Viêm dạ dày- tá tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm dạ dày và viêm tá tràng đều là bệnh lý của đường tiêu hóa và có cùng nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, viêm tá tràng là tình trạng viêm niêm mạc của phần trên của ruột non, được gọi là tá tràng. Dạ dày và tá tràng nối tiếp nhau trên ống tiêu hoá và có nhiều yếu tố khi ảnh hưởng đến dạ dày cũng sẽ ảnh hưởng đến tá tràng. Viêm dạ dày và viêm tá tràng có cùng nguyên nhân và cách điều trị.

VIDEO: LƯU Ý CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUA

Các triệu chứng của viêm dạ dày và viêm tá tràng thường khiến bệnh nhân khó chịu. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh thường không gây ra các biến chứng lâu dài hoặc nghiêm trọng. Và nói chung, cả hai bệnh lý này đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn.  

Triệu chứng viêm dạ dày- tá tràng

Trong một số trường hợp, viêm dạ dày và tá tràng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và các bác sĩ tình cờ phát hiện ra trong khi xem xét các rối loạn tiêu hóa khác. 

Viêm dạ dày và viêm tá tràng có thể gây ra cảm giác đau rát trong dạ dày. Nguồn ảnh: Printest

Viêm dạ dày và viêm tá tràng có thể gây ra cảm giác đau rát trong dạ dày. Nguồn ảnh: Printest 

Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng điển hình bao gồm: 

  • Cảm giác đau rát ở dạ dày
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khó tiêu
  • Đầy bụng ngay cả khi dạ dày trống rỗng hoặc sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ thức ăn 

Ở một số bệnh nhân, cơn đau bụng sẽ lan ra sau lưng hoặc xuống vùng bụng dưới. 

Đôi khi bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, như xuất huyết dạ dày, tá tràng, đại tiện phân dính, có màu nâu sẫm hoặc đen hoặc chất nôn có lợn cợn, giống như bã cà phê ướt. 

Khi gặp các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá, bạn hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. 

Viêm dạ dày và viêm tá tràng đều có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi với hai thể bệnh là cấp tính hoặc mạn tính. 

Viêm dạ dày hoặc tá tràng cấp tính diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Thể viêm mạn tính có xu hướng tiến triển chậm hơn và kéo dài trong thời gian dài hơn, đôi khi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. 

Viêm dạ dày có một số điểm tương đồng với loét dạ dày, trong cả hai bệnh lý này niêm mạc dạ dày đều bị viêm. Tuy nhiên, trong bệnh loét dạ dày, một mảng niêm mạc đã bị xói mòn.

Hai bệnh lý này có nhiều triệu chứng tương đồng, nhưng một cơn đau dữ dội, cục bộ có nhiều khả năng là do vết loét. Loét dạ dày cũng có nguy cơ gây biến chứng xuất huyết và ung thư cao hơn, ngoài ra nó cũng có thể gây thủng dạ dày. Các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán phân biệt từng bệnh lý và đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.  

Nguyên nhân viêm dạ dày - tá tràng

Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày. Nguồn ảnh: Printest.Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày. Nguồn ảnh: Printest. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiêu hóa là nhiễm vi khuẩn H. pylori. Những vi khuẩn này thường nằm trong hệ tiêu hóa và vô hại. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển vượt tầm kiểm soát, chúng có thể làm tổn thương một phần ruột hoặc dạ dày và gây ra viêm vàcác triệu chứng khác. 

Một nguyên nhân thường gặp khác của viêm dạ dày và viêm tá tràng là do sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm: 

  • Ibuprofen (Advil và Motrin)
  • Naproxen (Aleve)
  •  Aspirin liều thấp (Bayer)

Bệnh viêm ruột (IBD - Inflammatory bowel disease) cũng có thể là nguyên nhân gây viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng. Một nghiên cứu năm 2012 cho rằng: viêm dạ dày và tá tràng không liên quan đến các vi khuẩn gặp trong bệnh viêm ruột ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các dạng viêm ruột cụ thể, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có tỉ lệ gây viêm dạ dày và tá tràng cao hơn. 

Bệnh Celiac cũng là một nguyên nhân thường gặp gây viêm hệ tiêu hóa, đặc biệt là viêm tá tràng.


Viêm niêm mạc đường tiêu hoá gặp trong bệnh Celiac. Nguồn ảnh: NutritionwithCourtney.comViêm niêm mạc đường tiêu hoá gặp trong bệnh Celiac. Nguồn ảnh: NutritionwithCourtney.com

 

Các nguyên nhân khác có thể gây viêm dạ dày và viêm tá tràng bao gồm:

  • Uống quá nhiều rượu
  • Hút thuốc lá 
  • Tổn thương dạ dày hoặc ruột non do chấn thương  
  • Mới trải qua phẫu thuật dạ dày hoặc ruột non
  • Ngộ độc thức ăn
  • Trào ngược dịch mật
  • Thở máy
  • Một số phương pháp điều trị ung thư, như hóa trị và xạ trị

Chẩn đoán viêm dạ dày- tá tràng

Các bác sỹ cho rằng để chẩn đoán viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm máu hoặc phân để xem có bị nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không. 

Bác sỹ cũng có thể chỉ định test hơi thở, trong đó bệnh nhân được uống một loại chất lỏng hoặc viên nang, sau đó thở vào một chiếc túi. Nếu nồng độ carbonic trong hơi thở tăng cao thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn H. pylori. 

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể tiến hành nội soi dạ dày, tá tràng. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đưa một ống nhỏ, đầu có gắn camera qua miệng và đi xuống dạ dày và ruột non để khảo sát khu vực này.  

