Corticoid bôi ngoài da: Cách dùng & biến chứng nguy hiểm có thể gặp

Corticosteroid (Corticoid) bôi ngoài da là một loại thuốc steroid bôi trực tiếp lên da để giảm quá trình viêm và kích ứng.

Corticosteroid bôi ngoài da được bán ở nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm:

  • Kem
  • Lotion
  • Gel
  • Bọt
  • Thuốc mỡ
  • Miếng dán
  • Dung dịch

Và có 4 mức độ nặng - nhẹ của thuốc corticoid bôi ngoài da:

  • Nhẹ
  • Trung bình
  • Nặng
  • Rất nặng

Corticosteroid loại nhẹ, như hydrocortisone, thường có thể được mua tại các hiệu thuốc. Các loại tác dụng mạnh hơn chỉ bán theo đơn.

Ngoài ra corticosteroid   còn có các dạng bào chế khác như: viên nén, viên nang, dạng xịt và dạng tiêm.

Corticosteroid không được nhầm với steroid đồng hóa. 

Các bệnh điều trị bằng corticosteroid bôi ngoài

(Corticoid bôi ngoài da chủ yếu để điều trị các vấn đề da liễu - Nguồn ảnh: Zwivel)(Corticoid bôi ngoài da chủ yếu để điều trị các vấn đề da liễu - Nguồn ảnh: Zwivel)Corticoid có khả điều trị nhiều bệnh như:

  • Chàm hay viêm da cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc - gây ra các triệu chứng là các vảy, mảng trên da
  • Vảy nến

Corticosteroid bôi ngoài da không thể chữa khỏi bệnh này, nhưng có thể làm giảm các triệu chứng. 

Đối tượng sử dụng 

Hầu hết corticosteroid bôi ngoài da là an toàn với người lớn và trẻ em, nhưng có 1 số trường hợp cần thận trọng, như:

  • Da bị nhiễm trùng - trừ trường hợp bác sĩ chỉ định
  • Có các vấn đề da liễu như da bị kích ứng mẩn đỏ, mụn trứng cá và loét da (vết loét hở)

Hầu như các corticosteroid bôi ngoài da là an toàn với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, cần rửa sạch corticoid trên tay trước khi con con bú.

Corticosteroid bôi ngoài da loại rất mạnh thường không được kê cho phụ nữ có thai/cho con bú, hoặc cho trẻ nhỏ. Đôi khi chúng có thể được kê đơn chúng dưới sự quản lý của bác sĩ da liễu. 

Cách dùng corticosteroid bôi ngoài

Video Sử dụng thuốc bôi corticoid thế nào để an toàn 

Làm theo hướng dẫn về cách bôi và thời gian bôi thuốc ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm - trừ trường hợp bác sĩ có chỉ định cách dùng khác.

Hầu hết mọi người chỉ cần sử dụng thuốc 1 - 2 lần/ngày trong 1 - 2 tuần. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định dùng với tần suất ít hơn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn.

Chỉ nên bôi thuốc tại vùng da bị ảnh hưởng. Nhẹ nhàng bôi một lớp mỏng lên da của bạn theo chiều lông mọc.

Nếu bạn đang dùng đồng thời corticosteroid và kem dưỡng ẩm, trước tiên bạn nên bôi kem dưỡng ẩm. Sau đó đợi khoảng 30 phút trước khi bôi corticosteroid. 

Tính liều lượng bôi theo đơn vị ngón tay

(Liều lượng bôi kem theo đơn vị ngón tay - Nguồn ảnh: Pixel)(Liều lượng bôi kem theo đơn vị ngón tay - Nguồn ảnh: Pixel)

Nhiều trường hợp, lượng thuốc cần bôi được tính theo đơn vị là đầu ngón tay (fingertip units - FTU).

FTU (khoảng 500mg) là lượng cần thiết để bôi một đường từ đầu ngón tay người lớn đến nếp gấp đầu tiên của ngón tay. Là là lượng đủ để bôi một vùng da gấp đôi kích thước của lòng bàn tay với các ngón tay.

