VA và phẫu thuật nạo VA: Những điều bạn cần biết

Bạn sẽ không tìm được chữ VA trong y văn chính thống. VA là cách người Việt quen dùng, bắt nguồn từ hai chữ gốc Pháp là Végétations Adénoides. Tiếng Anh là Adenoid Vegetation, Y văn quốc tế ngày nay gọi là Adenotonsillar, viết ngắn là Adenoids, viêm VA là Adenoditis. Vậy VA là gì? Và tại sao phải phẫu thuật nạo VA, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

VA là gì?

Ở trẻ em hệ thống lympho quanh vùng họng mũi rất phát triển, tạo nên một vòng bảo vệ đường hô hấp khép kín gọi là vòng Waldeyer gồm các khối hạnh nhân: Khối to nhất là hạnh nhân khẩu cái ta quen goi là Amidan, hạnh nhân đáy lưỡi, hạnh nhân ở loa vòi tai và cuối cùng là VA (Adenoid) là khối tổ chức hạnh nhân ở trần vòm mũi họng. Vòng tổ chức lympho waldeyer này có vai trò đề kháng chống viêm nhiễm, sinh ra các yếu tố miễn mịch như IgA, IgG, IgM và IgD. Giống như amidan, VA giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách bẫy vi khuẩn và vi rút có hại mà bạn hít vào hoặc nuốt phải.

VA đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng chúng trở nên ít quan trọng hơn khi trẻ lớn hơn và cơ thể phát triển các cách khác để chống lại nhiễm trùng. VA thường thu nhỏ sau khoảng 5 tuổi, và đến tuổi thiếu niên, chúng thường biến mất.

Sưng VA là gì?

Bởi vì VA ngăn cản vi trùng (gồm cả vi khuẩn và vi rút) xâm nhập vào cơ thể, mô VA đôi ki tạm thời sưng lên khi nó cố gắng chống lại nhiễm trùng. Tình trạng sưng đôi khi thuyên giảm nhưng đôi khi VA có thể bị nhiễm trùng.

Vị trí VA Vị trí VA

 VA bị sưng hoặc bị nhiễm trùng có thể khiến trẻ khó thở và gây ra những vấn đề sau:

  • Nghẹt mũi, vì vậy trẻ chỉ có thể thở bằng miệng 
  • Khó có một giấc ngủ ngon
  • Sưng hạch ở cổ
  • Vấn đề về tai

Cha mẹ hãy cho trẻ đi khám nếu trẻ có một trong các triệu chứng trên.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Tại phòng khám, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, diễn biến các triệu chứng, sau đó khám các bộ phận này. Bác sĩ cũng sẽ khám vùng cổ gần hàm.

Để kiểm tra kích thước của VA, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc soi tai mũi họng để quan sát VA. Nếu như VA bị nhiễm trùng gây viêm VA, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.

Khi nào nên cắt VA?

Thực tế viêm VA không phải loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trường hợp VA bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần trong năm thì chúng lại trở thành ổ trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn có hại.

Ban đầu khi chưa nặng hoặc chưa biến chứng, trẻ sẽ được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Thực hiện hút sạch dịch mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Quá trình điều trị diễn ra từ 3 - 4 tuần.

Nạo VA cho trẻ được chỉ định khi:

  • VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), mỗi lần kéo dài cả tháng, những lần này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
  • Gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên.
  • VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ khi điều trị nội khoa, có chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ, khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sẽ nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4. VA đã bít tắc hết cửa mũi sau của trẻ.

Chống chỉ định nạo VA trong trường hợp: có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.

Chống chỉ định tạm thời trong trường hợp:

  • Đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
  • Đang nhiễm 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết...
  • Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
  • Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.

Đôi khi, amidanVA được loại bỏ cùng một lúc. 

Trong cuộc phẫu thuật này, trẻ sẽ được gây mê toàn thân. Việc gây mê đảm bảo đứa trẻ không cảm thấy đau trong khi phẫu thuật được thực hiện. Hầu hết trẻ em có thể về nhà vào ngày phẫu thuật.

Không có thao tác nào yêu cầu khâu lại. Các vết cắt sẽ tự lành. Tuy nhiên, phải mất một ít thời gian. Sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ bị đau họng và sẽ phải ăn thức ăn mềm trong một thời gian.

Hầu hết trẻ em sẽ cảm thấy bình thường trở lại trong vòng chưa đầy một tuần. 

Xem Thêm:


Câu hỏi liên quan

Đối với viêm VA cấp tính trẻ cần được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Đối với viêm VA mạn tính tùy vào mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA cho trẻ.
Xem thêm
VA quá phát là tình trạng tái đi tái lại nhiều lần hay còn gọi là viêm VA mạn tính. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi.
Xem thêm
Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ có chỉ định nạo V.A thì phụ huynh nên hỏi rõ bác sĩ về tình trạng của con, nếu không nạo thì có ảnh hưởng gì, nạo thì có nguy cơ gì không.
Xem thêm
VA là tên viết tắt từ cụm từ tiếng Pháp “Végétation Adénoides”, tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid. Trong y khoa, VA là một tổ chức lympho nằm trong vòm họng đảm nhiệm chức năng nhận diện các loại vi khuẩn, giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể nhằm tiêu diệt những loại vi khuẩn xâm nhập gây hại cho vòm họng.
Xem thêm
Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Tuy nhiên, do dấu hiệu dễ trùng với những bệnh hô hấp thông thường như viêm họng, viêm mũi họng nên có thể gây nhầm lẫn.
Xem thêm
Nạo VA không nguy hiểm bởi đây là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến và an toàn.
Xem thêm
Ngày nay với sự phát triển của nền y học nước nhà và trên thế giới cơ nhiều phương pháp nạo VA như: nạo bằng Moure hoặc La Force, bằng Laser, bằng thiết bị cắt hút Hummer, bằng dao Plasma,... bạn không nên quá lo lắng về việc quá trình nạo VA sẽ gây đau cho trẻ.
Xem thêm
Viêm VA mạn tính là tình trạng viêm trong một thời gian dài hoặc viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần. Ngoài ra, tình trạng này được cho là đặc trưng bởi việc kết hợp với các bệnh lý phát sinh ở tai, cạnh xoang mũi và các bệnh lý liên quan khác.
Xem thêm
Nguyên tắc điều trị viêm VA là theo nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng: Các thuốc trị triệu chứng: Hạ sốt, giảm đau, Thuốc giảm ho, Thuốc nhỏ mũi,... Thuốc trị nguyên nhân: Thường sử dụng kháng sinh nhóm betalactam như penicillin, cephalosporin... trong 5 – 7 ngày.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: VA
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!