Tại sao tôi lại bị ho? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Ho là một phản xạ thông thường để làm sạch chất nhầy hoặc chất lạ trong đường hô hấp. Thỉnh thoảng mọi người ho để hắng giọng, nhưng một số bệnh lý có thể gây ho thường xuyên hơn.

Video: Tại sao khi bị ho, lại bị ho nhiều về đêm?

Ho kéo dài dưới ba tuần là ho cấp tính. Hầu hết các cơn ho sẽ hết hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể trong vòng hai tuần. Nếu cơn ho của bạn kéo dài từ ba đến tám tuần mới thấy cải thiện thì đó được coi là ho bán cấp. Ho dai dẳng kéo dài hơn tám tuần là ho mạn tính. Bạn nên đi khám nếu ho ra máu hoặc thấy ho “ông ổng”. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ho không cải thiện sau vài tuần, vì điều này có thể cho thấy điều gì đó nghiêm trọng hơn. 

Nguyên nhân nào gây ra ho?

Ho có thể do một số nguyên nhân gây ra

Làm sạch đường hô hấp

Ho là một cách thông thường để làm sạch phần họng của bạn. Khi đường thở của bạn bị tắc nghẽn bởi chất nhầy hoặc các chất lạ như khói hoặc bụi, ho là một phản xạ cố gắng loại bỏ các phần tử đó và giúp thở dễ dàng hơn. Thông thường, kiểu ho này tương đối không thường xuyên, nhưng cơn ho sẽ tăng lên khi tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc.

Virus và vi khuẩn

Nguyên nhân phổ biến nhất của ho là nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Nhiễm trùng đường hô hấp thường do Virus gây ra và có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nhiễm cúm có thể mất nhiều thời gian hơn một chút để khỏi hẳn mà không cần dùng đến kháng sinh.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra ho (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/) Hút thuốc lá gây ra ho (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/) 

Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ho. Ho do hút thuốc luôn là một cơn ho mãn tính với âm thanh đặc biệt. Nó thường được gọi là tiếng ho của người hút thuốc.

Bệnh hen suyễn

Nguyên nhân phổ biến gây ho ở trẻ nhỏ là bệnh hen suyễn. Thông thường, ho hen kèm theo thở khò khè nên rất dễ nhận biết. Các đợt cấp của bệnh hen suyễn nên được điều trị bằng ống hít. Trẻ em có thể hết hen suyễn khi lớn lên.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc sẽ gây ho, mặc dù đây thường là một tác dụng phụ hiếm gặp. Thuốc ức chế men chuyển (ACE), thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao và các bệnh tim, có thể gây ho. Hai trong số những thuốc ức chế men chuyển phổ biến là:

  • Zestril (lisinopril)
  • Vasotec (enalapril)

Khi ngưng sử dụng thuốc thì sẽ hết ho.

Các nguyên nhân khác

Các tình trạng khác có thể gây ho bao gồm:

  • Tổn thương dây thanh âm
  • Chảy dịch mũi sau
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, ho gà, và ung thư phổi
  • Các tình trạng nghiêm trọng như huyết khối động mạch phổi và suy tim

Một tình trạng phổ biến khác có thể gây ho mạn tính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong tình trạng này, các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Dòng chảy ngược này kích thích phản xạ trong khí quản, khiến người bệnh ho.

Cách nhận biết khi nào tình trạng ho cần được cấp cứu ngay

Hầu hết các cơn ho sẽ khỏi hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể trong vòng hai tuần. Nếu bạn bị ho không cải thiện trong khoảng thời gian này, hãy đi khám bác sĩ, vì đó có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nếu các triệu chứng khác tiến triển, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm:

  • Sốt
  • Đau ngực
  • Nhức đầu
  • Buồn ngủ
  •  Lo âu

Ho ra máu hoặc khó thở cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Điều trị ho như thế nào?

Ho có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Đối với người lớn khỏe mạnh, hầu hết các phương pháp điều trị sẽ liên quan đến việc tự chăm sóc.

Điều trị tại nhà

Sử dụng thuốc xịt mũi (nguồn: https://www.babycentre.co.uk/)  Sử dụng thuốc xịt mũi (nguồn: https://www.babycentre.co.uk/)  

Không điều trị ho do virus bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn có thể làm dịu cơn ho bằng những cách sau:

  • Đảm bảo đủ nước bằng cách uống nhiều nước.
  • Kê cao đầu bằng gối phụ khi ngủ.
  • Dùng thuốc giảm ho để làm dịu cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên để loại bỏ chất nhầy và làm dịu cổ họng.
  • Tránh các chất gây kích ứng, bao gồm khói và bụi.
  • Thêm mật ong hoặc gừng vào trà nóng để giảm ho và làm sạch đường thở.
  • Dùng thuốc xịt mũi để thông mũi và dễ thở.

Chăm sóc y tế tại bệnh viện

Thông thường, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách nhìn xuống cổ họng, lắng nghe tiếng ho và hỏi về bất kỳ triệu chứng nào khác của bạn. Nếu ho có khả năng là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh uống. Thông thường, bạn sẽ cần dùng thuốc trong một tuần để chữa khỏi hoàn toàn cơn ho. Siro ho long đờm hoặc thuốc giảm ho có chứa codein cũng có thể được kê trong đơn thuốc của bạn.

