Sắn dây: Hướng dẫn cách sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất

Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc. Cả phần lá và củ của loại cây này đều có giá trị chữa bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Video: Hướng dẫn sử dụng bột sắn dây đúng cách.

Sắn dây là cây gì?

Tên khác: phấn cát căn, bạch cát, cát căn

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth

Họ: đậu (Fabaceae)

Sắn dây là một loại cây thân leo, chiều dài của thân cây có thể lên tới cả 10m. Phần thân cành ở phía ngoài hơi có lông. Lá của cây là lá kép và mọc so le nhau bao gồm 3 lá chét. Lá chét có hình trứng rộng, mép nguyên hay chia thùy với đầu nhọn dài khoảng 7 – 15cm, rộng khoảng 5 – 12cm.

Cụm hoa mọc ở vị trí kẽ lá thành từng chùm dài khoảng 15 – 30cm. Hoa thường có màu xanh lơ hay xanh tím, mùi thơm dịu. Đài hoa hình chuông và có lông áp sát màu vàng. Quả đậu, dẹt, dài tầm 8cm, thắt lại giữa các hạt và có nhiều lông màu vàng nâu. 

Củ sắn dâyCủ sắn dây

Rễ: phát triển thành củ dài và to. Hình trụ dài khoảng 15cm, với đường kính vào khoảng 6-8cm. Củ rắn, chắc, nặng, và chứa nhiều bột. Khi cắt ngang củ sẽ thấy nhiều vòng xơ đồng tâm. Mùi thơm nhẹ, có vị hơi ngọt, tính mát.

Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong Đông y gọi là cát căn.

Bột sắn dâyBột sắn dây

Bột sắn dây được chế biến từ củ sắn dây và dùng nhiều trong đời sống hàng ngày. Bột sắn dây là loại thực phẩm vừa được dùng để pha thành thức uống, vừa được nấu chín để ăn như món chè, súp.

Thành phần hoạt tính trong sắn dây

Sắn dây chứa nhiều hóa chất thực vật là các hợp chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong thực vật một cách tự nhiên, giúp ngăn ngừa và điều trị một số căn bệnh.

Các nhà khoa học và giới chuyên môn đã chỉ ra rằng trong bột sắn dây chứa khoảng 60% là tinh bột, protein và 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene. Trong đó:

  • Puerarin: Chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai,..
  • Isoflavonoid: Tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa,...
  • Daidzein: Hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, có khả năng kháng các tế bào ung thư,...
  • Protein: làm tăng estrogen, duy trì hormone sinh lý nữ, chống loãng xương,...

Phần hoa có saponin triterpenic, glucosyl tryptophan PF-P…

Phần lá lại có chứa rất nhiều các acid amin, điển hình nhất là asparagin.

Công dụng nổi bật của sắn dây

Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc.

Còn theo Tây y, bột sắn dây có những công dụng sau:

  • Giải khát và chống đói khá hiệu quả
  • Nâng cao sức đề kháng, đồng thời tăng đề kháng với các loại virus đường hô hấp
  • Giải độc cơ thể, bảo vệ tế bào gan
  • Điều hòa nhịp tim, lipid máu, huyết áp
  • Làm đẹp da, trị tàn nhang, cải thiện vòng 1, chống lão hóa
  • Giảm đau đầu hay đau nhức cổ vai gáy

Cách dùng 

Tùy thuộc vào bộ phận sử dụng mà sẽ có cách dùng khác nhau:

Đối với phần củ: Có thể chế biến thành bột rồi khuấy với nước để uống. Hoặc dùng tươi để nấu nước uống. Hay cũng có thể kết hợp với các vị thuốc khác.

Phần lá: Thường được sử dụng tươi bằng cách giã nát.

Phần hoa: Cũng thường dùng tươi, giã nát hay nấu nước uống.

Bột sắn dây dùng pha nước uống hoặc đun làm súpBột sắn dây dùng pha nước uống hoặc đun làm súp

Một số cách dùng để đạt được hiệu quả chữa bệnh của sắn dây có thể liệt kê dưới đây:

  • Chảy máu mũi: Giã nát củ sắn dây tươi sau đó vắt lấy nước cốt, sử dụng loại nước này để uống, mỗi lần chỉ nên sử dụng một chén con.
  • Chống ngứa do mồ hôi: Trộn đều Bột sắn dây 5g, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g sau đó rắc lên những nơi ẩm ngứa.
  • Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng: Sử dụng khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước nguội, cho chút đường, khuấy đều trước khi uống.
  • Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn những đồ ăn nóng hoặc có độc: giã nát sắn dây tươi và củ sen, mỗi loại vắt lấy khoảng 500ml nước cốt, hoà đều 2 loại nước này với nhau để uống dần.
  • Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: Sử dụng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
  • Ngộ độc rượu: hòa tan bột sắn dây cùng với một cốc nước sau đó cho đường và cuối cùng vắt lấy 1 thìa nước cốt chanh, có thể thêm đá cho dễ uống. Trường hợp không muốn uống đường, có thể thay thế bằng một chút muối, cách này sẽ khó sử dụng hơn những tác dụng mà nó mang lại hiệu quả hơn rất nhiều. Chúng ta có thể sử dụng 1 cách là khác là sử dụng 30gr sắn dây + 4gr hoàng liên + 30gr hoạt thạch + 15gr cam thảo tán thành bột mịn, sau đó trộn với nước để uống.

