Quai bị có thể được ngăn ngừa bằng tiêm vắc xin MMR. Vắc xin này có thể chống lại 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. CDC khuyến cáo trẻ em nên tiêm chủng 2 liều vắc xin MMR, liều đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Thanh thiếu niên và người lớn cũng nên chủng ngừa MMR nếu cơ thể chưa có đủ miễn dịch.
Vắc xin MMR phòng ngừa quai bị an toàn và hiệu quả. Thành phần quai bị của vắc xin MMR đạt hiệu quả khoảng 88% khi một người được tiêm đủ hai liều; hiệu quả khi tiêm một liều chiếm khoảng 78%.
Trẻ em cũng có thể được chủng ngừa MMRV, loại vắc xin này bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Vắc xin này chỉ được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
Trước khi chương trình tiêm phòng quai bị diễn ra, quai bị là một căn bệnh phổ biến của trẻ em. Kể từ thời điểm có vắc xin, đã giảm hơn 99% số ca quai bị. Các đợt bùng phát vẫn có thể xảy ra trong các cộng đồng được tiêm chủng cao, đặc biệt là ở những nơi mọi người tiếp xúc gần gũi, kéo dài, chẳng hạn như các trường đại học và nơi công cộng. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cao sẽ giúp hạn chế quy mô, thời gian và sự lây lan của các đợt bùng phát bệnh. Trong trường hợp bùng phát, các cơ quan y tế công cộng có thể khuyến cáo những người có nguy cơ cao tiêm liều vắc xin MMR hoặc MMRV thứ ba để cải thiện khả năng bảo vệ chống lại căn bệnh này.
Đối tượng chủng ngừa vắc xin MMR
Trẻ em
CDC khuyến cáo tất cả trẻ em nên tiêm hai liều vắc xin MMR (sởi - quai bị - rubella), liều đầu tiên bắt đầu khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ có thể tiêm liều thứ hai sớm hơn miễn là sau liều đầu tiên ít nhất 28 ngày.
Tìm hiểu về vắc xin MMRV, loại vắc xin phòng ngừa 4 bệnh sởi, quai bị, rubella và varicella (thủy đậu). Vắc xin này chỉ được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
Học sinh tại các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông
Những trương hợp không có miễn dịch cần tiêm đủ hai liều vắc xin MMR cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Người lớn
Người lớn không có bằng chứng miễn dịch cần tiềm ít nhất một liều vắc xin MMR.
Một số người cần tiêm liều thứ hai bao gồm những người trong môi trường có nguy cơ cao lây truyền các bệnh như sởi, quai bị. Những đối tượng này bao gồm:
- Học sinh tại các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông
- Nhân viên y tế
- Du khách quốc tế
Du khách quốc tế
Những người từ 6 tháng tuổi trở lên khi đi du lịch quốc tế cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trước bất kỳ chuyến du lịch quốc tế nào:
- Trẻ sơ sinh từ 6 đến 11 tháng tuổi nên được tiêm một liều vắc xin MMR. Trẻ sơ sinh được tiêm một liều vắc xin MMR trước ngày sinh nhật đầu tiên sẽ được tiêm thêm hai liều nữa (một liều khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và một liều khác cách nhau ít nhất 28 ngày).
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên nên tiêm hai liều vắc xin MMR, cách nhau ít nhất 28 ngày.
- Thanh thiếu niên và người lớn không có bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi nên tiêm hai liều vắc xin MMR cách nhau ít nhất 28 ngày.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rằng họ đã được tiêm phòng trước khi mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không mang thai và không có bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch nên tiêm ít nhất một liều vắc xin MMR.
Việc chủng ngừa MMR cho phụ nữ đang cho con bú là an toàn. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không ảnh hưởng đến phản ứng với vắc xin MMR, và em bé sẽ không bị ảnh hưởng bởi vắc xin thông qua sữa mẹ.
Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị vì bùng phát dịch
Trong thời gian bùng phát bệnh quai bị, các cơ quan y tế công cộng có thể đề nghị tiêm thêm một liều vắc xin MMR cho những người thuộc các nhóm có nguy cơ cao. Nhóm này thường là những người có khả năng tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như dùng chung dụng cụ thể thao hoặc đồ uống, hôn hoặc sống gần gũi với người bị bệnh. Cơ quan hoặc tổ chức y tế công cộng địa phương của bạn sẽ thông báo cho các nhóm có nguy cơ cao hơn để họ nhận đủ hai liều vắc xin phòng chống dịch. Nếu bạn đã tiêm hai liều MMR, không cần thiết phải đi tiêm phòng trừ khi bạn thuộc nhóm này.
Đối tượng không nên tiêm vắc xin MMR
Một số người không nên chủng ngừa MMR hoặc nên hoãn.
Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế nếu bạn:
- Có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Một người đã từng bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều vắc xin MMR, hoặc bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin này, được khuyên không nên tiêm chủng. Trao đổi với nhân viên y tế để biết thành phần của vắc xin trước khi tiêm.
- Đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Phụ nữ mang thai nên hoãn chủng ngừa MMR cho đến khi sinh. Phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau khi chủng ngừa MMR.
- Có tình trạng suy giảm miễn dịch chẳng hạn như ung thư hoặc HIV/AIDS) hoặc đang điều trị tia xạ, liệu pháp miễn dịch, hóa trị hoặc dùng thuốc steroid.
- Có cha mẹ, anh trai hoặc chị gái có tiền sử các vấn đề về hệ thống miễn dịch.
- Có tiền sử dễ chảy máu hoặc rối loạn đông cầm máu.
- Gần đây được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác nên hoãn tiêm vắc xin MMR từ 3 tháng trở lên.
- Đang mắc bệnh lao.
- Đã tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong 4 tuần qua. Các vắc xin sống được tiêm quá gần nhau có thể mất tác dụng.
- Đang gặp vấn đề sức khỏe. Một căn bệnh nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh, thường không phải là lý do để hoãn tiêm chủng. Những người bị bệnh vừa hoặc nặng nên hoãn cho đến khi hồi phục. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
Đối tượng không cần chủng ngừa vắc xin MMR
Bạn không cần tiêm vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR) nếu được kiểm tra và có đáp ứng miễn dịch với những bệnh này:
- Bạn có tài liệu bằng văn bản về việc tiêm chủng đầy đủ:
- Ít nhất một liều vắc xin chứa virus sởi, quai bị và rubella được tiêm vào hoặc sau sinh nhật đầu tiên cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và người lớn không có nguy cơ cao bị phơi nhiễm và lây truyền
- Hai liều vắc xin chứa virus sởi và quai bị cho trẻ em trong độ tuổi đi học và người lớn có nguy cơ phơi nhiễm và lây truyền cao, bao gồm sinh viên đại học, nhân viên y tế, khách du lịch quốc tế và các nhóm có nguy cơ cao trong thời gian bùng phát dịch
- Bạn có tiền sử nhiễm bệnh trong quá khứ hoặc xét nghiệm máu cho thấy có miễn dịch với sởi, quai bị và rubella.
- Sinh trước năm 1957.
Nếu bạn không có bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, hãy trao đổi với bác sĩ về việc chủng ngừa. Nếu bạn không chắc mình đã được chủng ngừa hay chưa, trước tiên bạn nên kiểm tra lại hồ sơ tiêm chủng của mình. Nếu bạn không có tài liệu bằng văn bản về chủng ngừa vắc xin MMR, bạn nên đi chủng ngừa. Vắc xin MMR an toàn và không có hại gì khi tiêm một liều khác nếu bạn đã có miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella.
Nếu bạn đã chủng ngừa bệnh sởi vào những năm 1960, bạn có thể không cần phải tái chủng. Những người có tài liệu về việc chủng ngừa bệnh sởi LIVE trong những năm 1960 không cần phải tiêm nhắc lại. Những người đã được chủng ngừa trước năm 1968 bằng vắc xin sởi bất hoạt (đã bị giết) hoặc vắc xin sởi không rõ loại phải được tái chủng với ít nhất một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực. Khuyến cáo này nhằm bảo vệ những người có thể đã nhận được vắc xin sởi đã bị giết, loại vắc xin này được cung cấp vào năm 1963-1967 và không có hiệu quả.
Trừ khi bùng phát bệnh quai bị. Trong thời gian bùng phát bệnh quai bị, các cơ quan y tế công cộng có thể đề nghị một liều vắc xin MMR bổ sung cho những người thuộc các nhóm có nguy cơ cao, bất kể họ có đáp ứng các tiêu chí được liệt kê ở trên hay không.
Sinh trước năm 1957 chỉ cung cấp bằng chứng giả định về bệnh sởi, quai bị và rubella. Trước khi có vắc xin, hầu hết mọi người đều bị nhiễm virus sởi, quai bị và rubella trong thời thơ ấu. Phần lớn những người sinh trước năm 1957 có khả năng đã bị nhiễm bệnh tự nhiên và do đó được cho là được bảo vệ để chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella. Nhân viên y tế sinh trước năm 1957 không có bằng chứng xét nghiệm về khả năng miễn dịch hoặc bệnh tật nên cân nhắc tiêm hai liều vắc xin MMR.
Hiệu quả của vắc xin MMR
Vắc xin MMR rất hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người chống lại bệnh sởi, quai bị rubella, và ngăn ngừa các biến chứng do những bệnh này gây ra. Những người được chủng ngừa MMR được coi là có tác dụng bảo vệ suốt đời. Mặc dù MMR cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người, khả năng miễn dịch chống lại bệnh quai bị có thể giảm theo thời gian và một số người có thể không còn được bảo vệ chống lại bệnh quai bị sau này trong cuộc đời. Có thể cần một liều bổ sung nếu bạn có nguy cơ bị bệnh quai bị.
