Quai bị ở người lớn: Những điều bạn cần biết

Quai bị là bệnh do virus gây viêm tuyến nước bọt mang tai. Virus quai bị lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh, chẳng hạn như dùng chung dụng cụ ăn uống.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị

  • Suy nhược, mệt mỏi hoặc đau cơ
  • Sốt, đau đầu hoặc đau ở tai hoặc hàm
  • Tuyến nước bọt sưng, đau ở một hoặc hai bên mặt 
  • Chán ăn hoặc đau khi nhai hoặc nuốt
  • Đau hoặc căng tức tinh hoàn (nam giới)

Chẩn đoán bệnh quai bị

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua thăm khám và hỏi bệnh, có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.

Điều trị triệu chứng quai bị 

Quai bị không có phương pháp điều trị đặc hiệu, nhưng những cách sau có thể giúp giảm triệu chứng bao gồm:

  • Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Đây là loại thuốc không kê đơn. Làm theo hướng dẫn sử dụng để biết liều thuốc và khoảng cách thời gian giữa các lần uống. Kiểm tra thông tin thành phần các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem chúng có chứa paracetamol hay không, hoặc tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ về việc dùng thuốc. Paracetamol có thể gây tổn thương gan nếu không được dùng đúng cách. Theo hướng dẫn không sử dụng tổng liều quá 4 gam (4.000 miligam) trong một ngày.
  • NSAID có tác dụng giảm sưng, đau và hạ sốt. Thuốc này có sẵn hoặc cần bác sĩ kê đơn. NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông, hãy trao đổi với bác sĩ để có cách dùng phù hợp. Luôn đọc kỹ thông tin trên nhãn và làm theo hướng dẫn.
  • Uống nhiều nước. Quai bị thường kèm theo sốt nên cơ thể có thể rơi vào trạng thái mất nước. Lượng nước cần uống mỗi ngày phụ thuộc nhu cầu cơ thể cũng như tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Uống nước lọc, nước trái cây hoặc nước canh thay vì đồ uống bù điện giải sử dụng trong thể thao. Bạn cũng có thể bù nước bằng đường uống (ORS). ORS có lượng nước, muối và đường phù hợp mà bạn cần để bổ sung lượng dịch mất đi trong cơ thể. Trao đổi với bác sĩ để có thể mua ORS và sử dụng đúng cách, hiệu quả.
  • Ăn thức ăn mềm. Thức ăn mềm bao gồm ngũ cốc nấu chín, cơm, khoai tây nghiền, sốt táo hoặc súp. Không ăn thức ăn chua hoặc khó nhai. Điều này có thể làm tăng tiết nước bọt và khiến cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn. Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ nhiều.
  • Chườm đá. Nước đá giúp giảm sưng và đau. Nước đá cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mô. Dùng túi đá lạnh hoặc cho đá bào vào túi ni lông. Đậy khăn và đắp lên vùng sưng tấy từ 15 đến 20 phút mỗi giờ theo hướng dẫn.

Vaccine phòng quai bị

Vaccine kết hợp MMR phòng quai bị (Nguồn: https://sakurahanoi.com)Vaccine kết hợp MMR phòng quai bị (Nguồn: https://sakurahanoi.com)Vaccine MMR giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella. Trao đổi với nhân viên y tế để biết về việc tiêm vaccine chủng ngừa cho bạn và gia đình. Họ sẽ giúp bạn biết khi nào nên chủng ngừa cũng như số liều cần tiêm.

Biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus quai bị

  • Rửa tay thường xuyên. Rửa tay nhiều lần mỗi ngày. Rửa sạch sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ và trước khi bạn chuẩn bị hoặc ăn thức ăn. Sử dụng xà phòng và nước mỗi lần. Xoa hai bàn tay đầy xà phòng của bạn với nhau, đan các ngón tay vào nhau. Rửa mặt trước và mặt sau của bàn tay và giữa các ngón tay. Sử dụng các ngón tay của một bàn tay để chà dưới móng tay của bàn tay kia. Rửa trong ít nhất 20 giây. Rửa sạch bằng nước ấm trong vài giây. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn giấy. Sử dụng nước rửa tay có chứa cồn nếu không có xà phòng và nước. Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng trước khi chưa rửa tay.

Hướng dẫn rửa tay của bộ y tế ( Nguồn: https://moh.gov.vn)Hướng dẫn rửa tay của bộ y tế ( Nguồn: https://moh.gov.vn)

  • Che miệng mỗi lần hắt hơi hoặc ho. Dùng khăn giấy che miệng và mũi. Vứt ngay khăn giấy vào thùng rác. Dùng bàn tay uốn cong nếu không có sẵn khăn giấy. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay ngay sau đó.
  • Hạn chế tiếp xúc với mọi người khi bị bệnh. Tránh đám đông càng nhiều càng tốt.
  • Tìm hiểu các loại vaccine phòng bệnh. Nói chuyện với nhân viên y tế về lịch sử tiêm chủng của bạn. Họ sẽ cho bạn biết bạn cần loại vaccine nào và khi nào thì tiêm.
    • Tiêm vaccine influenza (cúm) mỗi năm càng sớm càng tốt theo khuyến cáo. Thời gian tiêm trước khi mùa lạnh bắt đầu thông thường là tháng 9 hoặc tháng 10. Virus cúm thay đổi, vì vậy cần chủng ngừa vaccine cúm hàng năm.
    • Tiêm vaccine viêm phổi nếu được đề nghị. Loại vaccine này thường được khuyến cáo tiêm 5 năm một lần. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Các dấu hiệu nặng cần chăm sóc y tế

  • Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường.
  • Đột nhiên mất thính lực.
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Giảm nhận thức hoặc kém tỉnh táo hơn bình thường.
  • Đau đầu dữ dội mà thuốc giảm đau không có tác dụng.
  • Cứng gáy.

Khi nào cần khám bác sĩ

  • Các tuyến sưng đỏ kéo dài hơn 8 ngày.
  • Khó ăn uống.
  • Tinh hoàn đỏ, sưng hoặc đau (nam giới).
  • Phụ nữ đang mang thai nghi ngờ tiếp xúc với virus quai bị
  • Có thắc mắc hoặc quan tâm về tình trạng hoặc dịch vụ chăm sóc khi bị quai bị.

Hỗ trợ chăm sóc

Bạn có nhu cầu hỗ trợ lập kế hoạch chăm sóc khi bị bệnh. Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và cách điều trị. Thảo luận về các lựa chọn điều trị nhân viên y tế để quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc phù hợp. Bạn có quyền từ chối điều trị. Thông tin ở phía trên chỉ nói về sự trợ giúp giáo dục. Nó không nhằm mục đích tư vấn y tế cho các tình trạng hoặc phương pháp điều trị cá nhân. Trao đổi với bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ trước khi thực hiện bất kỳ chế độ chăm sóc y tế nào để xem liệu nó có an toàn và hiệu quả cho bạn hay không.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!