Video Bệnh Zona Thần Kinh và những thông tin cần biết
Nếu bạn bị thủy đậu khi còn nhỏ, vi rút vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Nó ẩn trong cơ thể ở trạng thái không hoạt động và có thể tái phát nhiều năm sau đó thành bệnh zona. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì khoảng 1/3 những người ở Hoa Kỳ sẽ mắc bệnh zona trong cuộc đời. Đây là lý do tại sao việc tiêm phòng vacxin phòng ngừa bệnh zona lại quan trọng.
Tiêm vacxin có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các tác dụng phụ và nói về những đối tượng nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh zona.
Ai nên tiêm vacxin ngừa bệnh zona?
Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị bệnh zona nhất. Đây là lý do tại sao thuốc chủng ngừa bệnh zona được khuyến cáo cho những người từ 50 tuổi trở lên.
Shingrix là vacxin ngừa bệnh zona duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận. Vacxin Shingrix là vắc xin tái tổ hợp, được tạo ra bằng cách thay đổi và tinh chế phần ADN mã hóa cho một kháng nguyên để tạo ra phản ứng miễn dịch để chống lại virus.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên sử dụng Shingrix để phòng ngừa bệnh zona và các biến chứng do bệnh gây ra. Vacxin Shingrix cũng được khuyên nên dùng cho những ai đã tiêm phòng một loại vacxin ngừa bệnh zona khác.
Hiện tại, CDC khuyến nghị những người khỏe mạnh từ 50 tuổi trở lên nên tiêm phòng Shingrix. Loại vacxin này có hai liều, tiêm cách nhau từ 2 đến 6 tháng.
Vacxin Shingrix có tỷ lệ thành công cao trong việc bảo vệ mọi người chống lại bệnh zona. Shingrix hiệu quả 90% trong việc ngăn ngừa bệnh zona và tình trạng đau dây thần kinh sau bệnh zona.
Mọi người nên tiêm phòng zona nếu đáp ứng các tiêu chí sau:
- 50 tuổi trở lên
- Từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa mắc
- Có tiền sử bệnh zona
- Từng tiêm vacxin Zostavax trong quá khứ – một loại vacxin khác ngừa bệnh zona
Không có độ tuổi tối đa cho thời điểm mà một người có thể tiêm chủng Shingrix.
Vacxin ngừa bệnh zona được khuyến cáo cho người từ 50 tuổi trở lên (nguồn ảnh: https://www.sharecare.com/)
Ai không nên tiêm phòng bệnh zona?
Có một số yếu tố cần xem xét trước khi tiêm phòng bệnh zona:
- Dị ứng
Vacxin bệnh zona có chứa các thành phần có thể gây dị ứng ở một số người.
Không nên tiêm vacxin Shingrix nếu bạn:
- đã bị phản ứng nghiêm trọng với liều đầu tiên của vacxin Shingrix
- đã bị dị ứng nặng với một trong các thành phần của vacxin Shingrix
- hiện tại đang bị bệnh zona
- hiện đang cho con bú hoặc mang thai
- có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Varicella zoster
- Nếu bạn xét nghiệm âm tính với vi-rút Varicella zoster thì nên tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu thay vì zona.
Không nên tiêm vacxin Shingrix nếu đang bị zona (nguồn ảnh: https://bestcare.org/)
- Sốt
Nếu bạn bị bệnh nhẹ do virut (như bị cảm lạnh thông thường) thì vẫn có thể tiêm chủng vacxin Shingrix. Nhưng nếu bạn bị sốt cao hơn 38,5 ° C thì phải đợi hết sốt để được tiêm chủng loại vacxin này.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
Những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn bình thường cần phải cẩn thận. Trong một số trường hợp rất hiếm, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu đã bị bệnh do vi rút varicella zoster có trong vacxin gây ra.
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị suy yếu hệ thống miễn dịch.
Tác dụng phụ của vacxin bệnh zona
- Tác dụng phụ nhẹ
Các bác sĩ đã thử nghiệm vacxin phòng bệnh zona trên hàng nghìn người để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Hầu hết các trường hợp, vacxin được sử dụng an toàn và không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nhưng một số người có thể gặp các tác dụng phụ từ vacxin Shingrix như:
- Đau cơ
- Đau đầu
- Sốt
- Đau bụng
- Buồn nôn
Những tác dụng phụ này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày sau khi tiêm chủng.
Tác dụng phụ tại chỗ tiêm có thể gồm đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc đau nhức vùng tiêm. Nếu bạn gặp tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm ngừa bệnh zona thì có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong một số trường hợp để giảm các triệu chứng trên.
Sau khi tiêm vacxin Shingrix có thể gặp một số tác dụng phụ (nguồn ảnh: https://usclaims.com/)
- Tác dụng phụ nghiêm trọng
Rất hiếm có trường hợp cơ thể dị ứng nghiêm trọng với vacxin này. Phản ứng này được gọi là phản vệ và sốc phản vệ.
Các dấu hiệu của phản vệ bao gồm:
- Phù nề mặt, miệng, mắt và cổ họng
- Nổi mề đay
- Nóng hoặc đỏ da
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Chóng mặt
- Nhịp tim không đều
- Mạch nhanh
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau khi tiêm ngừa bệnh zona, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Phản vệ có thể tiến triển thành sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.
Liệu vacxin ngừa bệnh zona có chứa thimerosal không?
Nhiều người có thể lo lắng về các chất phụ gia trong vacxin ngừa zona, như chất thimerosal.
Thimerosal là một chất bảo quản có chứa thủy ngân, được thêm vào một số loại vacxin để ngăn các vi khuẩn khác phát triển trong vacxin. Vacxin phòng ngừa bệnh zona có chứa thimerosal.
Sự lo lắng về thimerosal xuất hiện khi một số nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa chất này với bệnh tự kỷ. Nhưng điều này đã được chứng minh là không đúng sự thật.
Phản ứng sau tiêm vacxin ngừa bệnh zona
Sau tiêm phòng, bạn hoàn toàn an toàn khi ở bên cạnh bạn bè và các thành viên trong gia đình - ngay cả trẻ em. Mọi người hiếm khi phát ban giống như bệnh thủy đậu trên da sau khi tiêm.
Nhưng nếu bạn bị phát ban, hãy che vết phát ban đó lại. Hãy đảm bảo rằng, bất kỳ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc những người bị suy giảm miễn dịch và chưa được tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu, sẽ không chạm vào vết phát ban đó để tránh bị bệnh.
Xem thêm :