Video: Cách trị ho cho trẻ nhanh nhất chỉ một ngày là khỏi bằng quất và đường phèn không cần dùng thuốc
Một cơn ho thông thường có thể kéo dài đến hai tuần. Nhiều trường hợp ho là do các loại virus thông thường không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu trẻ không ho quá nặng hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác giải pháp tốt nhất là điều trị tại nhà.
Điều trị ho nhằm mục đích giữ cho trẻ đủ nước, cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon. Ngăn chặn cơn ho không phải là điều quan trọng nhất.
Bài viết này đưa ra các phương pháp chữa ho cho trẻ tại nhà, đồng thời tìm hiểu cách xác định các dấu hiệu cho thấy con bạn cần đi khám bác sĩ.
8 phương pháp điều trị ho tại nhà cho trẻ
Chú ý đến tiếng ho của trẻ để giúp bạn chọn ra phương pháp điều trị ho tại nhà tốt nhất và để bạn có thể mô tả đúng về cơn ho cho bác sĩ. Ví dụ:
- Ho sâu từ ngực. Có thể là do chất nhầy trong đường thở.
- Ho khan phát ra từ cổ họng. Nó có thể là do nhiễm trùng và sưng tấy xung quanh thanh quản.
- Ho nhẹ kèm theo khò khè. Đó có thể là do dịch mũi chảy ra từ phía sau cổ họng của trẻ
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể mua những loại thuốc nhỏ mũi này ở hiệu thuốc. Dùng nước muối với ống tiêm hoặc ống bóp để làm mềm chất nhầy để giúp loại bỏ nó.
Làm theo hướng dẫn trên lọ nước muối để nhỏ mũi một cách an toàn.
Nếu không thể nhỏ những giọt nhỏ này vào mũi trẻ, việc ngồi trong bồn nước ấm cũng có thể làm thông mũi và làm mềm chất nhầy. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng chảy nước mũi sau khi nhỏ.
Bạn có thể đặc biệt muốn nhỏ nước muối sinh lý trước khi đi ngủ hoặc vào lúc nửa đêm nếu trẻ tỉnh giấc vì ho.
Đây là phương pháp điều trị ho an toàn cho trẻ
Cung cấp đủ nước
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là đặc biệt quan trọng khi con bạn bị ốm. Nước giúp cơ thể chống lại bệnh tật và giữ cho đường hô hấp luôn ẩm và khỏe mạnh.
Một cách để đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước là cho trẻ uống một khẩu phần nước (khoảng 0,2 lít) mỗi ngày. Ví dụ, một đứa trẻ một tuổi cần tối thiểu một khẩu phần nước mỗi ngày. Trẻ hai tuổi cần hai khẩu phần mỗi ngày.
Nếu con bạn không muốn uống sữa hoặc không ăn nhiều, trẻ có thể cần nhiều nước hơn. Cho trẻ uống nước một cách thoải mái (ít nhất một hoặc hai giờ một lần), nhưng đừng ép trẻ uống.
Uống mật ong
Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp chống lại nhiễm trùng.
Mật ong không an toàn cho trẻ em dưới một tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc.
Đối với trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể cho cho trẻ uống mỗi lần một thìa mật ong, có thể dùng nhiều lần, nhưng hãy chú ý lượng đường nạp vào cơ thể.
Bạn cũng có thể thử pha mật ong với nước ấm để trẻ tiêu thụ mật ong dễ dàng hơn. Điều này cũng có thêm lợi ích là giúp cung cấp nước cho con bạn.
Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ
Trẻ dưới một tuổi rưỡi không nên dùng gối khi ngủ.
Khi trẻ lớn hơn, nếu trẻ hay di chuyển lúc ngủ, việc cho nằm trên gối có thể gặp khó khăn.
Một lựa chọn khác ngoài việc sử dụng gối trong cũi hoặc giường để nâng cao đầu của trẻ, đó là thử nâng cao một đầu của nệm. Bạn có thể làm điều này bằng cách đặt một chiếc khăn đã cuộn lại dưới nệm ở phía cuối nơi con bạn tựa đầu.
Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thực hiện điều này
Bổ sung độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm
Bổ sung độ ẩm cho không khí giúp đường thở của con bạn không bị khô và làm lỏng chất nhầy. Điều này có thể làm dịu cơn ho và nghẹt mũi.
Khi mua máy tạo độ ẩm, hãy chọn máy làm ẩm không khí lạnh. Máy làm ẩm không khí lạnh an toàn hơn cho trẻ em và hiệu quả tương đương máy làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm quá trình tích tụ khoáng chất bên trong máy tạo ẩm.
Chạy máy tạo độ ẩm suốt đêm trong phòng nơi con bạn ngủ. Trong ngày, hãy chạy nó ở bất kỳ phòng nào mà trẻ ở đó nhiều nhất.
Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể thử dùng nước nóng bằng vòi sen và dùng khăn che đi các khe hở dưới cửa phòng tắm. Ngồi trong phòng tắm đầy hơi nước để giúp con bạn tạm thời giảm bớt cảm giác khó chịu tạm.