Các bác sỹ có thể chỉ định nội soi dạ dày tá tràng để đưa ra chẩn đoán. Nguồn ảnh: gutworks.com.auCác bác sỹ có thể chỉ định nội soi dạ dày tá tràng để đưa ra chẩn đoán. Nguồn ảnh: gutworks.com.au Nội soi cho phép bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu viêm, chảy máu, những vết loét hoặc các mô bất thường trên niêm mạc dạ dày tá tràng. 

Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết. Họ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ gắn vào ống nội soi để lấy một mẫu mô trong dạ dày hoặc tá tràng. Phân tích mẫu mô này có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định.  

Điều trịviêm dạ dày- tá tràng

Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng axit để làm giảm lượng axit trong đường tiêu hóa. Nguồn ảnh: PrintestBác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng axit để làm giảm lượng axit trong đường tiêu hóa. Nguồn ảnh: Printest Phương pháp điều trị viêm dạ dày và tá tràng là khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Hiệu quả điều trị và thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Trong những trường hợp nhiễm H. pylori, phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc kháng sinh. Bác sỹ có thể chỉ định nhiều loại thuốc kết hợp và thời gian điều trị là vài tuần. 

Dù viêm dạ dày và tá tràng do nguyên nhân gì, các bác sĩ cũng có thể chỉ định  dùng thuốc theo đơn hoặc thuốc không theo đơn (over the countern - OTC) với mục đích là làm giảm sản xuất axit trong dạ dày và thúc đẩy quá trình lành thương. 

Một số thuốc kháng axit không theo đơn có thể giúp giảm lượng axit trong đường tiêu hóa. Các bác sĩ thường kê thuốc ức chế bơm proton (PPI). Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế bơm proton là ức chế các tế bào sản xuất axit. 

Một số bệnh nhân cần phải sử dụng PPI trong thời gian dài để  kiểm soát hoặc ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Thuốc ức chế bơm proton bao gồm: omeprazole (Prilosec) và esomeprazole (Nexium). 

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc chẹn thụ thể H2, đặc biệt nếu bệnh nhân đã sử dụng  NSAID trong thời gian dài và có nguy cơ bị loét dạ dày. Thuốc chẹn thụ thể H2 cũng có tác dụng làm giảm sản xuất axit dạ dày, và tạo điều kiện cho niêm mạc lành thương. 

Thuốc chẹn thụ thể H2 phổ biến là Famotidin (Pepcid). 

Điều trị tại nhà 

Các bác sĩ cũng có thể khuyến nghị bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng sử dụng các thuốc kháng axit không theo đơn để kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Điều này có thể hữu ích với những bệnh nhân có triệu chứng đau hoặc khó tiêu. 

Các thuốc kháng axit không theo đơn bao gồm: canxi cacbonat (Tums và Rolaids), và magie hydroxit (Sữa Magnesia và Rolaids) 

Tums có thành phần chính là canxi cacbonat và là thuốc điều trị viêm dạ dày không theo đơn. Nguồn ảnh: VerywellHealth.comTums có thành phần chính là canxi cacbonat và là thuốc điều trị viêm dạ dày không theo đơn. Nguồn ảnh: VerywellHealth.com Nếu bác sỹ chỉ định sử dụng thuốc trong một thời gian nhất định, bạn phải tuân thủ theo chỉ định đó. Thuốc kháng axit có thể khiến cơ thể khó hoặc không thể hấp thụ một số loại thuốc. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng các thuốc kháng axit tách biệt với các loại thuốc khác. 

Cần lưu ý rằng không nên sử dụng các thuốc kháng axit không theo đơn một cách quá thường xuyên. Nếu bạn gặp các triệu chứng như: khó tiêu hoặc đau rát bụng và cần sử dụng thuốc kháng axit hơn hai lần một tuần thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Thay đổi lối sống 

Các bác sĩ khuyến nghị bạn nên thay đổi lối sống để làm giảm viêm đường ruột và viêm dạ dày, tá tràng. 

Tránh hút thuốc lá giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương. Nguồn ảnh: Spinehealth.comTránh hút thuốc lá giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương. Nguồn ảnh: Spinehealth.com Tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương đường tiêu hoá. Rượu và thuốc lá có thể khiến phản ứng viêm trở nên dữ dội hơn và khó điều trị hơn. 

Các thuốc chống viêm không steroid, aspirin và các loại thuốc khác cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương đường ruột. Trong trường hợp những loại thuốc này chính là nguyên nhân của viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng, bạn có thể phải ngừng sử dụng chúng. 

Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc trên để điều trị một bệnh khác, hãy đến gặp bác sỹ để tìm ra các giải pháp thay thế. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liều thấp hơn hoặc thay thế bằng các loại thuốc khác.

Nếu bạn được chẩn đoán là không dung nạp gluten hoặc mắc bệnh celiac, thì bạn phải loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống của mình để tránh bùng phát phản ứng viêm. 

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu các triệu chứng không cải thiện khi sử dụng các thuốc không theo đơn, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ.

 Cần đi khám cấp cứu nếu bạn gặp các triệu chứng hoặc biến chứng sau đây:

  • Đau bụng dữ dội đi kèm với các triệu chứng thông thường khác
  • Chất nôn giống như bã cà phê
  • Đi ngoài phân đen
  • Sốt cao đi kèm với các triệu chứng khác 

Nếu không được điều trị, viêm dạ dày và viêm tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng khác. H. pylori có thể làm tổn thương các tế bào theo thời gian, tạo thành các mô sẹo hoặc tiến triển thành ung thư. Nếu bạn không đáp ứng với điều trị hãy đến gặp bác sỹ ngay. 

Nếu được chẩn đoán, điều trị và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị thì tỉ lệ gặp phải các biến chứng của bệnh là rất thấp. Viêm dạ dày và tá tràng thường đáp ứng tốt với điều trị và không để lại di chứng gì. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!