Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xuất huyết tiêu hoá

Xuất huyết tiêu hoá (XHTH) có nhiều nguyên nhân bao gồm loét đường tiêu hoá, thuốc gây kích ứng dạ dày (aspirin), giãn tĩnh mạch thực quản - dạ dày, ung thư… XHTH xảy ra trong lòng ống tiêu hoá, không thể nhìn thấy nhưng gây ra các triệu chứng như nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Khi bị XHTH, cần phải thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ là tạm thời. Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy thức ăn cay có thể gây loét hoặc thức ăn nhạt có thể ngăn ngừa XHTH (theo Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ).

Video Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa

Khi đang bị chảy máu

Khi đang bị xuất huyết, không được dùng bất cứ thứ gì qua đường miệng, kể cả thức ăn hoặc đồ uống. Lúc này, đường tiêu hóa cần được nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục. Nếu tiếp nhận thức ăn, nó buộc phải hoạt động, giải phóng ra axit và các enzym phân hủy thức ăn trong ruột, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Trong quá trình nhịn ăn uống này, bạn sẽ nhận được dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cho đến khi hết chảy máu. 

Khi tình trạng ổn định, bạn có thể được ăn một lượng nhỏ thức ăn hoặc đồ uống để theo dõi xem XHTH có tái phát không trước khi tiếp tục chế độ ăn bình thường.

Rượu

Rượu hoạt động như một chất kích thích đường tiêu hoá. Uống rượu quá nhiều cũng gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch thực quản và ở các đoạn khác của đường tiêu hóa, một nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết. Bác sĩ luôn khuyến cao mạnh mẽ với người bệnh về việc dừng hoàn toàn uống rượu, đặc biệt với người bị nghiện rươụ. Ngoài ra, dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc kích ứng dạ dày, tá tràng.

Chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ (Nguồn: https://www.helpguide.org/)Thực phẩm giàu chất xơ (Nguồn: https://www.helpguide.org/)Cung cấp đủ lượng chất xơ giúp phân mềm và di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa tránh gây táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, trái cây, nước ép mận, ngũ cốc giàu chất xơ và ngũ cốc nguyên cám. Chúng cũng chứa các vitamin và khoáng chất sẽ giúp các mô bị tổn thương mau lành. 

Sắt

Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và sắt như cá, thịt nạc và thịt gia cầm để giúp xây dựng lại lượng sắt dự trữ đã mất trong các đợt chảy máu. Các nguồn cung cấp sắt khác nhau như các hạt thuộc họ đậu, các loại rau như rau chân vịt và rau lá xanh khác, ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường (ngũ cốc được bổ sung thêm vitamin và các vi chất trong quá trình sản xuất). Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C cùng với thực phẩm giàu sắt làm tăng hấp thu sắt.

Chất kích thích

Caffeine, thức ăn cay và cam quýt có thể gây kích ứng đường tiêu hóa của bạn. Sô cô la, trà, cà phê, soda và nước tăng lực đều chứa caffeine. Dùng lại các chất kích thích với lượng nhỏ và tăng từ từ cho đến khi bạn chắc chắn rằng đường tiêu hóa có thể tiếp nhận chúng.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!