Đi dạo ngoài trời lạnh
Nếu bên ngoài trời lạnh, hãy thử sử dụng không khí trong lành và tập thể dục để giảm các triệu chứng ho.
Đưa con của bạn đi dạo ngoài trời lạnh vài phút. Bạn có thể sẽ lo lắng khi làm cách này, tuy nhiên có nhiều câu chuyện về tác dụng của phương pháp này.
Nhiều ông bố bà mẹ thậm chí còn thử mở cửa tủ đông lạnh và đứng trước mặt trẻ trong vài phút nếu trẻ thức giấc vì cơn ho vào nửa đêm.
Bôi dầu
Việc bôi dầu có chứa long não hoặc tinh dầu bạc hà có lợi hay không còn gây tranh cãi. Những người chăm sóc trẻ đã bôi dầu này lên ngực và bàn chân của trẻ em trong nhiều thế hệ, nhưng một nghiên cứu trên động vật cho thấy nó thực sự có thể làm tăng chất nhầy, có thể gây tắc nghẽn đường thở ở trẻ nhỏ, đây là một tình trạng có thể nguy hiểm.
Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại dầu dạng bôi nào. Việc bôi dầu lên chân của trẻ có thể an toàn hơn so với trên ngực nơi trẻ có thể chạm vào và sau đó dính vào mắt.
Không bao giờ sử dụng dầu cho trẻ dưới hai tuổi và không bao giờ thoa lên mặt hoặc dưới mũi của trẻ.
Sử dụng tinh dầu
Các sản phẩm thảo dược này đang ngày càng trở nên phổ biến và một số có thể có hiệu quả làm dịu cơn ho hoặc đau nhức cơ khi bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí.
Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu. Không phải tất cả các loại dầu đều an toàn cho trẻ mới và liều lượng không được quy định rõ ràng.
Trẻ có cần dùng thuốc trị ho không?
Thuốc ho không được khuyến khích cho trẻ đang tập đi hoặc bất kỳ trẻ em nào dưới sáu tuổi. Nó cũng không an toàn cho trẻ nhỏ và thường không hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng.
Bất kỳ loại thuốc kết hợp nào để điều trị ho nhiều hơn một triệu chứng đều có khả năng mang lại cho trẻ nhiều tác dụng không mong muốn hơn và làm tăng nguy cơ quá liều.
Chỉ cho trẻ từ 4 tuổi trở lên uống thuốc giảm ho do nguy cơ bị sặc.
Đối với trẻ trên một tuổi, bạn có thể thử công thức trị ho tự chế gồm mật ong hòa tan trong nước ấm và nước cốt chanh.
Điều trị từ bác sĩ
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ để điều trị triệu chứng ho cho trẻ.
Nếu con bạn bị viêm thanh khí phế quản cấp, bác sĩ nhi khoa có thể kê toa một loại steroid để giảm viêm. Bệnh này gây ra ho khan, có xu hướng xảy ra cùng với sốt.
Cơn ho thường nặng hơn vào ban đêm. Steroid hoạt động tốt nhất khi được tiêm ngay lập tức và chúng có thể được dùng cho cả những trẻ một tuổi.
Nếu bác sĩ xác định rằng con bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, họ có thể kê thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là phải điều trị đầy đủ cho con bạn: không ngừng thuốc kháng sinh ngay khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trẻ có cần đi khám không?
Nếu bạn đã điều trị ho cho con mình ở nhà trong một vài ngày và các triệu chứng nặng hơn, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa. Bạn sẽ được tư vấn về điều trị và giúp bạn quyết định có nên đến khám hay không.
Hen suyễn và dị ứng có thể gây ho mạn tính và cần được bác sĩ điều trị. Hẹn khám nếu bạn cho rằng cơn ho của trẻ là do hen suyễn hoặc dị ứng.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ nên đi khám bác sĩ bao gồm:
- Ho kéo dài hơn 10 ngày
- Sốt trên 38˚c trong hơn 3 ngày
- Thở nhanh
- Tưc ngực
- Co kéo các cơ liên sườn
- Ngoáy tai, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai
Bác sĩ sẽ quan sát nhịp thở của con bạn và trong một số trường hợp, có thể chụp X-quang để chẩn đoán.
Hãy đến phòng cấp cứu nếu con bạn:
- Hôn mê hoặc li bì
- Có dấu hiệu mất nước
- Thở nhanh hoặc không thở được
- Tím ở môi, móng tay hoặc da, đó là dấu hiệu của việc thiếu oxy
Kết luận
Ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ và có thể kéo dài hàng tuần.
Những cơn ho thường nghiêm trọng và có thể làm gián đoạn giấc ngủ, nhưng trừ khi con bạn khó thở, có dấu hiệu của bệnh phát ban hoặc trông bệnh nặng, bạn thường có thể điều trị ho tại nhà.
Xem thêm:
- Tại sao tôi lại bị ho? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
- Các kiểu ho khác nhau có nghĩa là gì? Và các biện pháp điều trị
- Ho khan: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và biện pháp hỗ trợ tại nhà
- Trị ho cho phụ nữ mang thai: Biện pháp tại nhà và các loại thuốc có thể sử dụng
- 10 phương pháp trị ho tại nhà hiệu quả khi mang thai