- Một liều vắc xin MMR có hiệu quả bảo vệ 93% đối với bệnh sởi, 78% đối với bệnh quai bị và 97% đối với bệnh rubella.
- Hai liều vắc xin MMR có hiệu quả 97% đối với bệnh sởi và 88% đối với bệnh quai bị.
MMR là loại vắc xin virus sống giảm độc lực (làm suy yếu). Điều này có nghĩa là sau khi tiêm, virus gây nhiễm trùng vô hại cho người được tiêm chủng với rất ít, nếu có, các triệu chứng trước khi chúng bị đào thải khỏi cơ thể. Hệ thống miễn dịch của người đó chống lại nhiễm trùng do những virus suy yếu này gây ra hình thành khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi virus.
Một số người tiêm hai liều vắc xin MMR vẫn có thể mắc bệnh sởi, quai bị hoặc rubella nếu họ tiếp xúc với virus gây ra các bệnh này. Các chuyên gia không chắc nguyên nhân; có thể là do hệ thống miễn dịch của họ không đáp ứng tốt như khi họ dùng vắc xin hoặc khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch của họ giảm theo thời gian. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh nói chung nhẹ hơn.
- Khoảng 3 trong số 100 người được tiêm hai liều vắc xin MMR sẽ tái mắc sởi nếu tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, họ có khả năng mắc bệnh nhẹ hơn và cũng ít có khả năng lây bệnh cho người khác.
- Hai liều vắc xin MMR có hiệu quả phòng ngừa bệnh quai bị là 88% (từ 32% đến 95%). Các đợt bùng phát bệnh quai bị vẫn có thể xảy ra trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nơi đông đúc, tiếp xúc gần gũi, kéo dài, chẳng hạn như các trường học. Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, các cơ quan y tế công cộng có thể khuyến nghị một liều MMR bổ sung cho những người thuộc các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị. Một liều bổ sung có thể giúp cải thiện khả năng bảo vệ chống lại bệnh quai bị và các biến chứng liên quan.
- Trong khi không có nhiều nghiên cứu có sẵn, hầu hết những người không đáp ứng với thành phần rubella của liều MMR đầu tiên sẽ được mong đợi đáp ứng với liều thứ hai.
Vắc xin MMRV là gì
Vắc xin MMRV bảo vệ chống lại 4 bệnh: sởi, quai bị, rubella và varicella (thủy đậu). Vắc xin này chỉ được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
CDC khuyến cáo rằng trẻ em nên tiêm một liều vắc xin MMRV khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ em có thể nhận được liều thứ hai của vắc xin MMRV sớm hơn từ 4 đến 6 tuổi. Liều vắc xin MMRV thứ hai này có thể được tiêm sau liều đầu tiên 3 tháng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp cha mẹ lựa chọn sử dụng vắc xin này hay vắc xin MMR.
MMRV có thể được tiêm cùng lúc với các loại vắc xin khác.
Có nên tiêm phòng sau khi bị sởi, quai bị, hoặc rubella không?
Nếu bạn không có miễn dịch chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella và tiếp xúc với người mắc một trong những bệnh này, hãy trao đổi với bác sĩ về việc chủng ngừa MMR. Không có hại nếu tiêm vắc xin MMR sau khi mắc sởi, quai bị hoặc rubella, làm như vậy có thể ngăn ngừa bệnh về sau.
Nếu bạn tiêm vắc xin MMR trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm ban đầu có thể có tác dụng bảo vệ chống lại căn bệnh này, hoặc bị bệnh nhẹ hơn. Trong các trường hợp khác, bạn có thể được sử dụng Immunoglobulin (IG) trong vòng sáu ngày kể từ khi bị phơi nhiễm với bệnh sởi, để cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại căn bệnh này, hoặc bệnh nhẹ hơn.
Không giống như bệnh sởi, MMR không được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh quai bị hoặc bệnh rubella ở những người đã bị nhiễm virus (tức là không nên tiêm phòng sau phơi nhiễm).
Trong thời gian bùng phát bệnh sởi hoặc quai bị, tất cả mọi người không có bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch nên được tiêm vắc xin MMR nếu chưa có miễn dịch. Một số người đãtiểm đủ hai liều vắc xin vẫn được khuyến nghị tiêm thêm một liều để tăng cường hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh tật.
Yêu cầu tiêm chủng cho nhà trẻ và trường học
Khuyến cáo:
- Nên dùng 1 liều cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 12 tháng trở lên
- Nên dùng 2 liều cho trẻ em trong độ tuổi đi học từ mẫu giáo đến lớp 12 cũng như học sinh đang theo học các trường cao đẳng hoặc các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông khác
Xem thêm: