Xẹp đốt sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Xẹp đốt sống chủ yếu là do loãng xương, thường gặp ở người cao tuổi, trong đó phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới.

Video Xẹp đốt sống lưng có chữa trị khỏi hẳn được không 

Bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh bà còng chưa? Đó là một hình ảnh điển hình của loãng xươngxẹp đốt sống. Tỉ lệ phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi bị gãy xẹp đốt sống chiếm đến 23%. Hàng năm có khoảng 170 000  người gãy xương do loãng xương, còn số người bị loãng xương tại Việt Nam ước tính là 2.8 triệu người. Gánh nặng bệnh tật do xẹp đốt sống là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Xẹp đốt sống thường là do một quá trình tác động tổn thương lâu dài lên cột sống. Việc có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đầy đủ, khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe hệ cơ xương khớp là điều hoàn toàn cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức và kế hoạch hành động ngay từ khi còn trẻ. Bài viết dưới đây nhằm cung cấp cho bạn thông tin khoa học về xẹp đốt sống.

Định nghĩa xẹp đốt sống

Hình: Xẹp đốt sống kèm vỡ đốt sống. Nguồn: Spinal News InternationalHình: Xẹp đốt sống kèm vỡ đốt sống.

Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, dẫn đến biến dạng và giảm chiều cao thân đốt sống, gây đau nhức dữ dội. Trong đó, các vị trí xẹp đốt sống thường gặp nhất là đốt sống cổ, đốt sống ngực và đặc biệt là xẹp đốt sống lưng do đây là vị trí phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể bên trên.

Xẹp đốt sống gồm có 4 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Xương sống mới mất đường cong sinh lý.
  • Giai đoạn 2: Phần đĩa đệm bắt đầu bị lồi ra khỏi khớp xương.
  • Giai đoạn 3: Đĩa đệm bắt đầu xẹp dần.
  • Giai đoạn 4: Cuối cùng nặng nhất là khi hai đốt xương dính lại với nhau gây ra thoái hóa cột sống và thoái hóa đĩa đệm.

Dấu hiệu xẹp đốt sống

Cột sống là trục xương chính của của cơ thể, do nhiều đốt sống tạo thành: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, và khối đốt sống cùng-cụt. Xen kẽ giữa các đốt sống là các đĩa đệm có tác dụng làm lớp đệm cho cột sống vận động được dẻo dai theo các chiều mà không gây tổn thương lên các đốt xương sống. Xẹp đốt sống gây biến dạng đốt sống, mất chiều cao các đốt sống, đương nhiên sẽ gây tác động tới vóc dáng, thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép các dây thần kinh đi ra từ các khe đốt sống, do đó gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cơ thể, ảnh hưởng tới dáng đi, và có thể gây liệt.

Các dấu hiệu của xẹp đốt sống lưng

  • Đột ngột đau lưng.
  • Cơn đau có dấu hiệu tăng khi đứng, di chuyển và giảm khi nằm ngửa.
  • Có thể dẫn đến biến dạng như gù cột sống hoặc giảm chiều cao.
  • Nếu xẹp đốt sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể bị tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, đại tiểu tiện không tự chủ…

Triệu chứng xẹp đốt sống cổ

  • Các động tác xoay đầu, vặn cổ, leo cầu thang, cúi gập người… trở nên khó khăn và vô cùng khó chịu.
  • Đứng không vững, dễ ngã nếu tình trạng lún đốt sống cổ nặng.
  • Một số trường hợp kèm theo sốt nhẹ.

Nguyên nhân gây xẹp đốt sống

Có các nhóm nguyên nhân sau đây gây xẹp đốt sống, trong đó loãng xương là phổ biến nhất:

Loãng xương 

Loãng xương làm cho xương mỏng, giòn và yếu hơn. Với những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hàng ngày như hắt hơi mạnh, nâng đồ vật nhẹ, di chuyển cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống. Cho đến nay, loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất gây xẹp đốt sống lưng, đặc biệt là ở phụ nữ trên 50 tuổi do sự thiếu hụt nội tiết tố Estrogen ở nữ sau khi mãn kinh, do sự mất dần khoáng xương theo tuổi tác, do thiếu vitamin D và calci, do sinh đẻ nhiều. Loãng xương gây biến dạng cột sống như lưng còng, gây ra 170000 ca gãy xương, trong đó có 25 600 ca gãy cổ xương đùi. 

Gãy xương

Chấn thương ở đốt sống do tai nạn xe, va chạm khi chơi thể thao, ngã từ trên cao… có thể gây gãy xương từ nhẹ đến nghiêm trọng và khiến cho đốt sống bị xẹp dù trước đó đốt sống vô cùng khỏe mạnh. Với những người bị loãng xương mức độ trung bình, nguy cơ bị gãy xẹp đốt sống rất lớn nếu bị té ngã hoặc cố gắng nâng một vật nặng.

