Thuốc Don-A - Giảm triệu chứng buồn nôn - Hộp 1 lọ 30ml - Cách dùng

Thuốc Don-A thường được dùng để giảm triệu chứng buồn nôn. Vậy thuốc Don-A được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Don-A

Don-A có thành phần chính là Domperidone.

Domperidon là chất kháng dopamin, có tính chất tương tự như metoclopramid hydroclorid. Do thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não nên domperidon không có ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh. Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hoá, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng lại không ảnh hưởng lên sự bài tiết của dạ dày. Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồng nôn và nôn cấp, cả buồn nôn và nôn da dùng levodopa hoặc brommocriptin ở người bệnh Parkinson.

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc Don-A

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Hỗn dịch: Hộp 1 lọ 30ml

Mỗi lọ Don-A: Domperidone 5mg/ml; tá dược vừa đủ.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc thuốc Don-A

Chỉ định 

Thuốc Don-A được chỉ định trong trường hợp nôn mạn tính ở trẻ emThuốc Don-A được chỉ định trong trường hợp nôn mạn tính ở trẻ em

Buồn nôn và nôn do: Viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường tiêu hoá, đau nửa đầu; 

nôn hậu phẫu; nôn do dùng thuốc; nôn do xạ trị, nôn mạn tính ở trẻ em.

Chậm tiêu do: Viêm thực quản trào ngược, đầy hơi sau khi ăn, viêm và viêm loét dạ dày.

Chống chỉ định 

  • Quá mẫn với domperidon.
  • Chảy máu đường tiêu hóa hoặc thủng đường tiêu hóa.
  • Tắc ruột cơ học.
  • U tuyến yên tiết prolactin (prolactinome).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Suy gan.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Don-A

ch dùng thuốc Don-A

Thuốc dùng đường uống. Uống trước bữa ăn 30 phút.

Liều dùng thuốc Don-A

Người lớn: 10 – 20mg x 2 – 3 lần/ngày.

Trẻ em và sơ sinh: 0,2 – 0,4mg/kg, 2 – 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ thuốc Don-A

Có thể xảy ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy khi sử dụng thuốc Don-ACó thể xảy ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy khi sử dụng thuốc Don-A

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Dị ứng, phát ban.

Nhức đầu, căng thẳng, buồn ngủ.

Khô miệng, chảy sữa, vú to ở nam giới.

Giảm ham muốn, chán ăn, ói mửa, xanh xao.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Don-A

Lưu ý chung

Chỉ được dùng domperidon không quá 12 tuần cho người bệnh Parkinson. Có thể xuất hiện các tác dụng có hại ở thần kinh trung ương. Chỉ dùng domperidon cho người bệnh Parkinson khi các biện pháp chống nôn khác an toàn hơn không có tác dụng.

Phải giảm 30 – 50% liều ở người bệnh suy thận và cho uống thuốc làm nhiều lần trong ngày.

Thận trọng không dùng đồng thời với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (như cimetidin, ketoconazol, erythromycin) do có khả năng gia tăng nguy cơ làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.

Phụ nữ có thai

Chưa có dữ liệu về độ an toàn của domperidon trên người, tuy nhiên sử dụng thuốc trên động vật đã thấy thuốc có khả năng gây dị tật thai do vậy không dùng thuốc cho người mang thai.

Phụ nữ cho con bú

Một lượng nhỏ domperidon được bài tiết vào sữa mẹ (tỷ lệ nồng độ thuốc trong sữa mẹ/huyết tương = 0,03); tuy nhiên do có khả năng gây độc tính cao trên mẹ nên không dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú. 

Tương tác thuốc Don-A

Thuốc giảm đau opioid và các thuốc kháng cholinergic có thể đối kháng tác dụng của domperidon trên nhu động đường tiêu hóa.

Các thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc CYP3A4 ở gan (như ketoconazol và các azol chống nấm khác, erythromycin, ritonavir…) có thể làm giảm chuyển hóa của domperidon, làm gia tăng nguy cơ gây kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ và nguy cơ gây loạn nhịp tim. Vì vậy nên tránh dùng cùng các thuốc này với domperidon.

Domperidon có thể đối kháng tác dụng làm giảm prolactin huyết tương của bromocriptin.

Domperidon có thể làm tăng tốc độ hấp thu qua đường tiêu hóa của paracetamol do làm thay đổi nhu động đường tiêu hóa. 

Bảo quản thuốc Don-A 

Bảo quản thuốc trong bao bì kín.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Quá liều domperidon thường xuất hiện các biểu hiện buồn ngủ, mất khả năng xác định phương hướng, hội chứng ngoại tháp, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.

Xử trí ngộ độc cấp và quá liều: rửa dạ dày, dùng than hoạt, điều trị triệu chứng. Các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc điều trị Parkinson có khả năng giúp kiểm soát hội chứng ngoại tháp trong trường hợp quá liều.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!