Sự thay đổi màu sắc kinh nguyệt có phản ánh tình trạng sức khỏe bạn?

Hầu hết phụ nữ thường thấy kinh nguyệt khi 12-13 tuổi. Mỗi chu kỳ sẽ kéo dài từ 21-35 ngày. Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ, kinh nguyệt có thể được coi là một dấu hiệu sức khỏe quan trọng. Các yếu tố liên quan đến độ dài chu kỳ, tính chất, màu sắc kinh nguyệt đều có giá trị đánh giá tình trạng sức khỏe.

Màu sắc máu ngày “đèn đỏ” thay đổi từ đen đến đỏ tươi, nâu đến cam. Mặc dù hầu hết các màu sắc máu có thể được coi là “bình thường” hoặc “khỏe mạnh” nhưng nếu thấy hiện tượng màu sắc kinh nguyệt bất thường bạn nên đi khám bác sĩ.

Đoán biết tình trạng sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt

Màu sắc máu chu kỳ nói lên điều gì?

 

 

Đen

Nâu

Đỏ sẫm

Đỏ tươi

Hồng

Cam

Xám

Chảy nhanh

 

 

 

ü

 

 

 

Dấu hiệu trứng làm tổ

 

ü

ü

ü

ü

ü

 

Nhiễm trùng

 

 

ü

ü

 

ü

ü

Sản dịch

 

ü

ü

 

ü

 

 

Nồng độ estrogen thấp

 

 

 

 

ü

 

 

Dấu rụng trứng giữa chu kì

 

 

 

 

ü

ü

 

Thai chết lưu

 

ü

 

 

 

 

 

Sảy thai

ü

ü

ü

ü

ü

ü

ü

Chu kì bình thường 

ü

ü

ü

ü

ü

ü

ü

Máu “cũ”

ü

ü

 

 

 

 

 

U nhú hay u xơ tử cung

 

 

 

ü

 

 

 

Dấu hiệu mang thai

 

ü

 

 

ü

 

 

Chảy chậm

ü

ü

 

 

 

 

 

Kinh nguyệt có màu đen báo hiệu điều gi?

Kinh nguyệt màu đen (Nguồn ảnh: Cosmopolitan) Kinh nguyệt màu đen (Nguồn ảnh: Cosmopolitan) Khi thấy kinh nguyệt có màu đen bạn không nên quá lo lắng. Màu sắc máu này gần giống màu nâu, màu bã cà phê. Màu đen thể hiện kinh nguyệt bị ứ đọng nhiều ngày trong tử cung trước khi ra ngoài. 

Kinh nguyệt màu nâu có ý nghĩa gì?

Tiết dịch màu nâu với tất cả các sắc thái thường là dấu hiệu của máu cũ. Máu đã có thời gian để oxy hóa, đó là lý do tại sao nó thay đổi màu sắc từ màu đỏ tiêu chuẩn.

Kinh nguyệt có màu nâu liên quan đến:

  • Ngày bắt đầu hoặc kết thúc kỳ kinh: khi máu chảy chậm sẽ mất nhiều thời gian hơn để thoát ra khỏi cơ thể. Máu trong tử cung lâu sẽ có màu nâu.
  • Sản dịch: máu chảy từ tử cung sau sinh gọi là sản dịch. Những ngày đầu, máu ra nhiều và đậm màu. Khoảng ngày thứ tư trở đi máu có thể hơi hồng hoặc hơi nâu
  • Mang thai: nếu bạn thấy ra máu khi mang thai, màu sắc nâu chứng tỏ máu ngừng chảy, nhưng tốt nhất hãy đi khám để phát hiện bất thường.
  • Thai chết lưu: Mặc dù sảy thai có thể đi kèm với ra máu đỏ tươi, nhưng một số phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng được gọi là “thai chết lưu”. Tức là thai ngừng phát triển nhưng không ra khỏi tử cung trong ít nhất 4 tuần. Bạn có thể không bị chảy máu nhiều hoặc không bị vón cục, nhưng một số phụ nữ bị ra máu hoặc đốm màu nâu sẫm 

Kinh nguyệt màu đỏ sẫm có ý nghĩa gì?

Kinh nguyệt màu đỏ sẫm (nguồn ảnh: https://www.prevention.com/)Kinh nguyệt màu đỏ sẫm (nguồn ảnh: https://www.prevention.com/)

 

Máu đỏ sẫm được thấy khi thức dậy trong kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi nằm xuống một lúc. Màu sắc này có thể chỉ đơn giản là máu đã đọng trong tử cung một thời gian nhưng không bị oxy hóa đến mức chuyển sang màu nâu. 

Máu đỏ sẫm có liên quan đến: 

  • Sự kết thúc của kỳ kinh

Bạn cũng có thể thấy máu có màu này vào cuối kỳ kinh nguyệt bình thường khi dòng chảy chậm lại. 

  • Sản dịch

Chảy máu sau khi sinh con bắt đầu ra nhiều và có thể có cục máu đông. Nó có thể có màu đỏ sẫm trong ba ngày đầu tiên trước khi chuyển sang các sắc thái và kết cấu khác nhau. Phụ nữ mổ lấy thai chỉ có thể bị chảy máu nhiều trong 24 giờ đầu.  

Kinh nguyệt màu đỏ tươi có ý nghĩa gì?

Kinh nguyệt màu đỏ tươi (nguồn ảnh: Cosmo.ph) Kinh nguyệt màu đỏ tươi (nguồn ảnh:Cosmo.ph) Kinh nguyệt có thể bắt đầu bằng hiện tượng chảy máu màu đỏ tươi. Điều này có nghĩa là máu mới và chảy nhanh. Máu có thể vẫn có màu như vậy trong suốt kỳ kinh nguyệt hoặc có thể sẫm màu hơn khi dòng chảy chậm lại. 

Máu đỏ có liên quan đến: 

  • Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng, như chlamydia và bệnh lậu, có thể gây chảy máu giữa các kỳ kinh. Nếu bạn thấy máu trước khi đến kỳ kinh nguyệt, hãy cân nhắc đặt lịch hẹn với bác sĩ sản phụ khoa. 

  • Mang thai

Chảy máu khi mang thai là dấu hiệu đáng báo động. Đôi khi nó có liên quan đến sảy thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị ra máu khi mang thai những có thể vẫn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.  Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra bất cứ khi nào thấy máu khi mang thai. 

  • Polyp hoặc u xơ

Những khối u không phải ung thư này trong tử cung có thể gây chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt hoặc vào những thời điểm khác trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Chúng có thể lớn hoặc nhỏ và gây ra các triệu chứng khác như đau và áp lực. 

Kinh nguyệt màu hồng có ý nghĩa gì?

Kinh nguyệt màu hồng (nguồn ảnh: Eastnd.ca)Kinh nguyệt màu hồng (nguồn ảnh: Eastnd.ca)Máu của bạn có thể có màu hồng vào đầu hoặc cuối kỳ kinh, đặc biệt là khi bạn bị ra máu ngoài kì kinh . Màu sáng hơn này có thể cho thấy rằng máu đã trộn lẫn với chất dịch từ cổ tử cung làm loãng màu . 

Máu hồng có liên quan đến: 

  • Sản dịch

Từ ngày thứ tư trở đi, sản dịch có thể có màu hơi hồng hoặc hơi nâu. 

  • Estrogen thấp

Đôi khi kinh nguyệt màu hồng có thể cho thấy mức độ estrogen trong cơ thể thấp. Estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Nếu không có hooc môn này, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong trong suốt chu kỳ, dẫn đến xuất hiện nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cả màu hồng. Một số nguyên nhân gây ra nồng độ estrogen thấp bao gồm sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố không chứa estrogen hoặc tiền mãn kinh. 

  • Chảy máu giữa chu kỳ 

Có thể thấy màu này vào khoảng thời gian rụng trứng. Khi máu từ tử cung trộn lẫn với dịch cổ tử cung trong suốt, nó có thể có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng. 

  • Sảy thai

Nếu bạn đang mang thai, dịch âm đạo tiết ra có màu hồng hoặc trong suốt có thể là dấu hiệu của sảy thai. Các dấu hiệu khác bao gồm cơn co tử cung, mất các triệu chứng thai kỳ.  

