14 nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến sớm và cách xử lý

Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm thường không đáng lo ngại. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Chu kỳ của bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh hiện tại đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài từ 21 đến 39 ngày, vì vậy số ngày ra máu ở mỗi người là khác nhau. Hầu hết mọi người ra máu trong 2 đến 7 ngày. 

Nếu chu kỳ của bạn thường xuyên ngắn hơn 21ngày - khiến bạn bị ra máu sớm hơn bình thường - thì đó có thể là dấu hiệu bất thường. 

Hãy đọc tiếp để biết các triệu chứng cần theo dõi và khi nào nên đến gặp bác sĩ. 

Tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 8 đến 13 tuổi. Quá trình này được thúc đẩy bởi các chất hóa học trong cơ thể bạn được gọi là hormone sinh sản. Những hormone này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong suốt độ tuổi sinh sản. 

Trong vài năm đầu sau khi bạn có kinh, các hormone này có thể hoạt động không đồng đều. Điều này có nghĩa là số ngày giữa các kỳ kinh của bạn có thể ngắn hơn hoặc dài hơn mức trung bình. 

Tuổi dậy thì cũng có thể gây ra:

  • Tăng trưởng mô tuyến vú
  • Mọc lông ở nách và bẹn
  • Mụn nhọt
  • Trạng thái buồn rầu, ủ rũ 

Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp sang giai đoạn mãn kinh. Nó thường bắt đầu từ giữa đến cuối tuổi 40 và kéo dài khoảng 4 năm. 

Lượng hormone của bạn dao động dữ dội trong thời gian này và bạn có thể không rụng trứng hàng tháng. Điều này có thể gây ra kinh nguyệt không đều, vì vậy bạn có thể có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. 

Tiền mãn kinh cũng có thể gây ra:

  • Ra ít hoặc nhiều máu kinh hơn bình thường
  • Chậm kinh
  • Khô âm đạo
  • Nóng ran
  • Khó ngủ
  • Cáu gắt 

Bài tập cường độ cao 

Tập thể dục cường độ cao có thể gây rối loạn kinh nguyệt, nguồn: https://economictimes.indiatimes.comTập thể dục cường độ cao có thể gây rối loạn kinh nguyệt, nguồn: https://economictimes.indiatimes.com Tập thể dục cường độ cao có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc khiến kỳ kinh của bạn ngừng hoàn toàn. Thông thường, tình trạng này gặp ở các vận động viên tập luyện trong vài giờ mỗi ngày. Nó phổ biến nhất trong các môn thể thao chịu trọng lượng, như múa ba lê và thể dục dụng cụ. 

Tập thể dục chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt khi bạn đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo nạp vào. Nếu không có đủ năng lượng, cơ thể bạn sẽ không sản xuất ra lượng hormone sinh sản cần thiết để rụng trứng bình thường. 

Thay đổi cân nặng

Kinh nguyệt sớm, không đều hoặc chậm kinh thường liên quan đến những thay đổi lớn về cân nặng. Kinh nguyệt không đều thường liên quan đến tình trạng sụt cân nhanh chóng. Điều này có thể xảy ra khi ăn kiêng quá mức, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc rối loạn trong chế độ ăn uống. 

Khi cơ thể bị đói, nó sẽ dự trữ năng lượng cho các chức năng sống cần thiết, chẳng hạn như hô hấp. Cơ thể bạn sẽ ngừng sản xuất hormone sinh sản, dẫn đến kinh nguyệt không đều. 

Căng thẳng

Căng thẳng nghiêm trọng có thể làm rối loạn lượng hormone của bạn, gây ra kinh nguyệt không đều. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc gần đây đã trải qua một sự kiện đau buồn, điều này có thể khiến nội tiết tố giảm sút.

Căng thẳng cũng có thể gây ra:

  • Tăng hoặc giảm cân không giải thích được
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung

Thay đổi thói quen bình thường

Những thay đổi trong thói quen bình thường của bạn có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể và khiến kinh nguyệt của bạn đến sớm hoặc muộn. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy rằng những người chuyển đổi giữa ca ngày và ca đêm, như y tá, thường bị kinh nguyệt không đều. Chuyển đổi múi giờ có thể có tác dụng tương tự. 

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng nó có thể liên quan đến sự gián đoạn trong nhịp sinh học của bạn. Điều này có thể dẫn đến làm gián đoạn hormone giấc ngủ melatonin. 

Cần nghiên cứu thêm để khám phá mối liên hệ giữa melatonin và các hormone sinh sản. 

Thuốc chống đông máu

Uống thuốc chống đông máu có thể kéo dài thời gian của kỳ hành kinh và gây chảy máu nhiều. 

