Video: Polyp đại trực tràng
Khả năng ác tính của polyp có liên quan đến sự hiện diện của loạn sản hoặc những thay đổi tiền ung thư, loại và kích thước của polyp.
Các loại polyp
- U tuyến dạng ống (tubular adenoma): 5% nguy cơ ung thư
- U tuyến ống nhung mao (tubulo-villous adenoma): 20% nguy cơ ung thư
- U tuyến nhung mao (vtillous adenoma) : 40% nguy cơ ung thư
Kích thước của polyp
- <1cm: <1% nguy cơ ung thư
- 1-2cm: 10% nguy cơ ung thư
- > 2cm: 15% nguy cơ ung thư
Các triệu chứng của bệnh polyp trực tràng là gì?
Polyp trực tràng thường không biểu hiện triệu chứng. Nếu có thì các triệu chứng bao gồm chảy máu trực tràng, phân có máu, tiết dịch nhầy, có khối lồi ra khỏi hậu môn, đau bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện (táo bón, tiêu chảy).
Polyp trực tràng được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh polyp trực tràng được chẩn đoán tại phòng khám bằng phương pháp chụp X- quang có bơm thuốc cản quang hoặc nội soi đại trực tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ nhìn trực tiếp vào niêm mạc đại trực tràng để kiểm tra có polyp hay không. Vì không có cách nào để dự đoán liệu một polyp có khả năng trở thành ung thư hay không nên các polyp đều cần được cắt bỏ.
Điều trị bệnh polyp trực tràng như thế nào?
Nội soi đại tràng thực sự có thể ngăn ngừa ung thư phát triển bằng cách loại bỏ các polyp trước khi chúng trở thành ung thư. Hầu hết các polyp có thể được loại bỏ một cách đơn giản và an toàn khi nội soi đại tràng trực tràng.
Nếu polyp trực tràng quá lớn có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu polyp nằm thấp trong trực tràng thì nó có thể được loại bỏ bằng cách cắt bỏ qua đường hậu môn dưới gây mê toàn thân. Bệnh thường hồi phục nhanh chóng sau những phẫu thuật này. Nếu polyp nằm cao hơn trong trực tràng, nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu qua hậu môn (Transanal Minimally Invasive Surgery- TAMIS).
Tiên lượng với polyp trực tràng?
Những người có tiền sử polyp có nhiều nguy cơ tái phát polyp trong cuộc đời và nên tái khám định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Xem thêm: