13 câu hỏi thường gặp về sốt xuất huyết

Tuy bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện từ lâu nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về nó nên dẫn đến tư tưởng chủ quan hoặc tự ý điều trị. Nhiều trường hợp đáng tiếc như vậy đã để lại biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Video: Bệnh sốt xuất huyết là gì?/ Hiểu rõ trong 5 phút

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhanh cho bạn những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi nhé! 

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, có thể lây thành dịch. Bệnh truyền từ người sang người chủ yếu là do muỗi đốt.

Khi đã mắc sốt xuất huyết một lần thì có thể bị lại nữa không?

Vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp huyết thanh là D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp vi rút đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng tất cả các tuýp vi rút khác. Vì vậy, về lý thuyết một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần.

Trung gian truyền bệnh là con gì?

Muỗi vằn Aedes AegyptiMuỗi vằn Aedes Aegypti

Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn họ Aedes. Ở Việt Nam có 2 loại thường gặp truyền vi rút Dengue là Aedes Aegypti và Aedes Albopictus, trong đó Aedes Aegypti đóng vai trò chủ yếu, Aedes Albopictus đóng vai trò thứ yếu. Chúng hoạt động chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối, bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi. Chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh.

Đối tượng nào dễ mắc sốt xuất huyết?

Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên nhóm người có nguy cơ cao hơn là trẻ em, người di cư hay du lịch đến từ vùng không lưu hành sốt xuất huyết, người dân sinh sống tại các khu đang đô thị hóa, đời sống kinh tế thấp kém, vùng có tập quán trữ nước và sử dụng nước không được kiểm soát, vùng có mật độ muỗi Aedes aegypti thường xuyên cao.

Thời gian ủ bệnh bao lâu?

Thường kéo dài từ 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

Triệu chứng sớm và thường gặp của bệnh?

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh là sốt với đặc điểm sốt cao liên tục, khó hạ sốt, có thể lên đến 40oC. Người bệnh mệt mỏi kèm theo các triệu chứng:

  • Nhức đầu nghiêm trọng;
  • Đau phía sau mắt;
  • Đau khớp và cơ;

Một triệu chứng nữa khá thường gặp đó là các nốt xuất huyết nhỏ dưới da với đặc điểm là không mất khi căng da. Nốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Khi các nốt xuất huyết dần biến mất bạn có thể thấy ngứa. Một số trường hợp xuất huyết niêm mạc với biểu hiện chảy máu mũi, chảy máu chân răng. 

Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.

Một số trường hợp cần xác định nguyên nhân thì có thể xác định kháng nguyên vi rút bằng các phương pháp miễn dịch.

Phân biệt với sốt vi rút khác như thế nào?

Sốt xuất huyết và sốt do vi rút khác đều có nguyên nhân là vi rút nên triệu chứng có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên có thể dựa vào một số đặc điểm khác biệt như:

  • Sốt trong sốt xuất huyết thường cao liên tục, khó hạ sốt, kèm theo cực kỳ mệt mỏi, đau mỏi người, đặc biệt là đau sau hốc mắt. Sốt do vi rút khác thường sốt từng cơn kèm các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như: Ho, chảy nước mũi, đau họng.
  • Nốt xuất huyết trong sốt xuất huyết phân biệt với phát ban trong sốt vi rút bằng cách căng da. Trong sốt xuất huyết nốt sẽ không biến mất, còn trong sốt vi rút khác thì nốt phát ban sẽ biến mất.

Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết sẽ thấy bạch cầu và tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên Test Dengue dương tính. Còn đối với các loại sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, bạch cầu có thể tăng nhẹ, xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết Test Dengue âm tính. 

Khi nào cần đi viện?

Khi có bất kì triệu chứng nào nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và đưa ra hướng xử trí đúng. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể cho điều trị ngoại trú hoặc chỉ định nhập viện điều trị.

Khi đang điều trị ngoại trú, khi thấy các dấu hiệu sau, người bệnh cần đi viện ngay: 

  • Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.
  • Không ăn, uống được.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đau bụng nhiều.
  • Tay chân lạnh, ẩm.
  • Mệt lả, bứt rứt.
  • Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.
  • Không tiểu trên 6 giờ.
  • Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì. 

Khi nào được ra viện?

Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định cho ra viện, về nhà theo dõi tiếp. Thông thường bác sĩ sẽ xem xét cho ra viện khi người bệnh hết sốt 2 ngày, tỉnh táo; Mạch, huyết áp bình thường; Không có hiện tượng khó thở hoặc suy hô hấp do tràn dịch màng bụng hay màng phổi; Số lượng tiểu cầu khuynh hướng hồi phục > 50.000/m2.

Bệnh có thể gây tử vong không?

Nếu không được chẩn đoán và xử trí thích đáng, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Các biến chứng có thể liệt kê dưới đây:

  • Thoát huyết tương nặng, có thể dẫn tới sốc sốt xuất huyết và tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp
  • Xuất huyết nặng: có thể gây xuất huyết não, sốc mất máu, xuất huyết võng mạc
  • Suy tạng nặng: Suy gan cấp, suy thận cấp, hôn mê, viêm cơ tim, suy tim 

Có phương pháp điều trị đặc hiệu không?

Do bệnh có nguyên nhân là vi rút nên không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ cho những trường hợp nhẹ chủ yếu là điều trị triệu chứng (giảm sốt, giảm đau), bù dịch bằng đường uống và theo dõi sát. Với những trường hợp nặng sẽ nhập viện điều trị.

Có vắc xin phòng bệnh không?

Năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê chuẩn vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiền là Dengvaxia của công ty dược Sanofi Pasteur. Ngoài ra còn có thêm khoảng 5 loại vắc xin khác được thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa cấp phép lưu hành các loại vắc xin này.

Câu hỏi liên quan

Một trong những điều người bệnh sốt xuất huyết cần làm đó là cần kiêng gió và nước lạnh. Bởi những yếu tố này có thể gây co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch nội tạng dễ dẫn đến tử vong. Thêm nữa, khi cơ thể đang bệnh, nếu bị trúng gió sẽ rất nguy hiểm. Người bệnh sẽ bị chóng mặt, nôn, nặng hơn là co cứng chân tay,…
Xem thêm
Không phải người bệnh sốt xuất huyết nào cũng bị tiêu chảy. Người bệnh bị tiêu chảy có thể do hệ miễn dịch suy giảm, hoặc do rối loạn điện giải làm rối loạn nhu dộng ruột.
Xem thêm
Rất nhiều người băn khoăn sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong vì thực tế điều này đã xảy ra. Ở trên chúng ta đã biết rằng bệnh lý này chuyển biến qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn nguy hiểm được tính từ ngày thứ 3 - thứ 7 vì khi đó mới là thời điểm xuất hiện các biến chứng. Mặt khác, từ ngày thứ 7 trở đi, sốt đã thoái lui và cơ thể dần hồi phục nên lúc này người bệnh chủ quan cho rằng mình đã khỏi bệnh.
Xem thêm
Vì vậy, người bị sốt xuất huyết cần bổ sung các loại thực phẩm sau: Một số loại hoa quả; Thực phẩm giàu vitamin C, A...
Xem thêm
Thông thường, bệnh sốt xuất huyết sẽ tự hết trong vòng 7 ngày. Từ khi khởi phát sốt đến khi xuất hiện các nốt phát ban trên người là khoảng 2 - 3 ngày. Khoảng từ 3 đến 4 ngày sau đó, các nốt phát ban sẽ xuất hiện tăng dần.
Xem thêm
Ngững điều không nên làm khi bị sốt xuất huyết: Không tự ý dùng thuốc hạ sốt, nhất là thuốc steroid hoặc non-steroid như: aspirin; Không uống trà đặc, cà phê, hút thuốc, uống rượu.
Xem thêm
Sốt xuất huyết một trong số bệnh truyền nhiễm chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt. Có thể hiểu, muỗi chính là tác nhân truyền bệnh.
Xem thêm
Thông thường, bệnh sốt xuất huyết sẽ tự hết trong vòng 7 – 10 ngày. Từ khi khởi phát sốt đến khi xuất hiện các nốt phát ban trên người là khoảng 2 - 3 ngày. Khoảng từ 3 đến 4 ngày sau đó, các nốt phát ban sốt xuất huyết ngứa sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn
Xem thêm
Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết diễn ra trong khoảng 4 đến 7 ngày, đôi khi có thể kéo dài lên tới 14 ngày.
Xem thêm
Không có một loại thuốc hay phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Các bác sĩ sẽ giúp điều trị các triệu chứng của bệnh (sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ...) và nâng cao thể trạng cho đến khi hồi phục.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sốt xuất huyết
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!