Thở máy và những điều bạn cần biết

Máy thở là một thiết bị giúp phổi hoạt động. Máy thở giống như chiếc phao cứu sinh khi người bệnh gặp tình trạng khó thở hoặc không thể tự thở.

Video: Máy thở hoạt động như thế nào? Tại sao bệnh nhân vovid-19 cần sử dụng máy thở?

Máy thở giúp đẩy không khí vào và ra khỏi phổi để cung cấp oxy cho cơ thể. Người bệnh có thể đeo mặt nạ kích thước phù hợp để giúp đưa oxy từ máy thở vào phổi. Hoặc, nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ được đặt một ống thông vào trong khí quản để cung cấp oxy cho phổi.

Máy thở thường được sử dụng trong bệnh viện. Bác sĩ hoặc chuyên gia hô hấp sẽ điều chỉnh lượng oxy của máy thở để đưa vào phổi người bệnh.

Các tên khác mà máy thở được biết đến bao gồm:

  • Máy hô hấp nhân tạo
  • Máy hỗ trợ thở
  • Thông khí cơ học

Bài viết này sẽ đi vào chi tiết hơn về thời điểm có thể cần đến máy thở, cách thức hoạt động và những nguy cơ.

Chỉ định dùng máy thở

Suy hô hấp là tình trạng người bệnh khó thở và là một trường hợp cấp cứu đe dọa tính mạng.

Nếu não, tim, gan, thận và các cơ quan khác không nhận đủ oxy, chúng sẽ không thể hoạt động như bình thường. Máy thở có thể giúp cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết cho các cơ quan hoạt động.

Bệnh lý

Nhiều bệnh lý có thể gây khó thở, như:

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Hen suyễn
  • Chấn thương sọ não
  • Ngừng tim
  • Viêm phổi
  • Chấn thương phổi
  • Đột quỵ
  • Hôn mê hoặc mất ý thức
  • Dùng thuốc quá liều
  • Suy hô hấp tăng CO2
  • Nhiễm trùng hô hấp
  • Bệnh nhược cơ
  • Nhiễm trùng huyết
  • Chấn thương tủy cổ
  • Phát triển phổi sớm (ở trẻ sơ sinh)
  • Hội chứng Guillain Barre
  • Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), thường được gọi là bệnh Lou Gehrig

Covid-19 và máy thở

Máy thở được sử dụng trên một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19. Thở máy chỉ dành cho những trường hợp nặng, nhất là tràn dịch màng phổi gây khó thở. Đa số những người được chẩn đoán mắc COVID-19 đều có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình.

Phẫu thuật

Nếu người bệnh cần gây mê toàn thân để phẫu thuật lúc này cần dùng đến máy thở. Điều này là do một số loại thuốc gây mê có thể khiến người bệnh khó thở khi đang ở trạng thái mê toàn thân.

Thời gian thở máy đối với phẫu thuật:

  • Trong quá trình phẫu thuật: Máy thở có thể được dùng tạm thời khi người bệnh đang được gây mê toàn thân.
  • Hồi tỉnh sau phẫu thuật: Đôi khi, đối với những ca phẫu thuật rất phức tạp, bệnh nhân có thể cần máy thở trong nhiều giờ hoặc lâu hơn sau khi phẫu thuật.

Thời gian thở máy

Thời gian thở máy tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nếu người bệnh cần máy thở trong khi phẫu thuật, thông thường sẽ chỉ được sử dụng máy thở khi đang gây mê. Thời gian có thể từ dưới một giờ đến vài giờ hoặc hơn.

Nếu người bệnh có bệnh lý có thể kéo dài thời gian thở máy đến hàng giờ, ngày, tuần hoặc lâu hơn. Thời gian dừng máy thở phụ thuộc vào tình trạng hồi phục của phổi.

Máy thở không có tác dụng điều trị căn nguyên bệnh. Tác dụng của máy thở là giữ cho người bệnh thở trong khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, bệnh tật hoặc hồi phục sau chấn thương.

  • Thời gian thở máy cho người bệnh covid-19

Theo một nghiên cứu năm 2020, thời gian thông thường thở máy cho bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 nặng là khoảng 8 đến 10 ngày.

Cơ chế hoạt động của máy thở

Máy thở sử dụng áp lực để đưa không khí có oxy vào đường thở và loại bỏ CO2 khỏi cơ thể.

Đường thở bao gồm:

  • Mũi
  • Miệng
  • Cổ họng 
  • Thanh quản
  • Khí 
  • Phế quản

Oxy từ máy thở có thể được đẩy vào phổi theo một trong hai cách: bằng mặt nạ hoặc bằng ống thở.

Thở máy qua mặt nạ

Thở máy không xâm nhập qua mặt nạ. Nguồn ảnh: https://www.openaccessgovernment.org.Thở máy không xâm nhập qua mặt nạ. Nguồn ảnh: https://www.openaccessgovernment.org.Việc sử dụng mặt nạ để đưa oxy vào phổi được gọi là thông khí không xâm nhập.

