8 dấu hiệu của chuyển dạ mẹ bầu cần biết

Xin chúc mừng mẹ, mẹ đang ở chặng đường cuối của thai kỳ rồi.! Nếu bạn giống như hầu hết những người mang thai, tại thời điểm này, có lẽ đang thấy; hung phấn, căng thẳng, kèm mệt mỏi..và hơn hết, bạn sắp hoàn thành quá trình mang thai của mình.

Video 8 dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp sinh chuẩn nhất

Khi quá trình chuyển dạ sắp diễn ra, Trong khoảng 24h đến 48 giờ trước sinh, bạn có thế có một số dấu hiệu bao gồm: đau thắt lưng, tiêu chảy, sụt cân, ra nước ối.

Nhưng vì quá trình chuyển dạ khác nhau ở mỗi phụ nữ, nên những gì bạn trải qua trong những giờ cuối cùng của thai kỳ có thể khác với những gì người mang thai khác trải qua.

Nguồn: BabyChakraCác dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non. Nguồn: Babychakra 

Mặc dù bạn không thể dự đoán ngày và giờ chuyển dạ, nhưng bạn có thể để ý các dấu hiệu cho thấy sắp sinh. Dưới đây là những gì bạn có thể mong đợi khi chuyển dạ từ 24 đến 48 giờ

Vỡ ối

Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn bắt đầu chuyển dạ là vỡ ối, hay cụ thể hơn là vỡ túi ối. Túi chất lỏng này bảo vệ thai nhi khi lớn lên và phát triển, nhưng nó sẽ vỡ ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.Túi ôi có thể vỡ tự nhiên hoặc do can thiệp y khoa. 

Đầu của thai nhi làm tăng áp lực lên túi ối có thể là nguyên nhân của vỡ ối.

Một số phụ nữ gặp phải tình trạng vỡ tràn ra nhiều nước ối, nhưng việc vỡ ối không phải lúc nào cũng ấn tượng như mô tả trên truyền hình. Một số phụ nữ chỉ nhận thấy một vài giọt nước nhỏ hoặc cảm giác ẩm ướt trong quần lót. 

Bong nút nhầy cổ tử cung

Nút nhầy là một tập hợp chất nhầy dày bịt kín lỗ mở của cổ tử cung. Chúng có vai trò ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, nhưng khi gần chuyển dạ, nút này sẽ lỏng ra và rơi ra ngoài.

Một số phụ nữ rơi ra một giọt chất nhầy trong bồn cầu sau khi đi vệ sinh, trong khi những người khác nhận thấy chất nhầy trên quần lót của họ hoặc khi lau âm hộ sau khi đi tiểu.

Màu sắc của chất nhầy thay đổi từ trong sang hồng và nó cũng có thể có máu.

Bong nút nhầy cũng là dấu hiệu của chuyển dạ. Thời gian bong rất thay đổi, có thể vài tuần trước khi chuyển dạ, nhưng nó thường xảy ra vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ.

Giảm cân

Khi mang thai, cân nặng thường tăng dần lên và chỉ giảm sau khi sinh. Nhưng không có gì lạ nếu bạn giảm từ 0,5 đến 1,5 kg trong khoảng 1 đến 2 ngày trước khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, đây không phải là giảm mỡ. Thay vào đó, cơ thể sẽ thải bớt lượng nước dư thừa. Điều này có thể xảy ra do lượng nước ối ít hơn vào cuối thai kỳ và lượng nước tiểu tăng lên để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Em bé di chuyển xuống vị trí thấp hơn sẽ gây thêm áp lực lên bàng quang của bạn, dẫn đến việc tần suất đi tiểu tăng lên.

Sự bao bọc và che chở

Bản năng che chở và bao bọc - là mong muốn mãnh liệt để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho em bé – hiện tượng phổ biến trong quý III của thai kỳ.

Bạn có thể bắt đầu dọn dẹp, sắp xếp, chọn người chăm sóc hộ sinh và đảm bảo rằng mọi thứ đều hoàn hảo. Nhưng khoảng 24 đến 48 giờ trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn, và thường có xu hướng muốn dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc.

Một số bà mẹ ám ảnh quá mức về túi đi sinh của họ, sắp xếp lại mọi thứ, hoặc  ám ảnh về việc túi đồ đi sinh của họ đã hoàn toàn sạch bụi chưa. 

Đau thắt lưng

Đau lưng thường gặp khi mang thai do các khớp và dây chằng lỏng lẻo sinh lý để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nhưng trong khi bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi mang thai, thì cơn đau lưng trước khi chuyển dạ lại khác và khó chịu hơn.

Vào lúc trước chuyến dạ từ 24 đến 48 giờ, cơn đau có thể trầm trọng hơn ở vùng thắt lưng và lan xuống vùng xương chậu của bạn. Thay đổi vị trí không giúp giảm đau và cơn đau thường kéo dài cho đến sau khi sinh.

Những cơn co tử cung thực sự

Các cơn co thắt Braxton Hicks, hoặc cơn đau chuyển dạ giả, có thể bắt đầu vài tuần hoặc vài tháng trước khi chuyển dạ thực sự. Chúng xảy ra khi cơ tử cung chuẩn bị cho việc sinh nở. đặc điểm của những cơn co này là chúng thường nhẹ hơn những cơn co tử cung thực sự và chỉ kéo dài vài giây.

Mặt khác, các cơn co thắt thực sự có cường độ mạnh hơn, thường xuyên hơn và có thể kéo dài hơn một phút. Khi các cơn co thắt bắt đầu xảy ra sau mỗi 4 đến 5 phút, bạn có thể chuyển dạ trong vòng 1 đến 2 ngày. 

Sự mở cổ tử cung

Vào cuối thai kỳ, bạn sẽ kiểm tra sức khỏe hàng tuần, tại đây bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung để xem đánh giá độ mở cổ tử cung

Sự giãn nở nhằm giúp việc cổ tử cung mở ra để em bé có thể đi qua âm đạo. Mặc dù cổ tử cung cần giãn ra ít nhất 10 cm để sinh con qua đường âm đạo, nhưng cổ tử cung giãn ra ít nhất từ 2 đến 3 cm thường báo hiệu thời gian chuyển dạ là 24 đến 48 giờ tiếp theo

Thả lỏng các khớp

Giai đoạn cuối của thai kỳ báo hiệu cơ thể bạn tiết ra nhiều hormone relaxin, giúp nới lỏng các khớp và dây chằng để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Một vài ngày trước khi chuyển dạ, bạn có thể nhận thấy các khớp xương ở xương chậu và lưng dưới của bạn lỏng lẻo hơn. Bạn cũng có thể gặp một tác dụng phụ không mong muốn của relaxin - tiêu chảy. Điều này có thể xảy ra do giãn các cơ trơn đường tiêu hóa

Những điểm cần nhớ

Tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian nhiều cảm xúc lẫn lộn. Đó là sự  phấn khích xen lẫn mong đợi khi chào đón em bé ra đời.

Chuyển dạ là điều không thể đoán trước được. Nhưng nếu chú ý đến cơ thể của mình, bạn sẽ nhận ra một vài điểm khác biệt cho thấy rằng trong 1 đến 2 ngày tới, bạn sẽ bước vào một hành trình mới- chuyển dạ và sinh con.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!