Thế nào là tính oxi hóa? Tính chất, ví dụ, bài tập
I. Lí thuyết và phương pháp giải
1. Khái niệm
Chất oxi hoá (chất bị khử) là chất nhận electron.
Sắt tác dụng với đồng (II) sunfat theo phản ứng:
Fe + CuSO4 => FeSO4 + Cu
Ở phản ứng này Fe nhường electron:
Vậy Fe là chất khử, quá trình nhường electron gọi là quá trình oxi hóa Fe.
Ở phản ứng này thu electron:
Vậy quá trình thu electron được gọi là quá trình khử
⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng(II) sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
2. Phương pháp giải
- Trước hết xác định số oxi hóa.
Nếu trong phản ứng có chứa một hoặc nhiều nguyên tố có số oxi hóa thay đổi thì phản ứng đó thuộc loại oxi hóa – khử
- Chất oxi hóa là chất nhận e (ứng với số oxi hóa giảm)
- Chất khử là chất nhường e ( ứng với số oxi hóa tăng)
Cần nhớ: khử cho – O nhận
Tên của chất và tên quá trình ngược nhau
Chất khử (cho e) - ứng với quá trình oxi hóa.
Chất oxi hóa (nhận e) - ứng với quá trình khử.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2 .
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.
D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
Lời giải:
Ca → Ca2++2e
Cl2 + 2.1e → 2Cl-
⇒ Chọn D
Ví dụ 2: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2 , nguyên tố cacbon
A. Chỉ bị oxi hóa.
B. Chỉ bị khử.
C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D. Không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Lời giải:
C+4 → C+4
⇒ Chọn D
Ví dụ 3: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2 O, axit sunfuric
A. là chất oxi hóa.
B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
C. là chất khử.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Lời giải:
S+6 → S+4 ⇒ H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa
Mặt khác SO42- đóng vai trò môi trường để tao muối CuSO4
⇒ Chọn B
III. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là :
A. 2.
B. 8.
C. 6.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án: D
Các chất vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, FeO ; SO2 ; Fe2+
Câu 2. Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :
A. chất oxi hóa.
B. axit.
C. môi trường.
D. chất oxi hóa và môi trường.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 3. Cho dãy các chất và ion : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án: B
Các chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+
Các chất chỉ có tính oxi hóa: F2, Na+, Ca2+, Al3+
Các chất chỉ có tính khử: S2-, Cl-
Câu 4. Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là :
Fe3O4 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. chất oxi hóa và môi trường.
D. chất khử và môi trường.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 5. Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là :
6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH
A. KI.
B. I2.
C. H2O.
D. KMnO4.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 6. Xác định chất khử, chất oxi hóa và hoàn thành phương trình phản ứng sau:
MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
Lời giải:
Đáp án:
Câu 7. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HBr là gì ?
KClO3 + 6HBr → 3Br2 + KCl + 3H2O
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. là chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. là chất oxi hóa.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 8. Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
A. chất xúc tác.
B. môi trường.
C. chất oxi hoá.
D. chất khử.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 9. Xác định quá trình khử, quá trình oxi hóa và cân bằng phản ứng sau :
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Lời giải:
Đáp án:
Câu 10. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của NO2 là gì ?
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
A. chỉ bị oxi hoá.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 11: Mg có thể khử được axit HNO3 thành khí N2 theo phản ứng hoá học:
aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dN2 + eH2O
Tỉ lệ a:b là
A. 1:3. B. 5:12. C. 3:8. D. 4:15.
Lời giải:
Đáp án B.
5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
Bài 12: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. S B. F2 C. Cl2 D. N2
Lời giải:
Đáp án B.
F2 là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn, là phi kim mạnh nhất.
Bài 13: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0, 5.
C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 14: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là
A. chất nhận electron. B. chất nhường electron.
C. chất làm giảm số oxi hóa. D. chất không thay đổi số oxi hóa.
Lời giải:
Đáp án B
Chất bị oxi hóa (chất khử) là chất nhường electron và có sự tăng số oxi hóa.
Bài 15: Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2. Kết luận nào sau đây đúng
A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e. B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e. D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
Lời giải:
Đáp án D.
Bài 16: Oxit nào sau đây bị oxi hoá khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. MgO. B. Fe2O3. C. FeO. D. Al2O3.
Lời giải:
Đáp án C.
Trong đáp án A,B,D các kim loại đều đã có số oxi hóa cao nhất. Không bị oxi hóa bởi HNO3.
Bài 17: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2NaOH + 2NO2 to→ NaNO2 + NaNO3 + H2O
B. 2KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O
D. 4Fe(OH)2 + O2 to→ 2Fe2O3 + 4H2O
Lời giải:
Đáp án C.
Trong phản ứng, không xảy ra sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Bài 18: Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. S+ O2 to→ SO2
B. S+ Na to→ Na2S
C. S+ H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
D. S+ 6HNO3 to→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 19: Chất hoặc ion nào sau đây có cả tính khử và tính oxi hoá?
A. SO2. B. F2. C. Al3+. D. Na.
Lời giải:
Đáp án A.
Bài 20: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
A. Na2SO4. B. SO2. C. H2S. D. H2SO4.
Lời giải:
Đáp án B.
Trong SO2, số oxi hóa của S là +4, có khả năng tăng lên +6, thể hiện tính khử, hay giảm xuống -2 thể hiện tính oxi hóa.
Bài 21: Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Lời giải:
Đáp án C.
Bài 22: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric
A. là chất oxi hóa. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
C. là chất khử. D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 23: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là
A. chất nhận electron. B. chất nhường electron.
C. chất làm tăng số oxi hóa. D. chất không thay đổi số oxi hóa.
Lời giải:
Đáp án A.
Chất oxi hóa là chất nhận electron và có sự giảm số oxi hóa.
Bài 24: Cho phương trình hoá học của phản ứng: 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. Cr là chất oxi hoá, Sn2+ là chất khử.
B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hoá.
C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hoá.
D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hoá.
Lời giải:
Đáp án C.
Cr có sự tăng số oxi hóa : chất khử, Sn2+ có sự giảm số oxi hóa : chất oxi hóa.
Bài 25: Cho phản ứng hoá học: Br2 + 5Cl2 + 6H2O ⇔ 2HBrO3 + 10HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Br2 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.
B. Br2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.
C. Br2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá.
D. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.
Lời giải:
Đáp án C.
Br2 tăng số oxi hóa: chất khử, Cl2 giảm số oxi hóa: chất oxi hóa.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Thế nào là chất điện li? Ví dụ, Bài tập (2024) chi tiết, có đáp án
Cách nhận biết axit vô cơ (2024) hay nhất
Cách tính hiệu suất phản ứng (2024) hay, có đáp án
Đặc điểm, tính chất, điều chế, ứng dụng của Kim loại kiềm (2024) chi tiết nhất