Những lưu ý khi sử dụng sắn dây để chữa bệnh

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà sắn dây mang lại cũng có một số ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu chúng ta sử dụng sắn dây vào những trường hợp nhất định. Vậy chúng ta nên uống sắn dây như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Rất nhiều người có thói quen ướp hoa bưởi cùng với bột sắn dây để nước uống có mùi vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nên áp dụng cách làm này vì bột sắn dây sẽ mất đi một số dược tính quan trọng.

Sắn dây có tính hàn mạnh, nên được đun chín trước khi sử dụngSắn dây có tính hàn mạnh, nên được đun chín trước khi sử dụng

Sắn dây có hàn tính rất mạnh, do đó không nên cho trẻ em sử dụng. Vì các bộ phận trên cơ thể trẻ còn rất non nớt và chưa được phát triển đầy đủ nên khi cho trẻ sử dụng bột sắn dây sống sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc lạnh bụng. Có thể nấu bột sắn chín để làm giảm tính hàn rồi mới cho trẻ sử dụng để an toàn hơn.

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà cơ thể bị nóng sẽ rất tốt khi uống nước sắn dây. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơ thể bị lạnh và mệt mỏi thì không nên uống nước sắn dây vì sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

Tuyệt đối không cho thai phụ có dấu hiệu bị động thai sử dụng bột sắn dây vì có thể sẽ khiến cho dạ con bị co bóp dẫn đến sảy thai.

Để mang lại những lợi ích tốt nhất cho cơ thể thì chúng ta nên đun chín sắn dây rồi mới sử dụng và không nên sử dụng cùng với quá nhiều đường vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Tốt nhất, không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Đặc biệt, chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: Kể cả những người có tình trạng sức khỏe bình thường thì mỗi ngày cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây.

Có thể nói, sắn dây như một vị thuốc quý mà bạn có thể biến tấu, sử dụng chúng đơn giản nhưng mang lại tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Căn cức theo sở thích của bản thân mà bạn có thể áp dụng một trong những cách dùng trên để có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Dù vậy, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này mà uống bột sắn dây mỗi ngày. Bởi lẽ, chính tính hàn của bột sắn dây khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Xem thêm
Thời điểm thích hợp để uống bột sắn là sau ăn trưa hoặc ăn tối 1 tiếng. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết nắng nóng, uống bột sắn dây sẽ giúp giải khát, mát gan.
Xem thêm
Giải độc cơ thể trị đau dạ dày Hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh Hạn chế các tổn thương do viêm nhiễm ...v...
Xem thêm
Bước 1: Bắc nồi lên bếp, hòa bột sắn dây, đường trắng và 500ml nước lọc ở lửa vừa. Bước 2: Hạ từ từ nhỏ lửa, khuấy đến khi hỗn hợp sệt như mong muốn, chuyển sang màu trắng đục và thoang thoảng mùi thơm nhẹ. Bước 3: Tắt bếp và đổ ra bát thưởng thức ngay thôi.
Xem thêm
Vì thấy, bà bầu uống bột sắn dây sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe sau đây: Giảm táo bón khi mang thai; Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện chứng ợ nóng, trung hòa axit ở ruột, chống lại vi khuẩn và ngăn bệnh tiêu chảy; Bổ sung năng lượng...
Xem thêm
Bột sắn dây có tính hàn mạnh giúp cơ thể người lớn giải nhiệt nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, vì trẻ em có hệ tiêu hoá còn non yếu, khi dùng bột sắn dây sống sẽ không phù hợp. Vì vậy, khi dùng cho trẻ em cần nấu chín bột sắn dây đúng cách, đặc biệt là trẻ nhỏ mới vài tháng tuổi. Bột sắn dây nấu chín hoàn toàn có thể dùng cho trẻ em mang lại hiệu quả giải nhiệt tốt.
Xem thêm
Hầu hết các loại bột sắn dây bày bán trên thị trường đều được chế biến thủ công, không qua khử trùng hay đạt tiêu chuẩn chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nào. Quá trình tinh lọc bột sắn chắc chắn không thể tránh khỏi việc lẫn tạp chất, bụi bẩn và kể cả các loại vi trùng. Chính vì thế, nên uống bột sắn dây pha với nước sôi hoặc nấu thành chè trên bếp để đảm bảo nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt những mầm bệnh gây hại cho đường ruột cho các thành viên trong gia đình bạn, nhất là các đối tượng trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Xem thêm
Phụ nữ mang thai không nên ăn sắn dây vì 2 đầu củ sắn và lớp vỏ có chứa axit cyanhydric, có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Xem thêm
Bột sắn dây còn có công dụng rất ít người biết đến là chữa đau dạ dày.
Xem thêm
Không nên uống bột sắn dây vào buổi sáng, đặc biệt lúc bụng đói bởi đây là lúc nhiệt độ cơ thể hạ thấp, lượng hóc môn tăng trưởng trong máu rất thấp. Hấp thụ bột sắn dây lúc này dễ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sắn dây (rau củ quả)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!