Với kiểu khí này, mặt nạ kích thước phù hợp được đặt trên cả mũi và miệng. Dây nối từ mặt nạ đến máy thở sẽ giúp đưa không khí vào phổi. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp các vấn đề về hô hấp ít nghiêm trọng hơn.

Một số lợi ích đối của phương pháp thông khí này:

  • Thoải mái hơn đặt ống nội khí quản.
  • Không cần thuốc an thần.
  • Người bệnh có thể nói, nuốt và ho.
  • Giảm nguy cơ của các tác dụng phụ và biến chứng như nhiễm trùng và viêm phổi, thường gặp hơn khi thông khí bằng ống thở.

Thở máy qua ống thở (ống nội khí quản)

Thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng. Nguồn ảnh: https://www.birmingham.ac.uk.Thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng. Nguồn ảnh: https://www.birmingham.ac.uk.Đối với những trường hợp nặng, người bệnh sẽ cần đưa một ống thở vào cổ họng và xuống khí quản. Đây là thông khí xâm nhập. Người bệnh thường sẽ được tiêm thuốc an thần trước khi thực hiện thủ thuật này, vì có thể gây đau và khó chịu.

Ống thở được đưa vào khí quản được kết nối với một máy thở để đẩy không khí vào đường thở để cơ thể có thể nhận được lượng oxy cần thiết trong khi điều trị các bệnh lý hoặc chấn thương.

Nếu người bệnh thở máy trong một thời gian dài có thể cần mở khí quản. Đây là phẫu thuật tạo một lỗ ở phía trước cổ. Sau đó đưa một ống vào khí quản, bên dưới dây thanh và sau đó được kết nối với máy thở.

Thủ thuật mở khí quản cũng có thể được sử dụng để giúp người bệnh cai máy thở nếu đã sử dụng máy thở này trong một thời gian dài.

Quá trình thở máy diễn ra như thế nào

Sử dụng máy thở khi người bệnh còn tỉnh táo có thể rất khó chịu, đặc biệt nếu đang sử dụng máy thở có ống nội khí quản. Người bệnh không thể nói chuyện, ăn uống hoặc di chuyển trong khi kết nối với máy thở.

Nếu đang sử dụng máy thở với mặt nạ, người bệnh sẽ có thể nói, nuốt và ho.

Thuốc

Bác sĩ có thể cho các loại thuốc giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn khi đang thở máy. Điều này giúp việc thở máy ít bị chấn thương hơn. Các loại thuốc thường được cho những người đang thở máy bao gồm:

Những loại thuốc này thường gây buồn ngủ và mất ý thức. Những tác dụng này sẽ mất đi khi ngừng dùng. Người bệnh sẽ không cần dùng thuốc nữa sau khi không phải thở máy.

Theo dõi thở máy

Nếu người bệnh đang thở máy cần phải dùng các thiết bị để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Người bệnh cần theo dõi: 

  • Nhịp tim
  • Huyết áp
  • Nhịp thở 
  • Độ bão hòa oxy

Người bệnh cũng có thể cần chụp X-quang hoặc chụp ngực thường xuyên.

Ngoài ra, người bệnh có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra lượng oxy và CO2 trong máu.

Nguy cơ khi sử dụng máy thở

Máy thở có thể cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, giống như các phương pháp điều trị khác, nó có thể gây ra các tác dụng phụ tiềm ẩn. Điều này thường xảy ra hơn nếu sử dụng máy thở trong thời gian dài.

Một số nguy cơ phổ biến liên quan đến thở máy như:

  • Nhiễm trùng. Đây là một trong những nguy cơ chính của việc thở máy bằng ống nội khí quản. Dịch và đờm tích tụ trong cổ họng và khí quản có thể tạo điều kiện cho vi trùng bám trên ống thở. Những vi trùng này có thể đi vào phổi. Điều này làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh viêm phổi. Nhiễm trùng xoang cũng phổ biến khi dùng ống thở. Người bệnh cần kháng sinh để điều trị viêm phổi hoặc nhiễm trùng xoang.
  • Kích thích: Ống thở có thể cọ xát và gây kích ứng cổ họng hoặc phổi. Nó cũng có thể khiến người bệnh khó ho. Ho giúp loại bỏ bụi và các chất kích thích trong phổi.
  • Vấn đề về dây thanh âm: Ống nội khí quản đi qua dây thanh âm (thanh quản) có thể khiến người bệnh không thể nói khi đang sử dụng máy thở. Ống thở có thể làm tổn thương dây thanh.
  • Phù phổi: Các túi khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng.
  • Các cục máu đông: Nằm lâu có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Hôn mê liên quan đến thuốc an thần: Điều này có thể được gây ra bởi thuốc an thần và nhiều loại thuốc khác dùng trong thở máy bằng ống nội khí quản.
  • Suy giảm thần kinh và cơ bắp: Nằm yên nhiều ngày, dùng thuốc an thần, không tự thở có thể dẫn đến rối loạn thần kinh và cơ.
  • Tình trạng quá tải chất lỏng: có thể do truyền liên tục, nhiễm độc thuốc và suy thận.
  • Tổn thương phổi: Thở máy có thể gây tổn thương phổi. Nguyên nhân do:
    1. Áp lực không khí trong phổi cao
    2. Không khí rò rỉ vào không gian giữa phổi và thành ngực (tràn khí màng phổi)
    3. Độc tính oxy (quá nhiều oxy trong phổi)

