Thuốc Ceftidin - Điều trị nhiễm trùng - 1g/2g - Cách dùng

Ceftidin thường được dùng trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy thuốc Ceftidin thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Ceftidin

Thuốc Ceftidin có thành phần chính là Ceftazidime

Ceftazidime là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzym tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc bền vững với hầu hết các beta-lactamase của vi khuẩn, trừ enzym của Bacteroides. Ceftazidime có tác dụng diệt khuẩn và có hoạt phổ rộng tương tự cefotaxim nhưng tăng nhạy cảm với Pseudomonas spp. và giảm tác dụng với Staphylococci, Streptococci. Khác với cefotaxim, thuốc không có chất chuyển hóa có hoạt tính.

Ceftazidime có tính bền vững cao đối với sự thủy phân do đa số beta-lactamase. Ceftazidime có tác dụng in vitro chống lại nhiều vi khuẩn Gram âm. Thuốc nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram âm đã kháng aminoglycosid và các vi khuẩn Gram dương đã kháng ampicilin cùng các cephalosporin khác. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Ceftidin

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Bột pha tiêm Ceftidin 1g/2g: Hộp 1 lọ

Mỗi 1 lọ

  • Ceftazidime (dưới dạng Ceftazidim pentahydrat) 2g
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc Ceftidin 2g: 50.000 VNĐ/ lọ. 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ceftidin

Chỉ định

Ceftidin được chỉ định trong điều trị viêm phổi do vi khuẩn nhạy cảm   

Thuốc Ceftidin được chỉ định dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm trùng vùng da và cấu trúc da.
  • Nhiễm trùng đường tiết liệu, cả biến chứng và chưa biến chứng.
  • Nhiễm trùng xương và khớp.
  • Nhiễm trùng phụ khoa.
  • Nhiễm trùng ổ bụng.
  • Nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm cả viêm màng não.

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với ceftazidime hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với cephalosporin khác, đặc biệt đối với người có tiền sử sốc phản vệ với các penicilin.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Ceftidin

Cách sử dụng

  • Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu: thường tiêm vào góc phần tư phía trên của mông hoặc phần bên của bắp đùi.
  • Chỉ dẫn pha dung dịch tiêm truyền:
  • Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc (Ceftazidime 1g) trong 3ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch lilocain hydroclorid 0,5 % hay 1%.
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc (Ceftazidime 1g) trong 10 ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%.
  • Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ 10-20 mg/ml (1-2g thuốc trong 100ml dung môi).

Liều lượng

Liều thường dùng ở người lớn là 1g mỗi 8 giờ một lần hoặc 2g mỗi 12 giờ một lần, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bắp sâu. Không cần điều chỉnh liều đối với trường hợp suy chức năng gan.

Những liều gợi ý của Ceftazidime trong trường hợp bệnh nhân suy thận như sau:

Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều gợi ý |Tần suất dùng

  • 50-31 | 1 gam |12 giờ một lần
  • 30-16 | 1 gam |24 giờ một lần
  • 15-6 | 500 mg | 24 giờ một lần
  • <5 | 500 mg | 48 giờ một lần

Liều dùng cho bệnh nhân nhi theo chỉ định của bác sỹ hoặc khuyến cáo dưới đây :

  • Trẻ sơ sinh (0-4 tuần) : 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch | 12 giờ một lần
  • Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: 30-50 mg/kg tiêm tĩnh mạch tối đa 6g/ngày | 8 giờ một lần

Sử dụng ở người cao tuổi: liều thông thường không nên vượt quá liều 3g mỗi ngày, đặc biệt ở nhưng bệnh nhân trên 70 tuổi.

Tác dụng phụ thuốc Ceftidin

Inserting image...Buồn nôn là tác dụng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc 

Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc:

  • Kích ứng tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch, dị ứng và phản ứng đường tiêu hóa, ngứa, ban dát sần, ngoại ban.

Các tác dụng phụ ít gặp

  • Đau đầu, chóng mặt, sốt, phù Quincke, phản ứng phản vệ.
  • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào, phản ứng Coombs dương tính, .
  • Loạn cảm, loạn vị giác; ở người bệnh suy thận điều trị không đúng liều có thể co giật, bệnh não, run, kích thích thần kinh cơ.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Các tác dụng phụ hiếm gặp

  • Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết.
  • Viêm đại tràng màng giả.
  • Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson. Hoại tử da nhiễm độc.
  • Tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm.
  • Giảm tốc độ lọc tiểu cầu thận, tăng urê và creatinin huyết tương.
  • Có nguy cơ bội nhiễm Enterococci và Candida.

Lưu ý sử dụng thuốc Ceftidin

Trước khi dùng thuốc Ceftidin bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra (ví dụ như chóng mặt), có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

Phụ nữ mang thai 

Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm không nhận thấy có tác dụng độc cho thai. Tuy nhiên, do chưa có những nghiên cứu được kiểm tra trên người mang thai nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

Thuốc bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ nên cần phải thận trọng khi dùng cho người đang cho con bú. 

Tương tác thuốc Ceftidin

Thuốc

  • Khi dùng đồng thời với aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho thận.
  • Hoạt lực của ceftazidime có thể được tăng lên khi dùng đồng thời với các tác nhân gây acid uric niệu.
  • Nghiên cứu in vitro đã cho thấy dùng kết hợp ceftazidime với ciprofloxacin làm tăng tác dụng hiệp đồng chổng lại Burkholderia cepacia.
  • Kết hợp ceftazidime và metronidazol in vitro có thể hiệp đồng tác dụng một phần chống Clostridium nhưng tác dụng trên Bacteroides fragilis còn tranh cãi.
  • Kết hợp ceftazidime và acid clavulanic in vitro có thể hiệp đồng tác dụng chống lại một vài chủng Bacteroides fragilis đã kháng ceftazidime khi dùng đơn lẻ.
  • Cloramphenicol đối kháng in vitro với các kháng sinh beta-lactam, trong số đó có ceftazidime, nên tránh phối hợp khi cần tác dụng diệt khuẩn.
  • Ceftazidime có thể làm giảm hoạt lực vắc xin thương hàn.
  • Mặc dù kết quả lâm sàng chưa rõ ràng nhưng sử dụng đồng thời ceftazidime và ampicilin in vitro dẫn đến đối kháng tác dụng trên Streptococci nhóm B và Listeria monocytogenes.

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Ceftidin

  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. 

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

Quá liều và độc tính

  • Đã gặp ở một số người bệnh suy thận. Phản ứng bao gồm co giật, bệnh lý não, run rẩy, dễ bị kích thích thần kinh cơ.

Cách xử lý khi quá liều

  • Cần phải theo dõi cẩn thận trường hợp người bệnh bị quá liều cấp và có điều trị hỗ trợ. Khi suy thận, có thể cho thẩm tách máu hoặc màng bụng để loại trừ thuốc nhanh.

Xử trí khi quên liều

Thuốc dùng bởi nhân viên y tế nên hiếm quên liều. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!