Kinh nguyệt màu cam có nghĩa là gì?

Kinh nguyệt màu cam (nguồn ảnh: aFamily)Kinh nguyệt màu cam (nguồn ảnh: aFamily)Khi máu trộn lẫn với dịch cổ tử cung, nó cũng có thể xuất hiện màu cam. Kết quả là, có thể thấy dịch tiết màu cam vì lý do giống như bạn thấy dịch tiết màu hồng. 

Máu cam có liên quan đến: 

  • Dấu hiệu trứng vào làm tổ ở tử cung

Một số phụ nữ cho biết họ nhìn thấy đốm màu cam hoặc hồng vào khoảng thời gian nghi ngờ trứng đã thụ tinh vào làm tổ hoặc 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Nếu bạn bị ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt nên thử thai. 

  • Nhiễm trùng

Dịch tiết có màu bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). 

Kinh nguyệt màu xám có nghĩa là gì? 

Khi thấy dịch tiết màu xám hoặc trắng nhạt bạn nên đi khám bác sĩ. 

Máu xám có liên quan đến: 

  • Nhiễm trùng

Màu này có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng, như viêm âm đạo do vi khuẩn. Các dấu hiệu nhiễm trùng khác bao gồm: 

  • Sốt
  • Đau
  • Ngứa
  • Có mùi hôi
  • Sảy thai

Nếu bạn đang mang thai, dịch tiết màu xám có thể là dấu hiệu của sẩy thai. 

Mô đi ra từ âm đạo cũng có thể có màu xám. 

Màu sắc máu khác nhau ở đầu và cuối kỳ kinh có bình thường không? 

Câu trả lời là có! Kinh nguyệt có thể thay đổi màu sắc từ đầu đến giữa cho đến cuối chu kì. Thậm chí có thể có các màu khác nhau từ tháng này sang tháng khác hoặc giữa các thời kỳ của người phụ nữ. Có một số yếu tố liên quan, ngay cả khi kinh nguyệt của bạn hoàn toàn “khỏe mạnh”. 

Trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi từ đỏ tươi sang đỏ sẫm sang nâu có liên quan đến lưu lượng và thời gian máu đã ở trong tử cung. Dòng chảy của máu có thể nhanh hơn vào đầu kỳ kinh và giảm dần về cuối kỳ kinh. Bạn cũng có thể bị ra máu đỏ sẫm sau khi nằm xuống một thời gian dài. Bạn có thể thấy máu đỏ tươi vào những ngày nặng nề nhất. 

Điều này không có nghĩa là tất cả các thay đổi về màu sắc là bình thường. Nếu bạn thấy một màu lạ hoặc xám - đặc biệt là nếu kèm theo các triệu chứng khác - thì bạn nên đi khám bác sĩ. Và bất kỳ hiện tượng chảy máu nào khi mang thai đều cần lưu ý và đi khám sớm.  

Điều gì sẽ xảy ra nếu nó có dạng loãng hoặc nhiều máu cục?

Kinh nguyệt kèm máu cục (nguồn ảnh: https://www.foreverbrazen.com/) Kinh nguyệt kèm máu cục (nguồn ảnh: https://www.foreverbrazen.com/) 

 

Bên cạnh màu sắc, kết cấu của máu có thể thay đổi trong suốt kỳ kinh. Và kinh nguyệt từ tháng này sang tháng khác cũng có thể có kết cấu khác nhau. 

Cục máu đông không thật sự đáng lo ngại. Chúng xảy ra khi tử cung bong ra lớp niêm mạc. Tuy nhiên, kích thước của nó cần được chú ý. Nếu bạn thấy cục máu đông có kích thước lớn hơn một phần tư so với bình thường cũng như khi thấy các cục máu đông kèm theo chảy máu nhiều nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Kinh nguyệt ra máu loãng và có khả năng là máu mới chảy nhanh từ tử cung. Một số phụ nữ có thể bị chảy máu đặc biệt nhiều, được gọi là rong kinh. Các cục máu đông có thể có hoặc không kèm theo chảy máu với tình trạng này. Để ý các dấu hiệu thiếu máu, như mệt mỏi hoặc khó thở. 