Nếu bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ho, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung. Điều này có thể bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi để đánh giá tình trạng bệnh lý phổi
  • Xét nghiệm máu và làm test da nếu nghi ngờ dị ứng
  • Phân tích đờm hoặc chất nhầy để tìm dấu hiệu của vi khuẩn hoặc bệnh lao

Nhỏ dị nguyên

Quan sát phản ứng da

Lẩy da


Minh họa test da (nguồn: https://kallergy.com/) Minh họa test da (nguồn: https://kallergy.com/) 

Rất hiếm khi ho là triệu chứng duy nhất của các vấn đề liên quan đến tim, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm tim để đảm bảo rằng tim của bạn đang hoạt động bình thường và không phải nguyên nhân gây ra ho.

Các trường hợp khó có thể yêu cầu kiểm tra thêm:

  • Chụp cắt lớp. Chụp CT cung cấp một cái nhìn sâu hơn về đường thở và lồng ngực. Nó có thể hữu ích khi xác định nguyên nhân gây ho.
  • Theo dõi pH thực quản. Nếu chụp CT không cho thấy nguyên nhân, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Một trong những xét nghiệm mà các bác sĩ chuyên khoa này có thể sử dụng là theo dõi độ pH thực quản để tìm bằng chứng về GERD. 

Trong trường hợp các phương pháp điều trị trước đó không thể thực hiện được hoặc rất khó thành công, hoặc cơn ho dự kiến sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ho.

Biến chứng nếu không được điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, cơn ho sẽ biến mất tự nhiên trong vòng một hoặc hai tuần sau khi lần khởi phát đầu tiên. Ho thường không gây ra bất kỳ tổn thương hoặc triệu chứng lâu dài nào. Trong một số trường hợp, ho nặng có thể gây ra các biến chứng tạm thời như:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Gãy xương sườn

Những trường hợp này rất hiếm và sẽ hết khi cơn ho biến mất.

Ho là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn khó có thể tự khỏi. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn và gây ra các triệu chứng khác.

Những biện pháp phòng ngừa cơn ho

Mặc dù ho không thường xuyên là cần thiết để làm sạch đường thở, nhưng có nhiều cách bạn có thể ngăn ngừa các cơn ho khác.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ra ho mạn tính. Rất khó chữa khỏi bệnh ho của người hút thuốc. Có rất nhiều phương pháp có sẵn để giúp bạn ngừng hút thuốc, từ các thiết bị cho đến các nhóm tư vấn và mạng lưới hỗ trợ. Sau khi ngừng hút thuốc, bạn sẽ ít bị cảm lạnh hoặc giảm ho mạn tính rất nhiều.

Thay đổi chế độ ăn uống

Một nghiên cứu cũ hơn vào năm 2004 cho thấy những người ăn chế độ ăn nhiều trái cây, chất xơ và flavonoid ít bị các triệu chứng hô hấp mạn tính như ho.

Nếu bạn cần giúp đỡ để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, bác sĩ có thể tư vấn hoặc giới thiệu bạn đến chuyên gia dinh dưỡng.

Thói quen sinh hoạt

Nếu có thể, bạn nên hạn chế tiếp xúc với bất kỳ ai bị bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như viêm phế quản, để tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Rửa tay thường xuyên và không dùng chung đồ dùng, khăn tắm hoặc gối.

Nếu bạn có các tình trạng bệnh lý có thể làm tăng khả năng bị ho, chẳng hạn như GERD hoặc hen suyễn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các chiến lược xử trí khác nhau. Sau khi tình trạng được kiểm soát, bạn có thể thấy cơn ho của mình biến mất hoặc ít xuất hiện hơn nhiều.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Tăng độ ẩm: Bằng cách dùng máy tạo độ ẩm làm ẩm không khí hoặc hít thở hơi nước từ vòi hoa sen nóng hay trà ấm trước khi ngủ. Kê cao đầu khi ngủ bằng cách thêm một chiếc gối phụ.
Xem thêm
Trị ho cho trẻ: 10-20g hoa đu đủ đực (chọn hoa mới nở) trộn với đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm trong 15-20 phút, sau đó lấy ra đem nghiền nát để dùng. Cho trẻ uống làm 2-3 lần trong ngày với nước đun sôi để nguội. Uống trong 3 ngày.
Xem thêm
Các vị phụ huynh nên cho con bổ sung thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng cho trẻ. Do đó việc kiêng khem thịt gà khi bị ho là hoàn toàn sai lầm.
Xem thêm
Trẻ bị ho nên tắm các loại thảo dược sau đây: Lá gừng; Lá trầu không; Lá ngải cứu; Lá tía tô...
Xem thêm
Cháo hành tây; Cháo nhị bì và cam thảo; Cháo bí ngô táo đỏ; Cháo gà...
Xem thêm
Cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng và chính xác.
Xem thêm
Bố mẹ nên bế trẻ áp ngực vào vai và tay còn lại vuốt lưng con theo hướng từ trên xuống dưới để phần dịch vị xuống dạ dày.
Xem thêm
Trẻ bị ho nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và chất sắt như: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Xem thêm
Phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng thuốc để chữa ho. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị và uống thuốc để chữa ho hiệu quả và an toàn cho thai nhi.
Xem thêm
Đối với bé 2 tháng tuổi bị ho và hắt hơi, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ho
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!