Chất chống đông máu được giải phóng tự nhiên trong kỳ kinh để giúp làm mỏng niêm mạc tử cung, do đó máu có thể chảy ra ngoài âm đạo. Uống thuốc chống đông máu có thể khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn và chảy nhiều máu hơn. 

Biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

Các hormone có trong thuốc tránh thai nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. 

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, thời gian của kỳ kinh tiếp theo sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu uống thuốc trong chu kỳ kinh nguyệt và liệu bạn có đang dùng một tuần giả dược (thuốc nhắc) hay không. 

Các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố khác, như dụng cụ tử cung (intrauterine devices- IUD) và tiêm thuốc Depo-Provera, có thể gây ra kinh nguyệt không đều trong hai hoặc ba tháng đầu. Các tác dụng phụ bao gồm kinh nguyệt không đều hoặc ra máu đột ngột hàng ngày.

Khi bạn dùng các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, bạn cũng có thể gặp phải:

Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp (Emergency contraception- EC) được sử dụng để giảm nguy cơ mang thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Bạn có thể uống thuốc hoặc đặt vòng tránh thai khẩn cấp bằng đồng. 

Thuốc tránh thai có chứa hormone làm gián đoạn quá trình rụng trứng bình thường. Điều này có thể gây kỳ kinh sớm hoặc muộn. Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên không đều. 

Không hiếm trường hợp phụ nữ bị ra máu đột ngột sau khi bác sĩ đặt vòng tránh thai. Tử cung của bạn phải mất một vài tháng để làm quen với vòng tránh thai, trong thời gian đó, bạn có thể bị ra máu hàng ngày hoặc bất thường. 

Vòng tránh thai bằng đồng cũng có thể gây ra:

  • Kỳ kinh ra nhiều máu
  • Đau bụng kinh nghiêm trọng
  • Đau thắt hoặc đau lưng

Một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STIs)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu khá phổ biến và thường không gây ra triệu chứng. Khi bị bệnh, người bệnh có thể ra ít máu âm đạo hoặc tiết dịch có lẫn máu.

Ngoài ra có các triệu chứng khác như:

  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Đau bụng

Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome- PCOS)

Polycystic ovary syndrome- PCOS là một tình trạng phổ biến gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố. Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc. 

Nhiều người không biết mình bị PCOS cho đến khi họ khó mang thai. PCOS cũng có thể gây ra:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Chậm kinh
  • Mọc nhiều lông ở mặt hoặc cơ thể
  • Mụn
  • Tăng cân

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô giống nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, ở các bộ phận như buồng trứng, bụng và ruột. Nó ảnh hưởng đến khoảng 11% phụ nữ Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 15 đến 44.

Ngoài ra máu bất thường, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra:

  • Đau bụng kinh nghiêm trọng
  • Đau thắt lưng mãn tính
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục

Bệnh tiểu đường không kiểm soát hoặc không được chẩn đoán

Khi bệnh tiểu đường không được chẩn đoán hoặc điều trị kém, lượng đường trong máu cao hơn bình thường kéo dài. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy rằng nhiều phụ nữ có kinh nguyệt không đều trong nhiều năm mới phát hiện bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra:

  • Khát nước
  • Tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Chậm liền vết thương
  • Giảm cân đột ngột

Bệnh tuyến giáp

Người ta cho rằng 1 trong 8 phụ nữ sẽ gặp phải vấn đề về tuyến giáp trong cuộc đời của họ. 

Bệnh lý tuyến giáp khiến cơ thể tạo ra nhiều hoặc ít hormone tuyến giáp hơn so với nhu cầu. Hormone này cần thiết cho một số chức năng của cơ thể, bao gồm cả sự trao đổi chất và chu kỳ kinh nguyệt

Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào tuyến giáp hoạt động kém hay hoạt động quá mức. Ngoài kinh nguyệt sớm, bạn có thể gặp phải:

  • Ra ít hoặc nhiều máu kinh hơn bình thường
  • Nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường
  • Khó ngủ
  • Giảm hoặc tăng cân bất ngờ 

Sự khác biệt giữa kinh nguyệt sớm và trứng làm tổ trong tử cung

Quá trình làm tổ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Nó xảy ra từ một đến hai tuần sau khi thụ thai. 

Sự làm tổ không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Nếu có, thì các triệu chứng có thể là ra ít máu âm đạo hoặc cơn đau thắt. Chảy máu thường ít hơn chu kỳ kinh bình thường và thường không cần dùng băng vệ sinh hoặc tampon (băng vệ sinh hình ống). 

