Video Tổng quan Bệnh lý "XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA"
Nhờ những kỹ thuật thăm dò hiện đại, vị trí và nguyên nhân chảy máu thường có thể xác định. Điều trị tùy thuộc vào căn nguyên.
Triệu chứng
Chảy máu quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng:
- Nôn ra máu màu đỏ hoặc màu nâu sẫm, dạng bã cà phê
- Phân đen, sền sệt như nhựa đường
- Chảy máu trực tràng: máu thường lẫn trong phân
Với chảy máu tiềm ẩn, các triệu chứng có thể là:
- Chóng mặt
- Khó thở
- Ngất xỉu
- Đau ngực
- Đau bụng
Các triệu chứng của sốc
Nếu tình trạng chảy máu bắt đầu đột ngột và tiến triển nhanh chóng, bệnh nhân có thể tiến triển đến sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm:
- Hạ huyết áp
- Vô niệu hoặc thiểu niệu kéo dài
- Mạch nhanh
- Mất ý thức
Nếu có người có triệu chứng sốc xuất hiện cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu bị nôn ra máu, thấy máu trong phân hoặc phân có màu đen, hắc ín, cũng cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đối với các dấu hiệu khác của chảy máu tiêu hoá, có thể hẹn gặp bác sĩ gia đình trước.
Nguyên nhân
Vị trí xuất huyết có thể ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới. Dưới đây là một số nguyên nhân:
Xuất huyết tiêu hoá trên:
- Viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết tiêu hóa trên. Loét dạ dày tá tràng là những vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Lý do dẫn đến loét thường là sự tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bởi axit do dạ dày tiết ra, vi khuẩn hoặc sử dụng thuốc chống viêm.
- Vết rách vùng nối thực quản dạ dày, được gọi là vết rách Mallory-Weiss, có thể gây chảy máu dữ dội, thường gặp ở bệnh nhân uống nhiều rượu.
- Giãn tĩnh mạch thực quản. Thường gặp nhất ở bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính nghiêm trọng.
- Viêm thực quản. Thường gặp nhất là trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá thấp
o Túi thừa đường tiêu hoá. Dọc đường tiêu hoá bình thường có thể có một số phần thành ống tiêu hoá phình ra tạo các túi nhỏ (bệnh túi thừa). Nếu một hoặc nhiều túi bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ gây ra bệnh viêm túi thừa.
- Bệnh viêm ruột (Inflammatory bowel disease - IBD). Bao gồm viêm loét đại tràng (gây các vết loét ở đại tràng và trực tràng), bệnh Crohn và bệnh viêm niêm mạc của đường tiêu hóa.
- Khối u. Các khối u lành tính hoặc ung thư của thực quản, dạ dày, đại trực tràng có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và gây chảy máu.
- Polyp đại tràng. Các polyp này có thể bị trợt loét và gây chảy máu. Hầu hết đều lành tính nhưng một số có thể tiến triển thành ung thư nếu không được cắt bỏ.
- Bệnh trĩ. Đây là những tĩnh mạch giãn to ở hậu môn hoặc phần thấp của trực tràng.
- Rò hậu môn. Đây là những vết rách nhỏ ở hậu môn lâu ngày hình thành tổ chức viêm hạt và không thể tự liền.
- Viêm niêm mạc trực tràng.
Các biến chứng
- Sốc
- Thiếu máu
- Tử vong
Phòng ngừa
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (nếu cần thiết) theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Không hút thuốc lá
- Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD), điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm thực quản
Chảy máu viêm trợt thực quản là nguyên nhân phổ biến thứ hai của xuất huyết đường tiêu hoá trên, thường gây chảy máu tiềm ẩn hơn là cấp tính. Chảy máu rõ ràng trên lâm sàng rất có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh loét rộng hoặc có rối loạn đông máu đi kèm.
Các chủ đề liên quan: Nôn ra máu. Đi ngoài phân đen. Loét dạ dày tá tràng. Trào ngược dạ dày thực quản. NSAID. Bệnh viêm ruột. Xuất huyết tiêu hóa. Tiêu hóa
Xem thêm: