Thuốc Hyoscine Butylbromide 10mg - Điều trị trường hợp dạ dày, đường mật và đường niệu - Cách dùng

Hyoscine là thuốc chỉ định trong các trường hợp dạ dày, đường mật và đường niệu – sinh dục bị co thắt cấp tính, kể cả các cơn đau quặn mật và tại thận.. Vậy thuốc Hyoscine được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Hyoscine 

Thuốc Hyoscine có thành phần chính là Hyoscine butylbromide

Hyoscine butylbromide thể hiện tác dụng giãn cơ trơn trên đường tiêu hóa, đường mật và đường sinh dục - tiết niệu. Như một dẫn xuất ammonium bậc bốn, hyoscine butylbromide không vào hệ thần kinh trung ương. Do đó, tác dụng phụ kháng cholinergic trên hệ thần kinh trung ương không xuất hiện. Tác dụng kháng cholinergic ngoại biên là kết quả của sự ức chế hạch trong phạm vi thành nội tạng cũng như tác dụng kháng muscarinic.

 Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Hyoscine 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 10mg 

Mỗi 1 viên chứa 

  • Hyoscine butylbromide 10mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc Hyoscine Butylbromide 10mg : 150.000 VNĐ/hộp 5 vỉ x 20 viên 

Ngoài ra thuốc còn được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau 

  • Cao dán 1,5mg/miếng dán. Hộp 2 miếng
  • Dung dịch tiêm 20mg/ml

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Hyoscine 

Thuốc hyoscine có nhiều tác động lên cơ thể bao gồm làm giảm tiết dịch, giảm nhu động dạ dày và ruộtThuốc hyoscine có nhiều tác động lên cơ thể bao gồm làm giảm tiết dịch, giảm nhu động dạ dày và ruộtChỉ định

Hyoscine là một thuốc kháng cholinergic. 

  • Thuốc hyoscine có nhiều tác động lên cơ thể bao gồm làm giảm tiết dịch, giảm nhu động dạ dày và ruột, giãn nở đồng tử. 
  • Bạn dùng thuốc hyoscine để giảm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt do say tàu xe và phục hồi sau khi gây mê và phẫu thuật. 
  • Thuốc hyoscine còn được dùng để điều trị bệnh Parkinson, tình trạng co cứng cơ, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa và các tình trạng khác.
  • Thuốc hyoscine cũng có thể được dùng cho các mục đích khác không được nêu trong hướng dẫn dùng thuốc này.

 Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Trẻ em dưới 24 tháng, Glaucom, phì đại tiền liệt tuyến, bệnh xuất huyết, quá mẫn thuốc, tim nhanh, phình to đại tràng, nhược cơ.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Hyoscine 

Cách dùng 

Thuốc được sử dụng bằng đường uống

Uống nguyên viên với một cốc nước đầy 

Liều lượng 

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

  • Liều dùng thông thường: Dùng 1-2 viên/lần, ngày uống 3 lần.
  • Hội chứng ruột kích thích: Uống khởi điểm 1 viên/lần, ngày uống 1 lần, sau đó tăng liều.

Trẻ em:

Trẻ em dưới 12 tuổi chưa được khuyến cáo sử dụng thuốc . Hyoscine butylbromide có thể không an toàn cho trẻ. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi cho trẻ uống thuốc.

Tác dụng phụ thuốc Hyoscine 

Sử dụng thuốc hyoscine có thể gây nhìn mờSử dụng thuốc hyoscine có thể gây nhìn mờ

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc hyoscine dùng cho mắt và gọi cấp cứu ngay lập tức:

  • Dị ứng (khó thở, co thắt cổ họng, sưng môi, lưỡi hoặc mặt hoặc phát ban);
  • Nhịp tim bất thường hoặc nhanh;
  • Gặp ảo giác hoặc có hành vi bất thường (đặc biệt là ở trẻ em);
  • Trướng bụng hoặc phình bụng (ở trẻ sơ sinh).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng của thuốc có thể xảy ra. Trong trường hợp này, bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc hyoscine dùng cho mắt và báo cho bác sĩ nếu bạn:

  • Nhìn mờ;
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời;
  • Ngứa và nóng rát;
  • Sưng mí mắt.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý thuốc Hyoscine 

Báo với bác sĩ, dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ loại tá dược trong thuốc.

Tránh sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không được chỉ định của bác sĩ

Thận trọng khi sử dụng Hyoscine butylbromide cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú 

Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc này ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy, trước khi sử dụng, hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để nắm được lợi ích và rủi ro.

Thuốc Hyoscine butylbromide thuộc nhóm C (có thể có nguy cơ) đối với thai kỳ theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.

Tương tác thuốc Hyoscine 

Thuốc hyoscine có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc hyoscine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bác sĩ không khuyến cáo dùng thuốc hyoscine với bất kỳ các thuốc sau đây, nhưng bạn có thể được yêu cầu trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều hoặc tần suất dùng một hoặc cả hai loại thuốc. Những thuốc có thể tương tác với thuốc hyoscine bao gồm:

  • Acrivastine;
  • Bupropion;
  • Morphine;
  • Morphine Sulfate Liposome;
  • Oxymorphone;

Thuốc hyoscine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc hyoscine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tăng nhãn áp, góc hẹp – bạn không nên dùng thuốc ở bệnh nhân có tình trạng này;
  • Tăng nhãn áp, góc mở (góc rộng);
  • Tắc nghẽn ruột hoặc dạ dày;
  • Tiền sử mắc bệnh về thần kinh;
  • Tiền sử bị động kinh;
  • Vấn đề tiết niệu (ví dụ như tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc khó tiểu) – bạn nên sử dụng thận trọng vì có thể làm cho những tình trạng trên trầm trọng hơn;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận – bạn nên sử dụng thận trọng vì các tác dụng thuốc có thể tăng lên do quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể chậm hơn

Bảo quản thuốc Hyoscine 

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định. 

Xem thêm

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!