Tiết dịch lẫn máu xảy ra vào khoảng thời gian rụng trứng có thể trộn lẫn với chất nhầy cổ tử cung, khiến máu của bạn có kết cấu dạng sền sệt hoặc lòng trắng trứng. Sự tiết dịch này cũng có thể được mô tả là ướt và trơn. 

Khi nào chúng ta nên đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu thấy kinh nguyêt bất thường  (nguồn ảnh: https://www.webmd.com/) Đi khám bác sĩ nếu thấy kinh nguyêt bất thường  (nguồn ảnh: https://www.webmd.com/) 

 

Bạn có thể thấy nhiều màu sắc và tính chất khác nhau với kỳ kinh, ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bảy ngày hoặc lượng máu ra rất nhiều phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc hai giờ một lần, hãy đi khám để loại trừ một số tình trạng bệnh lý nhất định. 

Các lý do khác để đi khám bác sĩ : 

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thay đổi đáng kể về độ dài từ tháng này sang tháng tiếp theo
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24 hoặc dài hơn 38 ngày
  • Không thấy kinh trong ba tháng hoặc lâu hơn
  • Bị đau đáng kể hoặc các triệu chứng bất thường khác kèm theo chảy máu
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Trải qua thời kỳ mãn kinh và bắt đầu chảy máu trở lại
  • Nếu bạn đang mang thai, hãy đi khám khi thấy bất kỳ hiện tượng chảy máu nào. Ra máu có thể là dấu hiệu của sảy thai. Dịch màu xám cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc thậm chí nhiễm trùng, vì vậy tốt nhất bạn nên đi kiểm tra. 

Tổng kết

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe. Những phụ nữ trẻ mới bắt đầu có kinh có thể có sự đa dạng về màu sắc và tính chất của kinh nguyệt trong vài năm đầu. 

Tương tự như vậy, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng có nhiều bất thường hơn. Có rất nhiều màu sắc kinh nguyệt nằm trong phạm vi “bình thường” hoặc “khoẻ mạnh”, vì vậy bạn nên chú ý đến những thay đổi này. Hãy đi khám sớm nếu phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào trong chu kì kinh nguyệt.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Một trong những loại thuốc giúp thúc đẩy máu kinh ra sớm hơn đó chính là thuốc tránh thai. Theo các chuyên gia, thuốc tránh thai có chứa nhiều thành phần có khả năng tác động và làm trì hoãn kỳ kinh nguyệt trong thời gian dài.
Xem thêm
Có! Nước ấm giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội. Mỗi ngày nên uống từ 2 - 3 lít nước, có thể cho thêm gừng, quế hay uống trà xanh, trà hoa cúc, sữa chua uống để nâng cao hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi cho cơ thể
Xem thêm
Sữa; Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành; Các loại cá có dầu; Đu đủ...
Xem thêm
Ăn nhiều trái cây họ cam quýt, rau mùi tây, nghệ, thịt đỏ...
Xem thêm
Thay đổi thuốc tránh thai; Thay đổi lối sống - Chị em nên nhớ, tuyệt đối không nên giảm cân đột ngột. Vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt...
Xem thêm
Những ai uống thuốc tránh thai hàng ngày vẫn có kinh nguyệt bởi lẽ loại thuốc này làm cho chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái ngắn hơn, đều đặn hơn, lượng khí hư ít hơn và làm giảm đau bụng kinh.
Xem thêm
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày ra máu đầu tiên của chu kỳ trước đến ngày kết thúc ra máu của chu kỳ sau.
Xem thêm
Thông thường, sau khi hết kinh, khả năng thụ thai sẽ không xảy ra.
Xem thêm
Nếu cắt một bên buồng trứng do các bệnh như u nang buồng trứng, áp xe buồng trứng... sau khi cắt một bên thì bên buồng trứng còn lại vẫn đảm bảo khả năng tiết hormon và người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt hàng tháng.
Xem thêm
Mặc dù một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày, nhưng giới hạn bình thường của nó có thể nằm từ 21 - 45 ngày.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Chu kỳ kinh nguyệt
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!