Trực tràng: Cấu tạo và chức năng

Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và kết nối đại tràng xích ma với ống hậu môn. Trực tràng bắt đầu ở độ cao đốt sống S2 – S3 và kết thúc ở đáy chậu.

Nó dài khoảng 12 - 16 cm và có thể được chia thành 3 phần:

  • 1/3 trên: nằm trong phúc mạc
  • 1/3 giữa: sau phúc mạc
  • 1/3 dưới: nằm trong phần cân cơ đáy chậu

Trực tràng rất quan trọng cho quá trình hấp thu nước cũng như tái hấp thu chất điện giải từ phân và trong quá trình đại tiện.

Bảng tóm tắt về cấu tạo và chức năng của trực tràng


Theo chiều trước sau, trực tràng có hai đoạn cong: uốn theo độ cong của khối xương cùng cụt và đoạn trực tràng nối với ống hậu môn. (nguồn: ytecongdong.net) Theo chiều trước sau, trực tràng có hai đoạn cong: uốn theo độ cong của khối xương cùng cụt và đoạn trực tràng nối với ống hậu môn. (nguồn: ytecongdong.net) 

 


Trực tràng

Đại thể

Có hai đoạn cong: đoạn cùng và đoạn trực tràng – hậu môn
Chia 3 đoạn: trên, giữa, dưới
 Bóng trưc tràng: đóng vai trò là bể chứa phân

Mạch máu

Động mạch: động mạch trực tràng trên, động mạch trực tràng giữa, động mạch trực tràng dưới

Tĩnh mạch: tĩnh mạch trực tràng trên, tĩnh mạch trực tràng giữa, tĩnh mạch trực tràng dưới

Vi thể

Biểu mô trụ đơn
Đoạn cuối biểu mô chuyển thành biểu mô lát tầng không sừng hóa

Chức năng

Hấp thu chất điện giải, đại tiện

Giải phẫu đại thể

Trực tràng là phần ruột nối giữa đại tràng sigma và hậu môn. Theo chiều trước sau, trực tràng có hai đoạn cong. Đoạn cong thứ nhất là uốn theo độ cong của khối xương cùng cụt, được gọi là góc cùng. Đoạn cong thứ hai là ở đoạn trực tràng nối với ống hậu môn – từ đầu dưới của trực tràng, ống hậu môn đi xuống dưới, ra sau và được gọi là góc hậu môn – trực tràng.

Trực tràng dài khoảng 12 – 16 cm, phần trên có đường kính bằng đại tràng sigma (khoảng 4cm ở tình trạng rỗng) nhưng đoạn dưới phồng to thành bóng trực tràng - đóng vai trò như một bể chứa trong quá trình đại tiện.

Về hình thái trực tràng tương tự như phần còn lại của ruột già. Tuy nhiên, trực tràng không có bướu đại tràng, túi thừa mạc nối hay mạc treo; các dải dọc cơ của đại tràng lại tản đều ra ở trên chỗ nối đại tràng sigma – trực tràng khoảng 5cm và tạo nên hai dải cơ rộng đi xuống trên các thành trước, sau của trực tràng.

Trong lòng trực tràng, niêm mạc bị các thớ cơ vòng đội lên tạo thành các nếp van trực tràng hình liềm; đó là van trực tràng trên ở gần đầu trên trực tràng, van trực tràng giữa nằm ngay trên bóng trực tràng và van trực tràng dưới ở dưới van trực tràng giữa 2,5cm.

Trực tràng được cung cấp máu bởi động mạch trực tràng trên (là nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới), động mạch trực tràng giữa và động mạch trực tràng dưới (là nhánh của động mạch chậu trong). 

Hệ thống tĩnh mạch của trực tràng bao gồm tĩnh mạch trực tràng trên, giữa và dưới. Các tĩnh mạch trực tràng trên dẫn lưu máu từ phần trên của trực tràng vào hệ thống tĩnh mạch cửa (qua tĩnh mạch mạc treo tràng dưới). Mặt khác, các tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới dẫn lưu máu ở phần dưới của trực tràng vào tĩnh mạch chậu trong (tuần hoàn lớn của cơ thể) qua tĩnh mạch chậu trong. Giữa các tĩnh mạch dẫn lưu máu đến hệ thống tĩnh mạch cửa và vòng tuần hoàn lớn của cơ thể có các chỗ nối thông rất quan trọng về mặt lâm sàng. Trong bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, có thể làm giãn các phần nối thông để máu đi về tuần hoàn hệ thống, gây nên bệnh trĩ. Đồng thời, có hệ thống bạch huyết dọc theo các mạch kể trên, đó là lý do tại sao ung thư biểu mô trực tràng đoạn trên di căn đến gan trong khi ung thư biểu mô trực tràng đoạn dưới lại di căn đến phổi. 

Trong lòng trực tràng, niêm mạc bị các thớ cơ vòng đội lên tạo thành các nếp van trực tràng hình liềm.   (nguồn: Atlas Giải phẫu người của Netter)

Trong lòng trực tràng, niêm mạc bị các thớ cơ vòng đội lên tạo thành các nếp van trực tràng hình liềm.

 (nguồn: Atlas Giải phẫu người của Netter)

Thần kinh chi phối là hệ thần kinh tự chủ với chức năng giao cảm được thực hiện bởi đám rối mạc treo tràng dưới, còn chức năng phó giao cảm được thực hiện bởi các dây thần kinh chậu và đám rối hạ vị. 

