Bệnh Zona và bệnh vẩy nến: Dấu hiệu phân biệt

Bệnh zona và bệnh vẩy nến là hai bệnh lý về da.

Bệnh Zona và bệnh Vẩy nến

Cả hai bệnh đều có thể phát ban và gây ngứa, đau trên các vùng da rộng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt hai bệnh lý Zona và bệnh vẩy nến

Bệnh zona

Bệnh zona không thể lây truyền từ người này sang người khác. Nhưng bạn có thể nhiễm vi-rút gây bệnh zona từ người mắc bệnh zona. Loại vi rút gây bệnh zona được gọi là vi rút varicella-zoster (VZV). 

VZV có thể tồn tại trong cơ thể bạn ở dạng không hoạt động trong nhiều thập kỷ. Đây là cùng một loại vi rút gây ra bệnh thủy đậu. Nếu trước đó bạn đã từng bị thủy đậu, bạn có thể mắc bệnh zona do vi-rút đã được kích hoạt để hoạt động trở lại. Bệnh có thể gây phát ban và phồng rộp. 

Bạn có thể truyền vi-rút cho người chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu (là những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu) nếu bạn xuất hiện các mụn nước do bệnh Zona. Vi rút lây truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ các bọng nước của người bị zona. 

Nếu bạn truyền vi-rút cho người chưa từng mắc thủy đậu, họ có thể mắc bệnh thủy đậu mà không phải là bệnh zona. 

Vi-rút sống trong hệ thần kinh. Khi được kích hoạt, vi-rút sẽ di chuyển theo các dây thần kinh ra bề mặt ngoài của da. Sau khi vùng da phát ban và mụn nước đóng vảy, bệnh sẽ không thể lây nhiễm nữa. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ 3 người thì có 1 người bị Zona. CDC ước tính có 1 triệu trường hợp mắc bệnh zona mỗi năm ở Hoa Kỳ. 

Nguy cơ mắc bệnh zona tăng lên theo tuổi. Khoảng một nửa trường hợp xuất hiện ở những người từ 60 tuổi trở lên. Theo CDC, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xuống 51% nếu bạn tiêm phòng vắc xin bệnh Zona. Bạn nên tiêm mũi nhắc lại 5 năm một lần. 

Bệnh vẩy nến

Video Cách điều trị vảy nến hiệu quả, ai cũng nên biết

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn mạn tính. Không giống như bệnh zona, bệnh này không lây. Những người bị bệnh vẩy nến sẽ trải qua các đợt thuyên giảm sau đó là các đợt cấp tính bùng phát. Tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi tế bào da của cơ thể. 

Có năm thể bệnh vẩy nến khác nhau: 

  • Bệnh vẩy nến thể mảng
  • Bệnh vẩy nến thể lốm đốm
  • Bệnh vẩy nến thể mủ
  • Bệnh vẩy nến nghịch đảo
  • Bệnh vẩy nến thể đỏ da toàn thân

Một người có thể cùng mắc nhiều thể bệnh vẩy nến. Bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời. 

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, khoảng 7,5 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh vẩy nến. Nhiều người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trong độ tuổi từ 15 đến 30. Một mốc thời gian đỉnh điểm khác của bệnh vẩy nến là ở độ tuổi từ 50 đến 60. Những người mắc bệnh vẩy nến thường có ít nhất một thành viên khác trong gia đình cũng mắc bệnh.

Không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, steroid và thuốc ức chế miễn dịch có thể hỗ trợ điều trị trong các đợt cấp tính. 

Phân biệt các triệu chứng

Bệnh zona

Phát ban do bệnh zona có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bạn. Nó thường được thấy ở phía bên phải hoặc bên trái của thân mình. Ban cũng có thể lan ra vùng lưng, ngực hoặc bụng của bạn. 

Phát ban thường gây đau, ngứa và khiến da nhạy cảm hơn khi chạm vào. Bạn thường cảm thấy đau ở vị trí đó vài ngày trước khi phát ban. 

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu.

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến cũng có thể xuất hiện trên thân mình, nhưng các mảng da chết có vảy thường hình thành trên da đầu, đầu gối và khuỷu tay. Ban đỏ có thể được bao phủ bởi vảy hoặc vùng da khô nứt. Nó cũng có thể xuất hiện trên móng tay và móng chân. Các vùng đó có thể ngứa hoặc rát. 

Bệnh vẩy nến cũng gây đau và cứng khớp. Tình trạng này được gọi là Viêm khớp vảy nến. 