Nếu bạn đã quan hệ tình dục không an toàn hoặc tránh thai thất bại kể từ kỳ kinh cuối cùng, bạn có thể cân nhắc sử dụng một vài que thử thai, dù bây giờ có thể vẫn còn quá sớm để có được kết quả chính xác. 

Nếu có thể đợi, bạn hãy đợi đến một tuần sau khi kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn bắt đầu. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp bác sĩ để xác nhận kết quả của mình.

Sự khác biệt giữa kinh nguyệt sớm và sảy thai  

Sảy thai là mất thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai diễn ra trong quý ba tháng đầu tiên, và thường xảy ra trước khi người phụ nữ đó biết mình mang thai, vì vậy có thể khó phân biệt giữa kỳ hành kinh nặng và sảy thai. 

Sảy thai có thể gây đau thắt và đau lưng nhiều hơn so với kỳ kinh bình thường. 

Nếu thai đã lớn hơn thì khi sảy thai sẽ có dịch tiết màu hồng, cục máu đông hoặc các mảnh mô của thai nhi đi ra từ âm đạo. 

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị sảy thai, hãy đi khám ngay lập tức. 

Nếu có thể, bạn hãy mang theo các mảnh mô và dịch bài tiết khi tới gặp bác sĩ. Đó sẽ là thông tin hữu ích giúp cho chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám vùng chậu và siêu âm để xác định xem liệu sảy thai có xảy ra hay không. Trong một số trường hợp, họ có thể cần phải loại bỏ các mô còn sót lại trong tử cung của bạn. 

Cách xử lý

Cách bạn xử lý phụ thuộc vào nguyên nhân khiến kinh nguyệt đến sớm. Trong hầu hết các trường hợp, kinh nguyệt sớm sẽ tự hết sau một hoặc hai tháng. 

Bạn có thể quản lý chu kỳ của mình thông qua:

  • Sử dụng một ứng dụng theo dõi. Các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn ghi lại các triệu chứng hàng ngày của mình. Theo thời gian, bạn có thể nhận thấy đặc điểm chu kỳ của mình. Bạn cũng có thể chia sẻ nhật ký của mình với bác sĩ trong lần khám tiếp theo.
Phần mềm theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp ích cho bạn, nguồn: https://www.projectcensored.org Phần mềm theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp ích cho bạn, nguồn: https://www.projectcensored.org 
  • Chuẩn bị tinh thần. Chuẩn bị một vài tampon hoặc miếng băng vệ sinh trong túi xách của bạn hoặc tại nơi làm việc để bạn không rơi vào thế bị động. Để được bảo vệ tốt hơn, hãy cân nhắc đầu tư vào quần lót nguyệt san.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Lịch trình ngủ thất thường có thể khiến kỳ kinh của bạn bị chệch hướng. Nếu bạn làm việc vào ban đêm, hãy cố gắng hết sức có thể để duy trì nhịp sinh học của mình bằng cách ngủ trong môi trường tối và yên tĩnh vào ban ngày.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa cho hệ thống sinh sản khỏe mạnh. Nếu bạn không tiêu thụ đủ calo, cơ thể của bạn không thể sản xuất các hormone cần thiết để duy trì hoạt động thường xuyên.
  • Đừng tập luyện thể lực quá chăm chỉ. Khi bạn đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo nạp vào, cơ thể bạn không có năng lượng để sản xuất đầy đủ các hormone sinh sản. Cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn các loại thức ăn giàu protein có hàm lượng calo cao.
  • Giảm căng thẳng. Căng thẳng tâm lý có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cuộc sống ở nhà hoặc công việc đang đè nặng lên bạn, hãy dành thời gian để xem một tập phim nào đó mà bạn yêu thích, đi bộ hoặc tập yoga.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì có thể cản trở hoạt động của các hormone sinh sản. Bắt đầu kế hoạch tập thể dục với một người bạn hoặc tham gia nhóm hỗ trợ chế độ ăn kiêng có thể giúp bạn đạt được cân nặng hợp lý. 

Khi nào đến gặp bác sĩ 

Kinh nguyệt đến sớm thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn bị đau hoặc khó chịu nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ. 

Bạn cũng nên đi khám ngay nếu nghĩ rằng mình bị sảy thai. 

Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, bạn có thể điều chỉnh thói quen ở nhà. Cân nhắc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong hai đến ba tháng tới để xem thời gian, lưu lượng và các triệu chứng khác của bạn thay đổi như thế nào. 

Nếu không ổn định, hãy trao đổi với bác sĩ. Họ có thể sử dụng thông tin này để đánh giá chu kỳ của bạn và tư vấn cho bạn về bước tiếp theo.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!