Giải phẫu vi thể

Về mặt mô học, trực tràng tương tự như phần còn lại của ruột già với cấu trúc thông thường: lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, cơ và thanh mạc/lớp đệm. 

  •  Lớp niêm mạc: Có biểu mô ruột điển hình với biểu mô trụ đơn. Tại vùng chuyển tiếp hậu môn, biểu mô trụ phẳng ngày càng nhiều và cuối cùng trở thành biểu mô lát tầng không sừng hóa. Lớp biểu mô được tiếp nối bởi lớp dưới niêm mạc rồi đến lớp cơ.
  • Lớp dưới niêm mạc: Chứa mô liên kết lỏng lẻo với các mạch máu, nang bạch huyết và đám rối Meissner. Nó có một mạng lưới dày đặc các tĩnh mạch (đám rối tĩnh mạch trực tràng) và dày lên ở các nếp van ngang.
  • Lớp cơ: Cấu tạo với cơ vòng bên trong và cơ dọc bên ngoài, đám rối Auerbach nằm giữa hai lớp này. Cơ vòng tiếp tục chuyển thành cơ thắt ngoài hậu môn nằm bên trong hệ thống các cơ thắt hậu môn, trong khi cơ dọc chuyển tiếp thành phần dưới da của cơ thắt ngoài hậu môn. 

Chức năng của trực tràng

Trực tràng là nơi giữ chất thải và tiếp tục tham gia vào quá trình đào thải các chất cặn bã qua đường đại tiện. Quá trình này diễn ra như sau: sau khi tiếp nhận thức ăn, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ co bóp và tiêu hóa thành dạng dịch lỏng, sau đó được chuyển qua ruột non, tiếp đến là đại tràng và cuối cùng là trực tràng. Đại tràng có chức năng hấp thu nước và các vitamin, khoáng chất (natri, kali, clorua) có lợi. Ở đại tràng, phân đặc lại do được hút nước và trộn với chất nhầy.

Tiếp theo là quá trình đào thải các chất đó ra khỏi cơ thể bằng đại tiện. Đây cũng là quá trình cho thấy chức năng chính của trực tràng, cụ thể như sau: đại tràng sẽ làm nhiệm vụ đưa chất thải xuống trực tràng. Khi phân đi vào bóng trực tràng, nó sẽ kích thích các thụ thể nằm trên niêm mạc của trực tràng tạo ra các xung thần kinh. Các xung thần kinh này được truyền đến hệ thống thần kinh trung ương tạo cho chúng ta cảm giác muốn đi đại tiện. Bây giờ chúng ta có thể quyết định bắt đầu hoặc trì hoãn việc đại tiện bằng cách thư giãn hoặc căng cơ nâng hậu môn và cơ thắt hậu môn. Trực tràng hỗ trợ quá trình đại tiện thông qua co bóp. Ngoài ra, áp lực trong ổ bụng được tăng lên do sự co của cơ hoành và các cơ thành bụng. 

Tóm tắt

Trực tràng là phần ruột nối giữa đại tràng sigma và hậu môn, có đặc điểm như sau:

  • Dài khoảng 12 - 16 cm, có 2 đoạn cong: đoạn cùng và đoạn hậu môn – trực tràng.
  • Hình thái trực tràng tương tự như phần còn lại của ruột già, nhưng không có bướu đại tràng, túi thừa mạc nối hay mạc treo; các dải dọc cơ tạo nên hai dải cơ rộng đi xuống thành trước và sau của trực tràng. Trong lòng trực tràng có 3 van trực tràng: trên, giữa và dưới. 
  • Ở đoạn cuối trực tràng, biểu mô ruột điển hình (trụ đơn) chuyển thành biểu mô lát tầng không sừng hóa. Lớp dưới niêm mạc có đám rối Meissner, lớp cơ có đám rối Auerbach.
  • Chức năng là hấp thụ chất điện giải, nước và điều hòa đại tiện. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Trực tràng là 1 bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Theo tiếng Latin trực tràng là rectum intestinum có nghĩa là đoạn ruột thẳng, dài 11-15cm, kích cỡ giống với đại tràng hình sigma ở đoạn đầu, nhưng ở đoạn cuối giãn ra tạo thành các bóng trực tràng.
Xem thêm
Nếu tình trạng sa trực tràng nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc làm mềm phân và bổ sung chất xơ theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ để gọi tất cả các loại sa.
Xem thêm
Bệnh nhân cần ăn thêm nhiều loại rau và trái cây, đồng thời uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
Xem thêm
Nội soi đại trực tràng không gây mê với mức giá khoảng 800.000 đồng Nội soi đại trực tràng gây mê có mức giá khoảng 1.500.000 đồng.
Xem thêm
Polyp trực tràng là tình trạng xuất hiện những khối u lồi nằm ở thành ruột hoặc trong lòng trực tràng
Xem thêm
Quá trình nội soi trực tràng sẽ được thực hiện theo 2 công đoạn chính bao gồm: Chuẩn bị và nội soi:
Xem thêm
Những ngày đầu sau mổ, người bệnh không nên ăn uống mà chỉ nên uống sữa, nước ép hoa quả hoặc nhận dinh dưỡng và các khoáng chất qua đường truyền tĩnh mạch.
Xem thêm
Bệnh viêm trực tràng có thể hiểu đơn giản là người bệnh bị tổn thương viêm loét xuất hiện quanh niêm mạc bên ngoài của trực tràng.
Xem thêm
Ở giai đoạn nhẹ, viêm trực tràng dường như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng nếu bệnh nhân không có phương pháp điều trị viêm trực tràng phù hợp, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trực tràng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!