Thiền là gì? Lợi ích và cách bắt đầu cho người mới

Thiền ngày nay đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Bước ra ngoài khuôn khổ của sự tu hành, thiền giờ đây được đông đảo mọi người đón nhận và thực tập như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn.

Bạn đang thắc mắc không biết thiền là gì? và đâu là những lợi ích của thiền? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Thiền là gì?

Video Thiền là gì? Cách để bắt đầu thiền? THIỀN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Thiền được định nghĩa là một tập hợp các kỹ thuật nhằm kích thích nhận thức và làm tăng sự tập trung. Ngoài ra, nó cũng giúp thay đổi nhận thức và đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. 

Một số điểm chính cần lưu ý về thiền:

  • Thiền đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm và được thực hành ở nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới.
  • Gần như mọi tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, đều có truyền thống thực hành thiền định.
  • Trong khi thiền thường được sử dụng cho các mục đích tôn giáo, nhiều người cũng thực hành nó một cách độc lập, không liên quan đến tín ngưỡng hoặc tâm linh.
  • Thiền có thể được sử dụng như một kỹ thuật tâm lý trị liệu.
  • Có nhiều kiểu thiền khác nhau. 

Các loại thiền

Có nhiều hình thức thiền khác nhau, nhưng nó được chia làm hai loại chính: thiền tập trung và thiền chánh niệm.

  • Thiền tập trung được thực hiện bằng cách tập trung toàn bộ sự chú ý của bạn vào một đối tượng cụ thể trong khi điều chỉnh mọi thứ xung quanh. Mục đích là để cảm nhận một cách sâu sắc về bất cứ điều gì bạn đang tập trung vào, cho dù đó là hơi thở của bạn, một từ cụ thể hay một chân ngôn từ đó đạt được trạng thái cao hơn của sự sống.
  • Thiền chánh niệm bao gồm chương trình giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm và trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm và các phương pháp khác. Chánh niệm có thể nhắm vào nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như trầm cảm, khác với những trọng tâm cơ bản thông thường của chánh niệm. Nhìn chung, nó liên quan đến vấn đề của nhận thức, giúp tập trung vào những gì đang xảy ra trong hiện tại và khiến bản thân cởi mở, nhận thức và chấp nhận. 

Cách tập thiền cho người mới bắt đầu

Xem chi tiết: 9 loại thiền: Lựa chọn nào phù hợp với bạn?

Tìm một nơi yên tĩnh và không bị làm phiền để tập thiền. Nguồn ảnh: slashgear.comTìm một nơi yên tĩnh và không bị làm phiền để tập thiền. 

Thiền có rất nhiều hình thức và cách tập luyện, nhưng nếu muốn thử trải nghiệm phương pháp này thì bạn nên bắt đầu từ việc học thiền cơ bản dành cho người mới bắt đầu. 

Tìm một nơi yên tĩnh và không bị làm phiền. Bạn hãy tắt điện thoại, tivi và những thứ có thể gây sao nhãng khác. Nếu bạn nghe nhạc không lời trong lúc thiền, hãy chọn một bài nhạc êm dịu và lặp đi lặp lại.

  • Đặt giới hạn thời gian. Khi mới học thiền, bạn có thể thực hành bài tập trong khoảng thời gian ngắn, từ 5 đến 10 phút.
  • Chú ý đến cơ thể và để cơ thể thoải mái. Bạn có thể ngồi xếp bằng trên sàn hoặc trên ghế, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và có thể giữ sự tập trung trong vài phút mỗi khi thiền.
  • Tập trung vào hơi thở của bạn. Hãy hít thật sâu, làm căng bụng lên và sau đó từ từ thở ra, xẹp bụng xuống. Chú ý đến cảm giác trong từng hơi thở.
  • Để ý những suy nghĩ của bạn. Mục đích của thiền không phải là để gạt bỏ đi những ý nghĩ của bạn — tâm trí bạn chắc chắn sẽ đi lang thang. Hãy tập trung và nhẹ nhàng đưa sự chú ý trở lại với hơi thở bất cứ khi nào bạn nhận thấy ý nghĩ của mình đang trôi đi. Đừng phán xét những suy nghĩ của bạn hoặc cố gắng phân tích chúng; chỉ đơn giản là hướng tâm trí của bạn trở lại với nhịp thở sâu. 

Những lợi ích của thiền

Xem chi tiết: Lợi ích của thiền: 12 lợi ích dựa trên cơ sở khoa học

Người ta ví ý thức như một dòng suối, nó chuyển động và thay đổi nhịp nhàng để vượt qua địa hình. Thiền là một trong những phương pháp làm thay đổi tiến trình của dòng chảy này một cách có chủ ý, và sau đó, nó sẽ thay đổi cách bạn nhận thức và phản ứng với thế giới xung quanh. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền có tác động đến cả sinh lý và tâm lý. Một số tác động sinh lý tích cực có thể kể đến là làm giảm trạng thái kích thích thể chất, giảm nhịp hô hấp, giảm nhịp tim, thay đổi mô hình sóng não và làm giảm căng thẳng. 