Ung thư xương

Ở những người dưới 55 tuổi, không có tiền sử chấn thương hoặc chỉ chấn thương nhẹ, ung thư xương có thể là lý do khiến đốt sống bị xẹp. Xương cột sống là nơi phổ biến cho nhiều loại ung thư di căn. Ung thư có thể gây ra sự phá hủy một phần của đốt sống, làm xương yếu đi cho đến khi bị xẹp xuống.

Tư thế ngồi sai

Nguyên nhân xẹp đốt sống ngày càng phổ biến ở người trẻ là do sinh hoạt thường ngày thường có những tư thế sai, ảnh hưởng cột sống. Những nhân viên văn phòng khi làm việc thường đặt màn hình quá thấp so với tầm mắt và ngồi quá nhiều, không đứng dậy giãn gân cốt. Ngoài ra, nguyên nhân khiến đốt sống bị xẹp còn do thói quen không vận động nhiều, không tập thể dục của nhiều người trẻ hiện nay.

Chẩn đoán

Hình: Xẹp đốt sống gây biến dạng cột sống (phim X quang). Nguồn: Research GateHình: Xẹp đốt sống gây biến dạng cột sống (phim X quang). 

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, khai thác tiền sử chấn thương, dùng thuốc, sinh đẻ, …Bác sĩ sẽ khám hệ cơ xương khớp và khám tòan thân.

Ngoài ra, bac sĩ sẽ cần làm thêm chẩn đoán hình ảnh để củng cố chẩn đoán, đưa ra tiên lượng và có phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân:

  • Đo mật độ xương (DEXA): được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương. Loãng xương được chẩn đoán khi mật độ khoáng xương ≤ -2,5 độ lệch chuẩn dưới mức dân số phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh (T-Score). 
  • Chụp X quang: Hình ảnh thân đốt sống giảm chiều cao, ngoài ra đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, mức độ biến dạng cột sống
  • Chụp cắt lớp vi tính: chỉ định khi cần đánh giá hình ảnh đốt sống chi tiết như mức độ lún, xẹp, mảnh rời ….
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chỉ định khi cần phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương và xẹp đốt sống do các nguyên nhân khác như lao, bệnh lý ác tính… .Đồng thời MRI rất hữu ích để đánh giá sự chèn ép thần kinh của đốt sống bị tổn thương. Qua MRI cũng có thể xác định được đốt sống xẹp do loãng xương mới hoặc xẹp cũ. 

Điều trị xẹp đốt sống

Tùy thuộc vào mức độ đốt sống bị xẹp, các biến chứng tổn thương thần kinh kèm theo (nếu có) mà có các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân

Điều trị nội khoa

  • Chỉ định: Trong trường hợp xẹp đốt sống mới không có tổn thương thần kinh kèm theo kèm theo. Bệnh nhân được nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc và áo nẹp cứng cố định cột sống. Nẹp được dùng để nâng đỡ bệnh nhân và hạn chế cử động vị trí bị xẹp đốt sống.
  • Thuốc:  
    • Thuốc giảm đau, giảm đau chống viêm non-steroid, giãn cơ…
    • Các thuốc chống loãng xương: các thuốc chứa canxi, vitamin; thuốc ức chế hủy cốt bào (Biphosphonate), Calcitonine…..

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định: Trường hợp xẹp đốt sống có tổn thương thần kinh. Xẹp thân đốt sống do loãng xương gây đau cột sống mức độ trung bình cho đến nặng kéo dài hơn 2 tháng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.  

Các phương pháp điều trị:

  • Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da dùng cho các trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không kèm theo tổn thương thần kinh, mức độ xẹp thân đốt sống <75%  đã điều trị nội khoa không cải thiện.
  • Phẫu thuật cố định cột sống điều trị các trường hợp xẹp đốt sống nặng gây biến dạng cột sống lớn có thể kết hợp với giải chèn ép thần kinh khi có tổn thương thần kinh kèm theo.

Câu hỏi liên quan

Chi phí mổ xẹp đốt sống nếu áp dụng phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình đốt sống tại Việt Nam trung bình khoảng 25 - 35 triệu
Xem thêm
Chi phí mổ xẹp đốt sống nếu áp dụng phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình đốt sống tại Việt Nam trung bình khoảng 25 - 35 triệu.
Xem thêm
Tăng cường trái cây, Món ăn từ bông atiso, Các loại trứng,
Xem thêm
Thuốc chữa xẹp đĩa đệm cột sống lưng gồm 3 loại: Tây y, Đông y và thuốc Nam. Mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Xẹp đốt sống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!