Hình ảnh so sánh bệnh Zona và bệnh vảy nến

https://lh5.googleusercontent.com/F6oGWxMdYlpIORWDR1BpWYeaEaF6l3DG4QihVQGRsXGEJ8OQ1CnQjI2YQmtyASje6lazfjXbeXMy8Psp2-se4qgq9XGMlE4ibv24Dsc0h8pup4K1GbrEBJnuDZthJQ

Herpes zoster (bệnh zona) thường phát ban tập trung thành dải. (nguồn ảnh: DermNet New Zealand)

Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị bệnh zona ở vùng trán, gần mắt.(nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị bệnh zona ở vùng trán, gần mắt.(nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

Bệnh zona gây mụn nước, ban đỏ, phồng rộp.(nguồn ảnh: DermNet New Zealand)

Bệnh zona gây mụn nước, ban đỏ, phồng rộp.(nguồn ảnh: DermNet New Zealand)

Bệnh vẩy nến cổ điển khiến các mảng vảy da dày, ngứa ở những vị trí như khuỷu tay, đầu gối. (nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

Bệnh vẩy nến cổ điển khiến các mảng vảy da dày, ngứa ở những vị trí như khuỷu tay, đầu gối. (nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

Các mảng vảy nến  trở nên  đỏ và  viêm khi bị gãi. (nguồn ảnh: Eisfelder | Wikimedia Commons)

Các mảng vảy nến  trở nên  đỏ và  viêm khi bị gãi. (nguồn ảnh: Eisfelder | Wikimedia Commons)

Không giống như bệnh vẩy nến thể mảng, những người bị bệnh vẩy nến thể lốm đốm gồm nhiều mảng vảy nhỏ hơn và gây ngứa, thường ở vùng  thân mình hoặc trên cánh tay và đùi. (nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

Không giống như bệnh vẩy nến thể mảng, những người bị bệnh vẩy nến thể lốm đốm gồm nhiều mảng vảy nhỏ hơn và gây ngứa, thường ở vùng  thân mình hoặc trên cánh tay và đùi. (nguồn ảnh: Wikimedia Commons) 

Chẩn đoán xác định bệnh

Bác sĩ cần chẩn đoán xác định bệnh trước khi quyết định phương pháp điều trị cho bạn. Dưới đây là các phương pháp mà bác sĩ sử dụng để chẩn đoán cho bạn.

Bệnh zona

Các triệu chứng ban đầu của bệnh zona có thể bị nhầm lẫn với bệnh ghẻ hoặc phát ban do các nguyên nhân khác. Đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách quan sát làn da của bạn và xem xét các triệu chứng kèm theo mà không cần xét nghiệm thêm. 

Nếu bạn có nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh zona, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để chẩn đoán:

  • Vi rút. Lấy mẫu chất dịch từ mụn nước để xét nghiệm xác định loại vi rút.
  • Xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể VZV.
  • Sinh thiết da. Lấy mẫu da vùng phát ban và quan sát dưới kính hiển vi. 

Bệnh vẩy nến

Chẩn đoán bệnh vẩy nến tương tự như chẩn đoán bệnh zona. Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh vẩy nến bằng cách kiểm tra da đầu, móng tay và da cùng với tiền sử bệnh của bạn. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết da để chẩn đoán xác định bệnh vẩy nến và loại trừ các bệnh lý khác.  

Nếu bạn đang bị phát ban dai dẳng không biến mất kèm theo đau hoặc sốt, hãy đi khám bác sĩ. 

Các bệnh này điều trị thế nào?

Bệnh zona

Điều trị cũng có thể làm giảm thời gian của bệnh và kiểm soát các triệu chứng, thường kéo dài từ hai đến sáu tuần. Điều trị bệnh zona bao gồm: 

  • Thuốc kháng vi-rút. Thuốc này có thể giảm thời gian mắc bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Thuốc chữa đau dây thần kinh. Những chất gây tê như lidocaine có thể giúp giảm đau. 

Bệnh zona bắt đầu với cảm giác đau và sau đó sẽ xuất hiện mụn nước phồng rộp. Cuối cùng, những mụn nước này sẽ đóng vảy. Bạn dễ lây nhất ở giai đoạn mụn nước mới xuất hiện và chưa đóng vảy. Trước và sau giai đoạn này không có nguy cơ bị lây nhiễm. 

Không điều trị mụn nước đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da do vi khuẩn và để lại sẹo. Tình trạng da phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phát ban và phương pháp điều trị. 

