Tình trạng giảm axit dạ dày: 6 cách khắc phục

Dịch vị là một dịch tiêu hóa có chứa axit clohydric (HCl) và các enzym tiêu hóa. Trong đó, axit clohydric giúp tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Có một số lý do khiến dạ dày không sản xuất đủ axit, bao gồm nhiễm trùng, một số loại thuốc nhất định và quá trình lão hóa.

Khi gặp tình trạng giảm axit dạ dày (tiếng Anh là Hypochlorhydia), các cơ quan tiêu hóa khác không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn.

Bài viết này sẽ thảo luận về 6 cách tự nhiên để tăng axit dạ dày. Nó cũng sẽ đề cập đến nguyên nhân của tình trạng giảm axit dạ dày và một số yếu tố nguy cơ liên quan. 

6 cách tự nhiên để tăng axit dạ dày

Phương pháp điều trị tình trạng giảm axit dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, có một số phương pháp có thể áp dụng tại nhà để cải thiện nồng độ axit dạ dày.

Dưới đây là 6 cách có thể áp dụng để tăng axit dạ dày một cách tự nhiên.

Bổ sung HCl

Theo một đánh giá năm 2015, người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc các tình trạng tiêu hóa dẫn đến giảm nồng độ axit dạ dày.

Các tình trạng tiêu hóa có thể làm giảm nồng độ axit dạ dày bao gồm nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn) và viêm teo dạ dày (được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày).

Theo tuổi tác, dạ dày cũng sản xuất ít pepsin hơn. Pepsin là một loại enzym phân giải protein và hỗ trợ tiêu hóa.

Những người có nồng độ axit dạ dày thấp có thể cải thiện tình trạng này bằng việc bổ sung HCl. Các sản phẩm bổ sung enzym tiêu hóa có chứa pepsin đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi.

Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào. Mặc dù các sản phẩm bổ sung có thể làm giảm bớt các triệu chứng nhưng tình trạng giảm axit dạ dày có thể là do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cần được thăm khám và chẩn đoán.

Tăng cường bổ sung kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có trong tế bào. Dạ dày sử dụng kẽm để sản xuất HCl.

Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm. Nguồn ảnh: https://vitanovas.net/Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm. Nguồn ảnh: https://vitanovas.net/Viện Y tế Quốc gia của Mỹ (The National Institutes of Health - NIH) khuyến cáo người lớn nên tiêu thụ từ 8 – 11 mg kẽm mỗi ngày.

Những người không nạp đủ kẽm trong chế độ ăn và những người kém hấp thu kẽm có thể có nồng độ axit dạ dày thấp. Giải quyết tình trạng thiếu kẽm có thể giúp tăng nồng độ axit dạ dày.

Bạn có thể tăng lượng kẽm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung kẽm. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung mới nào.

Một số thực phẩm giàu kẽm có thể bổ sung vào chế độ ăn uống, bao gồm:

  • Hàu
  • Tôm hùm
  • Thịt bò
  • Các loại quả hạch và hạt điều
  • Các loại đậu
  • Sữa chua
  • Ngũ cốc

Dùng men vi sinh

Men vi sinh là những chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi cho việc hỗ trợ sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Một bài báo đánh giá năm 2017 đã tìm thấy bằng chứng về mối liên quan giữa nồng độ axit dạ dày thấp và sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột.

Dùng men vi sinh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp tăng nồng độ axit dạ dày.

Men vi sinh có trong thực phẩm có lợi trong việc cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Nguồn ảnh: https://www.lifestyleasia.com/Men vi sinh có trong thực phẩm có lợi trong việc cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Nguồn ảnh: https://www.lifestyleasia.com/Thực phẩm có chứa men vi sinh tự nhiên bao gồm:

  • Sữa chua
  • Phô mai tươi
  • Nấm sữa (Kefir)
  • Cải bắp lên men (Sauerkraut)
  • Kim chi
  • Tương nén (Tempeh)
  • Nấm thủy sâm (Kombucha)
  • Tương miso

Ăn gừng

Khả năng chống viêm của gừng có thể giúp giảm viêm dạ dày do giảm axit dạ dày.

Gừng thường được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa buồn nôn, đau dạ dày và khó tiêu.

Gừng là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Nguồn ảnh: https://timesofindia.indiatimes.com/Gừng là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Nguồn ảnh: https://timesofindia.indiatimes.com/Một số ý kiến cho rằng gừng có thể kích thích sản xuất và bài tiết các enzym tiêu hóa cần thiết và giúp nhuận tràng.

Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng khoa học để ủng hộ đầy đủ cho những quan điểm này, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Hạn chế ăn carbohydrat tinh chế

Thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp tăng axit dạ dày. Ví dụ, chế độ ăn nhiều carbohydrat tinh chế (thực phẩm nhiều đường và ít chất xơ, thực phẩm giàu tinh bột) có thể dẫn đến viêm dạ dày nói riêng và viêm hệ tiêu hóa nói chung.

Một số nghiên cứu cho rằng ăn quá nhiều carbohydrat tinh chế và đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm dạ dày, một số khác lại cho rằng đây là điều kiện dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men trong dạ dày, gây ra tiêu chảy, đầy hơi và táo bón.

Chế độ ăn diệt nấm Candida loại bỏ gluten, đường và một số sản phẩm từ sữa. Nguồn ảnh: https://www.amymyersmd.com/ Chế độ ăn diệt nấm Candida loại bỏ gluten, đường và một số sản phẩm từ sữa. Nguồn ảnh: https://www.amymyersmd.com/ Một số ý kiến cho rằng có thể áp dụng chế độ ăn diệt nấm Candida, bao gồm việc loại bỏ gluten, đường và một số sản phẩm từ sữa ra khỏi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh rằng điều này có thể ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm men trong ruột

Nhai kỹ

Nhai là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa. Việc nhai sẽ chia nhỏ thức ăn thành nhiều viên thức ăn nhỏ hơn. Những viên này được nhào trộn với nước bọt, sau đó sẽ tiếp tục tham gia quá trình tiêu hóa.

Những người có các triệu chứng của tình trạng giảm axit dạ dày có thể ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ hơn. Điều này sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. 

Các triệu chứng của tình trạng giảm axit dạ dày

Giảm axit dạ dày là một tình trạng xảy ra khi một người có nồng độ HCl trong dạ dày thấp. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đầy hơi
  • Ợ hơi
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Ợ nóng
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng, như sắt và vitamin B12
  • Rụng tóc 

Nguyên nhân của tình trạng giảm axit dạ dày


Một số yếu tố có thể góp phần vào tình trạng giảm axit dạ dày, bao gồm:

  • Sử dụng lâu dài các loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ axit dạ dày, như thuốc kháng axit
  • Suy giáp
  • Nhiễm trùng mạn tính hoặc nhiễm trùng tái phát tại đường tiêu hóa
  • Ung thư dạ dày hoặc ung thư tụy
  • Tuổi tác
  • Thiếu kẽm
  • Phẫu thuật dạ dày 

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng giảm axit dạ dày

Tình trạng giảm axit dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở người từ 60 tuổi trở lên.

  • Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ giảm axit dạ dày, bao gồm:
  • Sử dụng thuốc kháng axit mạn tính và một số loại thuốc theo đơn
  • Thiếu kẽm
  • Thường xuyên căng thẳng cao độ
  • Nhiễm khuẩn H. pylori ở dạ dày
  • Tiền sử phẫu thuật cắt bỏ dạ dày 

Khi nào cần gặp bác sĩ?


Dù đôi khi đầy hơi và đau dạ dày có thể dẫn đến khó chịu, nhưng các triệu chứng này có xu hướng tự biến mất theo thời gian.

Tuy nhiên, Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ (The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases – NIDDK) khuyến cáo nên tìm đến bác sĩ nếu tình trạng khó tiêu kéo dài hơn 2 tuần.

Tình trạng khó tiêu khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Nguồn ảnh: https://www.athreyaherbs.com/ Tình trạng khó tiêu khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Nguồn ảnh: https://www.athreyaherbs.com/ Tổ chức này cũng khuyến nghị nên đi khám ngay lập tức nếu có các triệu chứng sau:

  • Có máu trong phân hoặc chất nôn
  • Thường xuyên nôn mửa
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Đau hoặc khó nuốt
  • Đau ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay
  • Đau dạ dày liên tục, dữ dội
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Vàng da hoặc vàng mắt 

Kết luận

Giảm axit dạ dày là một tình trạng tương đối phổ biến có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và thay đổi thói quen đi ngoài.

Dù không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng nhưng nó có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn tính và làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nghiêm trọng.

Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của tình trạng giảm axit dạ dày và làm tăng nồng độ axit dạ dày bằng cách thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống.

Bổ sung HCl có chứa pepsin đem lại lợi ích cho người lớn tuổi. Đây là một loại enzym tiêu hóa thiết yếu.

Những người bị đau kéo dài hơn 2 tuần có thể cân nhắc đến việc đi khám chuyên gia.

Có một số phương pháp có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng chứng minh các phương pháp này.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám trước khi dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung mới hoặc thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống quan trọng nào.

Bạn cũng nên đi khám nếu bị khó tiêu kéo dài hơn 2 tuần và cần được điều trị nếu có máu trong phân, nôn mửa thường xuyên hoặc sút cân không rõ nguyên nhân.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!