Một số lợi ích khác về mặt tâm lý, tình cảm và sức khỏe của thiền bao gồm:

  • Kiểm soát hiệu quả những triệu chứng của các vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, các cơn đau và huyết áp cao
  • Giảm căng thẳng
  • Nâng cao nhận thức về bản thân
  • Cải thiện cảm xúc
  • Cải thiện trí nhớ ngắn hạn và trí thông minh mềm
  • Cải thiện hệ miễn dịch
  • Tăng sự thấu cảm với bản thân và người khác
  • Giảm đau đầu

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu được cách thức hoạt động chính xác của thiền, nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng các kỹ thuật thiền định đem đến rất nhiều tác động tích cực cho sức khỏe thể chất và tâm lý. 

Nhưng lưu ý khi thiền

Nếu bạn muốn bắt đầu học thiền, có một số lưu ý và bí quyết có thể sẽ giúp ích cho bạn:

  • Bắt đầu từ từ. Bắt đầu bằng cách thực hiện các bài tập ngắn khoảng 5 đến 10 phút một ngày, sau đó tăng dần thời gian lên tùy theo cảm nhận của bạn.
  • Lên lịch trình. Hãy thử thiền vào cùng một thời điểm trong ngày — chẳng hạn trong vài phút đầu tiên sau khi thức dậy mỗi buổi sáng.
  • Để cơ thể bạn cảm thấy thoải mái. Ngồi khoanh chân trên sàn là một lựa chọn, nhưng sự thoải mái mới là mấu chốt. Hãy tìm một vị trí bạn có thể ngồi trong vài phút mà không cảm thấy khó chịu hoặc bồn chồn.
  • Tập trung vào cảm giác của bạn. Hít thở một cách tự nhiên và để ý tới những cảm xúc và cảm giác của bạn trong khi hít vào và thở ra.
  • Đừng cố gắng kìm nén cảm xúc. Tâm trí của bạn chắc chắn sẽ đi lang thang khi bạn thiền định - và đôi khi điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ và cảm xúc không thoải mái hoặc thậm chí là đau khổ. Mục đích của thiền định không phải là để xóa sạch những suy nghĩ như vậy trong tâm trí bạn. Thay vào đó, hãy thừa nhận chúng mà không đánh giá, sau đó nhẹ nhàng hướng sự tập trung của bạn trở lại với nhịp thở.

Những rủi ro tiềm ẩn

Thiền đem đến nhiều lợi ích, nhưng cũng hàm chứa một số rủi ro tiềm ẩn mà bạn nên biết. Khi mới bắt đầu tập thiền, bạn có thể quá trông chờ kết quả và rất dễ dàng nôn nóng. Thực tế là cần có thời gian và sự kiên trì luyện tập để xây dựng một thói quen có thể tác động đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Đừng mong đợi rằng thiền sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Thay vào đó, hãy coi nó như một phần của thói quen tự chăm sóc bản thân giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giảm bớt căng thẳng. 

Bạn cũng cần biết rằng thiền không phải là không ẩn chứa rủi ro. Một nghiên cứu cho thấy rằng thiền định có thể dẫn đến những cảm xúc phiền muộn và những suy nghĩ tiêu cực rất khó kiểm soát. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm. 

Một số báo cáo cho rằng thiền có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các trạng thái loạn thần, vì vậy nó không được khuyến khích cho những người mắc các chứng bệnh như tâm thần phân liệt. 

Lịch sử thiền định

Thiền đã được thực hành cách đây hàng ngàn năm và ngày càng trở nên phổ biến. Việc thực hành thiền gắn liền với các truyền thống tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Đến thế kỉ 20, thiền đã được sử dụng trên khắp châu Á và bắt đầu du nhập đến các khu vực khác trên thế giới. Nó trở nên nổi tiếng ở phương Tây trong những năm 1960 và 1970 và thường gắn liền với văn hóa Hippie. 

Trong vài thập kỷ qua, thiền đã được kết hợp vào nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong đó có chương trình giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm - một phương pháp kết hợp giữa chánh niệm và thiền định giúp mọi người đối phó với căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. 

Việc sử dụng thiền như một phương pháp hỗ trợ điều trị có thể sẽ tiếp tục phát triển khi các nhà nghiên cứu tìm được thêm những lợi ích và ứng dụng của phương pháp này.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!