Chức năng của ruột thừa chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ung thư ruột thừa xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh biến đổi thành các tế bào ác tính với tốc độ phát triển nhanh, mất kiểm soát tạo thành khối u bên trong ruột thừa.
Ung thư ruột thừa là bệnh hiếm gặp, dưới 4% của các bệnh lý tân sinh của hệ tiêu hóa. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam/nữ là 3/1 và thường gặp ở lứa tuổi từ 60 – 70 tuổi.
Do tính chất hiếm gặp bệnh lý này nên số lượng nghiên cứu còn hạn chế. Tuy có nhiều cách phân loại khác nhau cho ung thư ruột thừa nhưng đều chưa được xác định rõ ràng.
Dưới đây là một cách phân loại mở rộng của ung thư ruột thừa
Phân loại ung thư ruột thừa
Ung thư biểu mô tuyến típ đại tràng
Nhóm này chiếm 10% các trường hợp ung thư ruột thừa và có đặc điểm hình thái tương tự như ung thư đại tràng.
Típ này thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 62 đến 65 tuổi, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
Ung thư biểu mô tuyến nhầy
Thuật ngữ tiếng anh là Mucinous adenocarcinoma of the appendix
(viết tắt là MAA). Trong típ này, tỷ lệ mắc ở nữ và nam như nhau, phổ biến ở khoảng 60 tuổi.
MAA còn được phân loại là:
- MAA độ thấp
- MAA độ cao
Ung thư biểu mô tuyến tế bào hình đài
Ung thư biểu mô tuyến tế bào hình đài có tên tiếng anh là Goblet cell adenocarcinoma (viết tắt là GCA). Đây cũng là một típ hiếm gặp, chỉ chiếm 19% các trường hợp ung thư ruột thừa ở Hoa Kỳ.
Trong khối ung thư có sự xuất hiện của các tế bào hình đài - một loại tế được tìm thấy ở lớp biểu mô lót mặt trong hệ thống ruột và hô hấp.
Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết
Có tên gọi khác là carcinoid điển hình. Khối u này hình thành từ một số loại tế bào có mặt ở thành ruột.
Nó chiếm khoảng 50% các trường hợp ung thư ruột thừa. Mặc dù, típ này có nguy cơ lan rộng và di căn, nhưng có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật.
Ung thư biểu mô tuyến tế bào nhẫn
Đây có thể được coi là một dưới típ của ung thư biểu mô tuyến đại tràng hoặc ung thư biểu mô tuyến nhầy
Mặc dù ung thư biểu mô tuyến tế bào nhẫn được xem là típ có độ ác tính cao nhất với khả năng cao di căn sang các cơ quan khác, nhưng nó rất hiếm. Típ này thường gặp ở đại tràng hoặc dạ dày, nhưng cũng đôi khi phát triển cả ở ruột thừa.
Triệu chứng ung thư ruột thừa
Trong thời gian đầu, ung thư ruột thừa có thể không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Bệnh thường được phát hiện trong quá trình phẫu thuật hoặc trong quá trình làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cho một bệnh lý khác như viêm ruột thừa hoặc đôi khi trong quá trình nội soi đại tràng định kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng có khả năng xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Bụng đầy hơi
- Khối buồng trứng
- Đau bụng kinh niên hoặc dữ dội
- Cảm thấy khó chịu không rõ ràng ở vùng bụng dưới bên phải
- Tắc ruột
- Thoát vị
- Tiêu chảy
Nhiều người không có bất kì biểu hiện nào cho đến khi ung thư tiến triển nặng.
Yếu tố nguy cơ ung thư ruột thừa
Một số các chuyên gia cho rằng không có yếu tố nguy cơ nào dẫn đến sự phát triển ung thư ruột thừa. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tiềm năng được đề xuất, bao gồm:
- Thiếu máu ác tính, thiếu vitamin B12
- Viêm dạ dày teo hoặc viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
- Hội chứng Zollinger-Ellison,
- Tiền sử gia đình mắc nhiều khối nội tiết típ 1 (MEN1), một rối loạn dẫn đến hình thành khối u trong các tuyến nội tiết
- Hút thuốc
Điều trị ung thư ruột thừa
Phương pháp điều trị ung thư ruột thừa phụ thuộc vào:
- Loại khối u
- Giai đoạn ung thư
- Sức khỏe tổng thể
Phẫu thuật mổ ruột thừa hay phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với ung thư ruột thừa khu trú. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u và ruột thừa.
Đối với một số loại ung thư ruột thừa, hoặc nếu khối u lớn hơn, bạn nên phẫu thuật mở rộng, cắt bỏ một nửa đại tràng và cả một số hạch bạch huyết.
Nếu ung thư đã lan rộng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt giảm u hay phẫu thuật cắt lọc u tối đa. Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u, dịch xung quanh và bất kỳ cơ quan lân cận nào dính vào khối u.
Điều trị bổ trợ bao gồm hóa trị liệu trước hoặc sau phẫu thuật nếu:
- Khối u lớn hơn 2 cm
- Ung thư đã lan rộng, đặc biệt là đến các hạch bạch huyết
- Ung thư xâm lấn nhiều
Các loại hóa trị bao gồm:
- Hóa trị liệu toàn thân, tiêm tĩnh mạch hoặc uống
- Hóa trị liệu vùng, thuốc được đưa trực tiếp vào bụng, chẳng hạn như hóa trị liệu trong phúc mạc (EPIC) hoặc hóa trị liệu trong phúc mạc tăng thân nhiệt (HIPEC)
- Kết hợp của các liệu pháp hóa trị liệu vùng và toàn thân.
Sau đó, bác sĩ theo dõi điều trị bằng các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, để đảm bảo khối u đã biến mất.
Tỷ lệ tái phát và tỷ lệ sống sót là bao nhiêu
Theo một khảo sát đánh giá năm 2011, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư ruột thừa sau khi phẫu thuật mổ ruột thừa là:
- 94% nếu khối ung thư là u carcinoid khu trú trong ruột thừa
- 85% nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận
- 34% nếu ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa, nhưng điều này rất hiếm đối với các khối u carcinoid
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm tăng lên đối với một số trường hợp ung thư ruột thừa được cắt bỏ một phần đại tràng và sử dụng liệu pháp hóa trị. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ung thư ruột thừa đều cần các phương pháp điều trị bổ sung này.
Tiên lượng đối với ung thư ruột thừa
Hầu hết những người bị ung thư ruột thừa giai đoạn đầu đều có tiên lượng tốt.
Đa số các trường hợp ung thư ruột thừa không được phát hiện cho đến khi phẫu thuật cắt ruột thừa được thực hiện vì những lý do khác. Sau bất kỳ chẩn đoán ung thư nào, điều quan trọng là phải khám và theo dõi thường xuyên để đảm bảo ung thư không tái phát.
Xem thêm:
- Dấu hiệu cảnh báo cấp cứu y tế của viêm ruột thừa
- Vỡ ruột thừa: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp điều trị
- Mổ ruột thừa: Các phương pháp, rủi ro và phục hồi sau phẫu thuật
- Viêm ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- Viêm ruột thừa mạn tính: Triệu chứng, điều trị và nguy cơ biến chứng