Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 10 trang 149 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 trang 149 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 10 trang 149 Tập 1 ngắn nhất

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

Soạn văn lớp 10 Ôn tập cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Soạn văn lớp 10 Ôn tập cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Lí do tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B bởi dựa vào tri thức về thể loại văn học, đặc điểm ở cột B ứng với thể loại ở cột A.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

a. Thần thoại.

b. Sử thi.

c. Chèo (hoặc tuồng)

d. Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép...)

e. Thơ.

Trả lời:

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Nắm được khái niệm truyện và các đặc điểm tiêu biểu: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Nắm được đặc trưng: bối cảnh, không gian, thời gian trong sử thi.

- Các cước chú, chỉ dẫn

- Biện pháp: nói quá, yếu tố hoang đường, kì ảo.

Chèo (tuồng)

- Nắm được: tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng), đề tài, các mâu thuẫn, xung đột.

- Các dị bản của chèo/tuồng.

Văn bản thông tin

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

- Tình cảm cảm xúc của tác giả.

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi.

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Trả lời:

Tóm tắt văn bản:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi: Tóm tắt thần thoại: Thần Trụ Trời:

Thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, cao lớn vô cùng. Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Cột đắp lên cao chừng nào thì trời được nâng dần lên chừng ấy. Thần một mình hì hục đào, đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên tận mây xanh. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh

     Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò...

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.

- Màu sắc: 4 gam màu chủ đạo: đen, xanh, vàng, đỏ

3. Chế tác khéo léo, công phu

- Vẽ mẫu → Can lại rõ ràng từng nét → In → Phơi khô.

4. Rộn ràng tranh Tết

- Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.

- Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.

5. Lưu giữ và phục chế

- Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.

- Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này.

Câu 4 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển khoa học?

Trả lời:

- Theo em, cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển khoa học là bởi phù hợp với nhận thức của trẻ thơ, các mẩu chuyện được kể cho các em để hướng các em đến việc tạo lập thế giới sơ khai.

Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê): Đều là nhân vật hiện thân cho cộng đồng hội tụ nét đẹp: sức mạnh phi thường, tài năng, lòng dũng cảm, luôn đối mặt với hiểm nguy lập lên công danh, kì tích. Đều mang những ước mơ, khát vọng, lí tưởng cao đẹp.

- Có sự giống nhau ấy là bởi: cả hai nhân vật đều là nhân vật sử thi, được tác giả dân gian xây dựng để thể hiện tư tưởng, mơ ước của mình.

Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản bởi các khắc họa vẻ đẹp, thử thách của nàng bao nhiêu thì vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ nét bấy nhiêu. - Ví dụ: nữ thần uyển chuyển, thướt tha “như diều bay ó liệng, nước lững lờ trôi cũng không bằng”, Đăm Săn không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang, giữ vững khí chất của một vị tù trưởng, một vị anh hùng: “Tôi là lưỡi dao đã vướng cán, là lưỡi dao đã có tay cầm’’.

Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.

Trả lời:

- Điểm giống nhau:

+ Đề tài: lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa.

+ Nhân vật: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

- Điểm khác nhau:

 

Chèo cổ

Tuồng cổ

Đề tài

Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người theo đạo lí dân gian/ tư tưởng Nho gia.

- Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn.

Nhân vật

Nhân vật mang tính ước lệ, tính cách không thay đổi.

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua hóa trang, nét vẽ trên mặt.

Câu 8 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

Trả lời:

Phát biểu về nhân vật thị Mầu:

- Thị Mầu một nhân vật có cá tính: tính cách phóng khoáng, táo bạo và có phần lẳng lơ. Thị lên chùa mà vẫn tung tăng, ghẹo Tiểu.

- Thị Mầu có quan niệm tình yêu hiện đại: yêu một cách tự do, không quan tâm đến lễ giáo, lễ nghi phong kiến, chỉ cần dựa vào cảm xúc của mình.

→ Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc bởi vì nhân vật không giống mẫu hình phụ nữ trong xã hội, nhân vật đi ngược lại hoàn toàn nét đẹp của phụ nữ xưa.

Câu 9 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam  Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.

Trả lời:

- Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam  Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những nét đặc sắc của bức tranh dân gian Đông Hồ (chất liệu, cách chế tác…) và phiên chợ nổi ở miền Tây (phương tiện họp chợ, cách rao bán hàng…).

-  Việc lồng ghép các yếu tố biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam  Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, quan điểm, lập trường của mình.

Câu 10 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

Trả lời:

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Bằng chứng:

Soạn văn lớp 10 Ôn tập cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sơ đồ trên vừa cho thấy tổng thể các bộ nhạc cụ vừa cho thấy các nhạc cụ chính trong dàn nhạc cải lương, cách phân loại, gọi tên bộ nhạc cụ/ nhạc cụ theo thứ bậc hợp lí. Bậc thứ nhất “Dàn nhạc cải lương”, bậc thứ hai gồm 4 nhánh tương ứng với 4 bộ nhạc cụ: “Bộ gõ”, “Bộ gảy”, “Bộ kéo”, “Bộ thổi”; mỗi bộ là một tập hợp các nhạc cụ có chức năng, đặc điểm gần gũi, mức độ phong phú của nhạc cụ trong các bộ có thể khác nhau.

Câu 11 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình “thân em” và chủ thể ẩn danh: tác giả nói về số phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa.

- Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3.

- Gieo vần “on”: tròn, non, son.

Câu 12 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.

Trả lời:

Kiểu bài

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung khái quát

- Phân tích đánh giá thông qua các luận điểm:

+ Nội dung, nghệ thuật

+ Thông điệp, tình cảm của tác giả.

- Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm.

Nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận.

- Trình bày mặt tốt/xấu, lợi/hại của vấn đề theo các luận điểm, kèm theo luận cứ luận chứng cụ thể.

- Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó.

- Khẳng định lại vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết.

Câu 13 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Nếu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.

Trả lời:

- Một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ:

Truyện kể

Bài thơ

- Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện.

- Nắm được tình huống truyện, nhân vật trong truyện.

- Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ.

- Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài thơ.

Câu 14 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ mà theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Trả lời:

Dàn ý đề a

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Dàn ý đề b

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng vị tha, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của vị tha trong cuộc sống

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Vị tha là gì? Vị tha là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân.

- Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người, không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của lòng vị tha

* Trong công việc: đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác.

* Trong quan hệ với mọi người: sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

b) Vai trò, ý nghĩa của lòng vị tha

* Đối với bản thân: Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn, giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn, được mọi người yêu mến, nể trọng.

* Đối với xã hội

- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

- Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng góp cho con người.

c) Bàn luận mở rộng

- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

- Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng mà là để nổi tiếng.

d) Bài học nhận thức và hành động

- Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho bản thân mình.

- Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.

- Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.

III. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề:  Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau

Ôn tập trang 148

Tri thức ngữ văn trang 4

Chiếc lá đầu tiên

Tây Tiến

Câu hỏi liên quan

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất. - Bằng chứng: Sơ đồ trên vừa cho thấy tổng thể các bộ nhạc cụ vừa cho thấy các nhạc cụ chính trong dàn nhạc cải lương, cách phân loại, gọi tên bộ nhạc cụ/ nhạc cụ theo thứ bậc hợp lí. Bậc thứ nhất “Dàn nhạc cải lương”, bậc thứ hai gồm 4 nhánh tương ứng với 4 bộ nhạc cụ: “Bộ gõ”, “Bộ gảy”, “Bộ kéo”, “Bộ thổi”; mỗi bộ là một tập hợp các nhạc cụ có chức năng, đặc điểm gần gũi, mức độ phong phú của nhạc cụ trong các bộ có thể khác nhau.
Xem thêm
- Chủ thể trữ tình “thân em” và chủ thể ẩn danh: tác giả nói về số phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa. - Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3. - Gieo vần “on”: tròn, non, son.
Xem thêm
Phát biểu về nhân vật thị Mầu: - Thị Mầu một nhân vật có cá tính: tính cách phóng khoáng, táo bạo và có phần lẳng lơ. Thị lên chùa mà vẫn tung tăng, ghẹo Tiểu. - Thị Mầu có quan niệm tình yêu hiện đại: yêu một cách tự do, không quan tâm đến lễ giáo, lễ nghi phong kiến, chỉ cần dựa vào cảm xúc của mình. → Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc bởi vì nhân vật không giống mẫu hình phụ nữ trong xã hội, nhân vật đi ngược lại hoàn toàn nét đẹp của phụ nữ xưa.
Xem thêm
- Việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản bởi các khắc họa vẻ đẹp, thử thách của nàng bao nhiêu thì vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ nét bấy nhiêu. - Ví dụ: nữ thần uyển chuyển, thướt tha “như diều bay ó liệng, nước lững lờ trôi cũng không bằng”, Đăm Săn không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang, giữ vững khí chất của một vị tù trưởng, một vị anh hùng: “Tôi là lưỡi dao đã vướng cán, là lưỡi dao đã có tay cầm’’.
Xem thêm
- Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những nét đặc sắc của bức tranh dân gian Đông Hồ (chất liệu, cách chế tác…) và phiên chợ nổi ở miền Tây (phương tiện họp chợ, cách rao bán hàng…). -  Việc lồng ghép các yếu tố biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, quan điểm, lập trường của mình.
Xem thêm
- Theo em, cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển khoa học là bởi phù hợp với nhận thức của trẻ thơ, các mẩu chuyện được kể cho các em để hướng các em đến việc tạo lập thế giới sơ khai.
Xem thêm
+ Đề tài: lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa. + Nhân vật: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Xem thêm
Tóm tắt văn bản: - Một văn bản thần thoại hoặc sử thi: Tóm tắt thần thoại: Thần Trụ Trời: Thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, cao lớn vô cùng. Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Cột đắp lên cao chừng nào thì trời được nâng dần lên chừng ấy. Thần một mình hì hục đào, đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên tận mây xanh. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông. - Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Xem thêm
Dàn ý đề a 1. Mở bài Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). 2. Thân bài Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá. - Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa + Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. + Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng. + Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa => Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh. - Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ + Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng. + Biện pháp tu từ: So sánh. - Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà + Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà” + Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị của chủ đề. Dàn ý đề b I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng vị tha, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của vị tha trong cuộc sống II. Thân bài: 1. Giải thích - Vị tha là gì? Vị tha là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. - Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người, không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. 2. Bàn luận: a) Biểu hiện của lòng vị tha * Trong công việc: đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. * Trong quan hệ với mọi người: sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. b) Vai trò, ý nghĩa của lòng vị tha * Đối với bản thân: Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn, giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn, được mọi người yêu mến, nể trọng. * Đối với xã hội - Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn. - Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng góp cho con người. c) Bàn luận mở rộng - Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. - Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng mà là để nổi tiếng. d) Bài học nhận thức và hành động - Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho bản thân mình. - Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình. - Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý. III. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề:  Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.
Xem thêm
- Một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ:
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập cuối học kì 1
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!