Điều gì sẽ xảy ra khi tháo máy thở

Nếu người bệnh đã sử dụng máy thở trong một thời gian dài có thể gặp tình trạng khó thở khi không có máy thở.

Người bệnh có thể thấy bị đau họng hoặc đau nhức, cơ ngực yếu khi tháo máy thở. Điều này có thể xảy ra do các cơ xung quanh ngực yếu đi trong khi máy thở đang thực hiện chức năng hô hấp. Các loại thuốc dùng trong quá trình thở máy cũng có thể làm yếu cơ.

Đôi khi có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để phổi và cơ ngực trở lại bình thường. Bác sĩ có thể khuyên nên cai máy thở từ từ. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không ngắt hoàn toàn khỏi máy thở. Thay vào đó, người bệnh sẽ được thực hiện dần dần cho đến khi phổi đủ khỏe để tự thở mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ máy thở.

Người bệnh bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng khác do máy thở có thể vẫn cảm thấy không khỏe sau khi dừng máy thở. Trao đổi với bác sĩ khi cảm thấy triệu chứng nặng hơn hoặc có các triệu chứng mới như sốt.

Nếu người bệnh đã sử dụng máy thở trong một thời gian dài, nhiều cơ trong cơ thể sẽ yếu đi nhiều so với trước đây. Có thể khó đi lại và khó thực hiện các hoạt động thường ngày. Người bệnh có thể cần tập vật lý trị liệu kéo dài để lấy lại sức mạnh cơ bắp và có thể trở lại cuộc sống hàng ngày bình thường.

Chăm sóc người nhà cần thở máy

Nếu người nhà bạn cần sử dụng máy thở, có một số bước bạn có thể thực hiện để giúp mọi thứ thoải mái hơn cho người bệnh và giảm nguy cơ biến chứng:

  • Hỗ trợ và xoa dịu để giúp họ không sợ hãi và khó chịu. Sử dụng máy thở có thể rất đáng sợ, đồng thời gây ồn ào và báo động có thể gây khó chịu và căng thẳng hơn đối với người thân của bạn.
  • Yêu cầu tất cả người đến thăm rửa tay đúng cách và đeo khẩu trang.
  • Ngăn không cho trẻ nhỏ hoặc những người có thể bị ốm đến thăm người thân của bạn.
  • Để người thân của bạn nghỉ ngơi. Tránh nói chuyện với họ về các chủ đề hoặc vấn đề có thể khiến họ lo lắng.

Tóm tắt

Máy thở là thiết bị giúp phổi hoạt động. Máy thở không thể điều trị hoặc khắc phục một vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, thiết bị này có thể thực hiện chức năng hô hấp khi người bệnh đang được điều trị hoặc đang hồi phục.

Máy thở là phao cứu sinh trong hỗ trợ điều trị cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh.

Thời gian sử dụng máy thở phụ thuộc vào thời gian cần trợ thở hoặc thời gian điều trị tình trạng cơ bản.

Một số người có thể chỉ cần máy thở trong vài giờ hoặc ít hơn. Những người khác có thể cần nó trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ cùng gia đình bệnh nhân cần trao đổi và làm việc cùng nhau để quyết định những lợi ích mà máy thở mang lại.

Câu hỏi liên quan

Thông khí nhân tạo (thở máy): Là biện pháp dùng để hỗ trợ bệnh nhân thở khi bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật hoặc khi mắc bệnh nặng hoặc khi bệnh nhân không thể thở được vì bất kỳ nguyên nhân nào.
Xem thêm
Thở máy không xâm nhập là một phương thức thở bằng máy mà trong suốt chu kỳ hô hấp, bệnh nhân thở tự nhiên nhưng bị đặt một áp lực dương hoặc áp lực dương hai mức.
Xem thêm
Cách chăm sóc bệnh nhân thở máy: Chăm sóc bệnh nhân thở máy nội khí quản ᴠà mở khí quản là đảm bảo chúng đặt đúng vị trí, thông thoáng ᴠà hạn chế tối đa tình trạng bị nhiễm trùng, Quy trình chăm sóc bệnh nhân thở máy không xâm nhập cần tuân thủ những yếu tố như cố định vị trí mặt nạ sao cho bệnh nhân thấy thoải mái, không chật ᴠà không rộng,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thở máy
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!