Liều lượng khuyến cáo sẽ phụ thuộc vào vùng da của cơ thể cần được điều trị. Điều này là do một số bộ phận của cơ thể có da mỏng hơn nên nhạy cảm hơn với tác dụng của corticosteroid.

Đối với người lớn, lượng FTU được khuyến nghị trong một liều duy nhất là:

  • 0,5 FTU cho bộ phận sinh dục
  • 1 FTU cho bàn tay, khuỷu tay và đầu gối
  • 1,5 FTU cho bàn chân, bao gồm cả lòng bàn chân
  • 2,5 FTU cho mặt và cổ
  • 3 FTU cho da đầu
  • 4 FTU cho 1 bàn tay và cánh tay hoặc là mông
  • 8 FTA cho toàn bộ chân gồm đùi, cẳng chân và cả lòng bàn chân

Đối với trẻ em, lượng FTU khuyến nghị phụ thuộc vào tuổi của trẻ - cần được bác sĩ tư vấn. 

Tác dụng phụ của corticoid bôi ngoài da

(Hậu quả khi dùng corticoid không đúng cách - Nguồn ảnh: Balmonds)(Hậu quả khi dùng corticoid không đúng cách - Nguồn ảnh: Balmonds)

Nếu sử dụng chúng đúng cách, corticosteroid bôi ngoài da hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của corticosteroid tại chỗ là cảm giác nóng rát hoặc châm chích tại chỗ bôi. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần, khi làn da đã quen với thuốc.

Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

  • Làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng mà da đang gặp phải
  • Viêm nang lông
  • Làm mỏng da, làm da dễ bị tổn thương hơn: VD: dễ bị bầm tím
  • Rạn da: các vết rạn tuy không biến mất nhưng sẽ mờ theo thời gian
  • Viêm da tiếp xúc, là tình trạng kích ứng da gây ra bởi phản ứng dị ứng nhẹ với một chất cụ thể có trong sản phẩm corticoid.
  • Nổi mụn trứng cá, hoặc làm tình trạng mụn trứng cá nặng thêm
  • Da mẩn đỏ, mặt trở nên đỏ bừng
  • Thay đổi sắc tố da - dễ thấy hơn người có làn da sẫm màu
  • Lông phát triển quá mức trên vùng da đang được điều trị 

Tác dụng phụ nhiều khả năng xảy ra nếu:

  • Sử dụng corticosteroid loại mạnh
  • Sử dụng corticosteroid trong thời gian rất dài hoặc trên một vùng lớn 

Người già và trẻ em dễ xảy ra tác dụng phụ hơn.

Nếu corticosteroid tại chỗ mạnh hoặc rất mạnh dùng trong thời gian dài hoặc trên một vùng lớn, thì có nguy cơ corticoid đi vào máu và gây ra tác dụng phụ toàn thân như:

  • Ức chế tăng trưởng ở trẻ em
  • Hội chứng Cushing 

Bài viết này chưa liệt kể đầy đủ của tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra. Để biết thêm về tác dụng phụ, hãy đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc.

Cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Thuần Mộc là kem bôi da được bào chế từ các thảo dược tự nhiên và hoàn toàn không có corticoid trong sản phẩm. Về thông tin này có thể do các bên cạnh tranh với thương hiệu Thanh Mộc Hương bịa đặt với người tiêu dùng để làm xấu hình ảnh thương hiệu này. Hoặc cũng có thể do người sử dụng mua phải hàng giả và đã xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng phải những sản phẩm giả mạo này. Ngoài những phản hồi tích cực về Thuần Mộc từ người dùng thì với những chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể yên tâm về tính an toàn của sản phẩm này.
Xem thêm
Trong thuốc Fucidin bao gồm các thành phần chính là: Axit fusidic 20mg, hydrocortison acetat 10mg. Sự kết hợp giữa tác dụng kháng khuẩn của axit fusidic với khả năng kháng viêm của hydrocortison acetat đem lại hiệu quả cho thuốc Fucicort trong điều trị viêm da ở người lớn và trẻ em. Một số bệnh viêm da như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, có nhiễm khuẩn nghi ngờ hoặc xác định nhạy cảm với acid fusidic. Vậy trong Fucidin có chứa Corticoid không? Câu trả lời là có. Thành phần corticoid đem lại nhiều hiệu quả cho thuốc Fucicort. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải đúng cách để phát huy điều trị bệnh cũng như giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm
Ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid và tiến hành “cai nghiện” corticoid cho da; Vệ sinh da đúng cách; Thải độc da nhiễm corticoid bằng mặt nạ tự nhiên...
Xem thêm
Nhiều bạn thắc mắc không biết Gentrisone là thuốc gì, tại sao chúng có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như vậy? Trên thực tế, Gentrisone được xếp vào dòng tá dược với bảng thành phần có chứa corticoid cùng các loại chất có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ. Trong đó, chúng ta có thể kể tới: Betamethasone Dipropionate, Clotrimazole, Gentamicin Sulphate,… Tuy đây chỉ là một dòng thuốc bôi ngoài da, nhưng đối với trường hợp mang thai và cho con bú thì cần phải dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Trường hợp, mẹ bầu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc bôi Gentrisone thì không nên tự ý sử dụng Gentrisone. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý thuốc Gentrisone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động tác dụng phụ của 1 số dòng thuốc khác đang dùng. Để tránh tình trạng tương tác với thuốc khác. Tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ với những dòng thuốc đang dùng để có hướng sử dụng đúng cách. Theo một số nguyên cứu cho biết Gentrisone có thể tương tác với các loại thuốc khác như: Aminoglycosid, Cephaloridine, Cisplatin, rượu bia, thuốc lá, thuốc ngừa thai,... Vì thế, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để giảm tối đa biến chứng xảy ra.
Xem thêm
Tác dụng của glucoCorticoid chủ yếu qua trung gian thông qua thụ thể glucoCorticoid cổ điển (GR). Khi thuốc Corticoid vào cơ thể chúng sẽ được hấp thu vào máu. Trong máu, 90% glucoCorticoid được gắn với huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan.
Xem thêm
Khi bị bệnh ngoài da, sau khi thoa thuốc 7 màu thì các triệu chứng có thể giảm rõ rệt. Chính vì thế, trong thực tế lâm sàng, thuốc được khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh ngoài da tự ý mua về sử dụng. Lưu ý khi sử dụng thuốc Silkron Corticosteroid dùng tại chỗ có thể gây hội chứng Cushing, tăng đường huyết, tiểu đường, loãng xương ở một số bệnh nhân. Vì thế, đối với một số người dùng thuốc trên vùng da diện rộng hoặc trong tình trạng băng kín phải được kiểm tra thường xuyên nồng độ corticoid trong máu, corticoid tự do trong nước tiểu hoặc ACTH. Đồng thời tránh sử dụng thuốc lâu dài đặc biệt với các trường hợp băng kín. Hiện chưa có báo cáo về việc thuốc Silkron có thể gây tương tác với thuốc khác.
Xem thêm
Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide
Xem thêm
Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, bao gồm: Các biến chứng sớm khi sử dụng thuốc corticoid bao gồm: Trên hệ tiêu hóa: Corticoid gây viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, niêm mạc dạ dày và thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. ..
Xem thêm
Làn da của bạn sẽ bị bào mỏng Da dễ bị nghiện Corticoid Corticoid gây viêm da Ảnh hưởng đến giác mạc
Xem thêm
Corticoid chủ yếu làm giảm triệu chứng, ít khi chữa khỏi bệnh (trừ điều trị thay thế, bệnh bạch cầu lympho và hội chứng hư thận) Liều dùng phụ thuộc chỉ định, đường dùng thuốc, mức độ nặng nhẹ của bệnh Thời gian dùng thuốc Nếu sử dụng GC dưới 2-3 tuần có thể ngừng thuốc không cần giảm liều. Cần cân nhắc khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Tuổi tác, liều dùng, thời gian sử dụng, sự đáp ứng của bệnh nhân là yếu tố cần thiết để xác định các tác dụng có hại.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Corticoid
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!