Dưới đây là ba ví dụ về thức ăn mà con người tiêu thụ và dự đoán tốc độ làm rỗng dạ dày phù hợp:
- Một cốc nước lớn: Dạ dày giãn ra, nhưng không có chất rắn để nghiền và hóa lỏng. Sau khi nước đến ruột non, không cần xử lý thêm trước khi hấp thu - Tốc độ làm rỗng dạ dày rất nhanh.
- Một chiếc bánh mì kẹp 2 lát pho mát với khoai tây chiên: Dạ dày giãn ra, thức ăn phải được hóa lỏng và được giữ lại trong dạ dày đủ lâu để pepsin và axit có thể tiêu hóa tốt protein. Ngoài ra, dưỡng chấp tạo thành phải được đưa xuống ruột non từ từ để không gây quá tải, đặc biệt là khi tiêu hóa chất béo - Tốc độ làm rỗng dạ dày chậm.
- Một miếng gà viên chiên: Dạ dày sẽ không bị giãn ra sau "bữa ăn" kiểu này và có khá ít kích thích đối với nhu động dạ dày - Tốc độ làm rỗng dạ dày chậm.
Sau khi tiêu thụ một bữa ăn đặc, có một khoảng thời gian đình trệ từ 20 đến 30 phút, lúc đó tốc độ làm rỗng dạ dày là tối thiểu. Tiếp theo là giai đoạn tăng tốc độ làm rỗng dạ dày gần như theo đường tuyến tính. Trong khi đó, chất lỏng thường được vận chuyển ra khỏi dạ dày với tốc độ cấp số nhân.
Đối với chất lỏng, yếu tố quyết định chính đối với tốc độ làm rỗng dạ dày là thể tích và thành phần chất lỏng. Nếu chất lỏng có ít chất dinh dưỡng (ví dụ: nước) thì có mối quan hệ cấp số nhân giữa thể tích và tốc độ làm rỗng: thể tích lớn có tốc độ làm rỗng nhanh hơn so với thể tích nhỏ theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, nếu chất lỏng ưu trương hoặc có tính axit hoặc giàu chất dinh dưỡng như chất béo hay một số axit amin nhất định, tốc độ làm rỗng dạ dày sẽ chậm hơn đáng kể và không theo cấp số nhân. Thật vậy, có thể dự đoán tương đối chính xác tốc độ làm rỗng dạ dày đối với một loại thức ăn nào đó nếu biết tỉ trọng chất dinh dưỡng. Tỉ trọng chất dinh dưỡng được cảm thụ chủ yếu ở ruột non bởi các thụ thể thẩm thấu và thụ thể hóa học, sau đó được truyền đến dạ dày dưới dạng các tín hiệu nội tiết và thần kinh, dẫn đến ức chế quá trình làm rỗng dạ dày bằng cách thay đổi nhu động của dạ dày. Sự hiện diện của chất béo trong ruột non sẽ ức chế mạnh nhất lên quá trình làm rỗng dạ dày, dẫn đến việc dạ dày giãn ra và giảm co bóp dạ dày - khi chất béo đã được hấp thu, kích thích ức chế sẽ bị loại bỏ và nhu động dạ dày trở lại bình thường.
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của quá trình làm rỗng dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát các rối loạn nhu động dạ dày. Đây là một tình trạng tương đối phổ biến ở cả người và động vật.
Xem thêm:
- Sinh thiết và nuôi cấy mô dạ dày: Mục đích và quy trình thực hiện
- Chụp quá trình làm rỗng dạ dày
- Những điều cần biết về tăng axit dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
- Những điều cần biết về bệnh polyp dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị