Sự thật bất ngờ về kinh nguyệt: Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu bình thường qua âm đạo, là dấu hiệu hàng tháng của người phụ nữ khỏe mạnh, có tử cung và buồng trứng hoạt động tốt.

Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt

Hàng tháng, trong những năm giữa độ tuổi dậy thì (thường từ 11 đến 14 tuổi) và tuổi mãn kinh (thường là khoảng 51 tuổi), cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc mang thai. Lớp niêm mạc tử cung dày lên và một nang trứng phát triển được giải phóng từ một trong hai buồng trứng của bạn. 

Nếu không có thai, nồng độ estrogenprogesterone giảm xuống, cuối cùng chạm đến mức báo cho cơ thể đã đến thời điểm bắt đầu hành kinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung bong lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc ấy được đưa ra ngoài cơ thể cùng với một ít máu qua âm đạo. 

Một người bình thường mất khoảng 2 đến 3 muỗng canh máu trong một kỳ kinh. 

Thời gian giữa các kỳ kinh (ngày cuối cùng đến ngày đầu tiên- là một chu kỳ kinh nguyệt) thường trung bình là 28 ngày, với hiện tượng chảy máu thường kéo dài khoảng 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, mọi người có thể có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, và số ngày ra máu ít hơn hoặc nhiều hơn, và vẫn có kinh “đều đặn”. 

Vậy, tại sao phụ nữ lại có kinh? 

Ở phụ nữ, kinh nguyệt là cách cơ thể đào thải các mô không cần thiết. Hàng tháng, cơ thể bạn đều chuẩn bị cho việc mang thai. 

Lớp niêm mạc tử cung dày lên giúp chuẩn bị cho việc nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh. Trứng được giải phóng, sẵn sàng được thụ tinh và định cư trong niêm mạc tử cung của bạn. 

Nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể bạn không cần lớp niêm mạc tử cung dày hơn nữa, do đó, lớp niêm mạc này bắt đầu bị phá vỡ và cuối cùng bị tống ra ngoài cùng với một ít máu từ tử cung. Đó là kỳ kinh của bạn và khi kết thúc, quá trình này lại tiếp diễn. 

Rối loạn kinh nguyệt 

Cách phụ nữ trải qua kỳ kinh rất khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải liên hệ với bác sĩ nếu có những thắc mắc về kinh nguyệt như: 

  • Chu kỳ đều đặn: có đều đặn mỗi tháng không? Không thường xuyên có kinh hay không có kinh nguyệt?
  • Khoảng thời gian của mỗi chu kỳ: Có bị kéo dài hoặc ngắn hơn không? Thông thường là bao lâu?
  • Lượng máu: Có nhiều quá không? Màu sắc? Bình thường là như thế nào?  

Có thể dừng kỳ kinh nguyệt không? 

Không có phương pháp nào đảm bảo việc dừng kinh nguyệt, nhưng theo một bài báo năm 2014 trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ Quốc tế, bạn có thể ngăn kỳ kinh của mình bằng nhiều phương pháp tránh thai khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Thuốc uống tránh thai. Nếu bạn dùng thuốc tránh thai hàng ngày, sau một năm, bạn sẽ có khoảng 70% cơ hội dừng kỳ kinh của mình.
  • Tiêm hormone. Tiêm hormone có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn trong tối đa 22 tháng. Sau một năm, bạn sẽ có khoảng 50 đến 60% cơ hội ngăn kỳ kinh của mình; khoảng 70 % sau 2 năm.
  • Vòng tránh thai nội tiết. Một năm với vòng tránh thai nội tiết tố (dụng cụ tử cung) mang lại cho bạn khoảng 50% cơ hội ngăn kỳ kinh của bạn.
  • Cấy que ở cánh tay. Với việc cấy que tránh thai vào bắp tay, cơ hội ngăn kỳ kinh của bạn là khoảng 20% sau 2 năm. 

Một số biện pháp tránh thai hormone, nguồn: https://www.verywellhealth.comMột số biện pháp tránh thai hormone, nguồn: https://www.verywellhealth.com 

 

Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh 

Để một người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn, những cơ quan đây cần hoạt động tốt: 

  • Vùng dưới đồi
  • Tuyến yên
  • Buồng trứng
  • Tử cung 

Điểm mấu chốt 

Kinh nguyệt của bạn xuất hiện một cách tự nhiên. Đó là một phần trong quá trình cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu bạn không mang thai, hàng tháng cơ thể sẽ đào thải các mô không cần thiết để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.

Nếu bạn cảm thấy chu kỳ của mình không giống nhau chẳng hạn như sự thay đổi về tính đều đặn, tần suất, thời gian hoặc lượng máu kinh nguyệt, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa.  

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!