tuổi bắt đầu quan tình dục. 

Một khi đã bị nhiễm HPV, vaccine có thể sẽ không còn hiệu quả. Ngoài ra, đáp ứng với vaccine ở độ tuổi còn nhỏ tốt hơn so với lứa tuổi lớn. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em 11 và 12 tuổi nên tiêm hai liều vaccine HPV cách nhau ít nhất sáu tháng. Thanh thiếu niên từ 9 đến 10 tuổi và từ 13 đến 14 tuổi cũng có thể tiêm chủng theo lịch trình hai liều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lịch trình hai liều có hiệu quả đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Thanh thiếu niên và thanh niên tiêm vaccine ở độ tuổi muộn hơn trong khoảng 15 đến 26 tuổi nên tiêm ba liều vaccine.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến nghị tiêm vaccine HPV đầy đủ cho tất cả những người chưa được tiêm chủng từ 26 tuổi trở lên.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã phê duyệt việc sử dụng Gardasil 9 cho nam và nữ tuổi từ 9 đến 45. Vì thế nếu bạn ở trong độ tuổi từ  27 đến 45, hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ để xem bác sĩ có khuyến nghị bạn tiêm vaccine HPV hay không.

Đối tượng nào không nên tiêm vaccine HPV? 

Vaccine HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai hoặc những người bị bệnh vừa và nặng. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào, bao gồm dị ứng với các loại men hoặc cao su. Ngoài ra, nếu bạn đã có phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc với liều vaccine trước đó thì bạn không nên tiêm vaccine nữa.

Nếu bạn đã quan hệ tình dục thì tiêm vaccine còn có lợi ích gì nữa không?

Có. Ngay cả khi bạn đã mắc một chủng HPV, bạn vẫn có thể được có được lợi ích từ vaccine vì nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều chủng virus HPV khác nhau, trong đó có những chủng mà bạn chưa mắc. Tuy nhiên, không có loại vaccine nào có thể điều trị được chủng HPV mà bạn đã mắc trước đó. Vaccine chỉ có thể bảo vệ cơ thể khỏi các chủng HPV cụ thể mà bạn chưa từng mắc.

Rủi ro và tác dụng phụ của vaccine HPV ?

Nguồn ảnh: www.statnews.comNguồn ảnh: www.statnews.com

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiêm vaccine chủng ngừa HPV là an toàn.

Nhìn chung, các tác dụng phụ của vaccine thường khá nhẹ nhàng. Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm đau nhức, sưng tấy hoặc mẩn đỏ tại vị trí tiêm. 

Đôi khi, có thể xảy ra chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi tiêm. Vì thế, bạn cần ngồi yên trong 15 phút sau khi tiêm để làm giảm nguy cơ ngất xỉu. Ngoài ra, một số tác dụng phụ hiếm gặp khác như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi hoặc suy nhược cũng có thể xảy ra.

Các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang giám sát vaccine để tìm kiếm những vấn đề bất thường hoặc nghiêm trọng.

Những phụ nữ đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap nữa không?

Tiêm vaccine HPV là điều kiện nhập học bắt buộc ở một số trường tại Mỹ. Nguồn ảnh: blog.uvahealth.comTiêm vaccine HPV là điều kiện nhập học bắt buộc ở một số trường tại Mỹ. Nguồn ảnh: blog.uvahealth.com

Có. Vaccine chủng ngừa HPV không có mục đích thay thế các xét nghiệm Pap. Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung thông qua xét nghiệm Pap thường xuyên ở phụ nữ từ 21 tuổi vẫn là một việc thiết yếu trong công cuộc chăm sóc sức khỏe dự phòng.

Nếu bạn không ở trong độ tuổi được đề nghị chủng ngừa. Bạn có thể làm gì để bảo vệ mình khỏi bị ung thư cổ tử cung?  

HPV lây lan qua quan hệ tình dục - miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Để bảo vệ bản thân khỏi HPV, hãy sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục. Ngoài ra, đừng hút thuốc !. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Hãy đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm Pap thường xuyên bắt đầu từ tuổi 21 để phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm nhất. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư cổ tử cung như chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh, đau vùng chậu, hoặc đau khi quan hệ tình dục, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!