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh mạn tính. Điều trị bệnh này phức tạp hơn so với bệnh zona. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của mình bằng cách điều trị các triệu chứng và phòng ngừa các cơn cấp tính. 

Các phương pháp điều trị bao gồm: 

  • Thuốc bôi ngoài da. Ví dụ, corticosteroid có thể làm giảm viêm và tấy đỏ.
  • Dầu gội Tar. Dầu gội này được dùng điều trị bệnh vẩy nến trên da đầu.
  • Thuốc uống. Ví dụ như acitretin hoặc otezela để giảm các triệu chứng. Uống những thuốc này phải xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi ảnh hưởng của thuốc.
  • Thuốc sinh học tác dụng đích vào từng cơ quan chứ không tấn công toàn bộ hệ miễn dịch . Những loại thuốc này tác dụng vào các protein đặc hiệu liên quan đến các đợt cấp tính bệnh vảy nến.
  • Liệu pháp ánh sáng. Tia UVB được chiếu vào da để giúp điều trị các đợt bùng phát và các triệu chứng. Có thể điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà bằng đèn chuyên dụng. 

Các đợt cấp tính bệnh vẩy nến thường do các yếu tố kích hoạt. Một đợt cấp tính có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. 

Sẹo phổ biến ở những người bị bệnh vẩy nến, đặc biệt là ở bệnh vẩy nến thể mảng. Bạn có thể giảm nguy cơ để lại sẹo và mức độ nghiêm trọng của sẹo bằng cách: 

  • Giữ ẩm cho làn da
  • Chườm mát
  • Bôi thuốc 

Phòng tránh bệnh zona và bệnh vẩy nến

Bệnh zona có thể được tiêm phòng nhưng bệnh vẩy nến thì không. Tuy nhiên, có những biện pháp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. 

Bệnh zona

Nguy cơ mắc bệnh zona tăng lên khi bạn già đi. CDC khuyến cáo rằng người lớn khỏe mạnh từ 50 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin phòng bệnh zona, ngay cả khi bạn đã mắc bệnh thủy đậu khi còn nhỏ. CDC ước tính vắc-xin này có hiệu quả khoảng 90% trong việc phòng bệnh zona. 

Vắc-xin có hiệu quả trong khoảng 5 năm. Điều quan trọng là bạn phải giữ gìn sức khỏe của mình. Các biến chứng do bệnh zona có thể nghiêm trọng hơn khi bạn lớn tuổi. Nếu đã mắc bệnh zona, bạn nên tiêm phòng để tránh tái phát bệnh zona lần nữa. 

Bệnh vẩy nến

Không có thuốc tiêm phòng bệnh vẩy nến. Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa bệnh vẩy nến, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giảm các triệu chứng. Bạn có thể giảm tiếp xúc với  tác nhân gây bệnh vẩy nến như căng thẳng và các yếu tố gây kích ứng hoặc tổn thương da, bao gồm cả cháy nắng. 

Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá. Nếu bạn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Tránh nhiễm trùng để tránh bùng phát các đợt cấp tính. 

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của bệnh zona và bệnh vẩy nến khác nhau. Nhưng hệ miễn dịch suy yếu là một yếu tố nguy cơ của cả hai bệnh. 

Bệnh zona

Các yếu tố nguy cơ của bệnh zona bao gồm tuổi già và bệnh lý làm hệ miễn dịch suy yếu như bệnh ung thư và HIV. Các phương pháp điều trị ung thư cũng làm giảm sức đề kháng của bạn khiến vi-rút bệnh zona có thể hoạt động trở lại. 

Bệnh vẩy nến

Các yếu tố nguy cơ bệnh vẩy nến liên quan nhiều hơn đến tiền sử gia đình. Nếu bạn có người thân mắc bệnh vẩy nến, khả năng mắc bệnh của bạn cũng tăng lên. Giống như bệnh zona, bệnh vẩy nến có nhiều khả năng xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: 

  • Hút thuốc
  • Stress
  • Béo phì 

Khi nào đi khám bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn xuất hiện triệu chứng đầu tiên như phát ban, mụn nước hoặc các mảng vảy da chết. Nếu bạn có các dấu hiệu giống như mắc bệnh vẩy nến, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để điều trị các bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). 

Đừng bỏ qua các triệu chứng của bệnh zona hoặc bệnh vẩy nến. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể kiểm soát các triệu chứng.

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!