Pizza có nhiều cholesterol không?

Bạn có thể đã nghe nói rằng pizza là một loại thức ăn nhanh không lành mạnh, chứa nhiều chất béo bão hòa và muối. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, liệu ăn pizza có được không nếu bạn đang theo dõi nồng độ cholesterol.

Một điểm chính cần xem xét là có rất nhiều loại pizza khác nhau để lựa chọn, với nhiều thành phần trên bề mặt. Những thứ này có thể cải thiện hoặc làm xấu đi chất lượng dinh dưỡng của bánh pizza và kết quả là, mức cholesterol trong cơ thể.

Bài báo này giải thích bánh pizza có nhiều cholesterol không và liệu việc thưởng thức pizza có an toàn hay không nếu bạn có mức cholesterol cao.  

Pizza và cholesterol

Cơ thể cần cholesterol, một phân tử chất béo thiết yếu, để tồn tại và thực hiện  nhiều chức năng giúp tế bào khỏe mạnh, bao gồm: 

  • Tạo cấu trúc tế bào 
  • Sản xuất hormon và vitamin D
  • Hấp thụ vitamin A, D, K và E
  • Hỗ trợ tiêu hóa

Tuy nhiên, nếu cholesterol đạt đến mức quá cao trong máu - đặc biệt là LDL cholesterol (xấu) - thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Mức LDL cholesterol "xấu" cao, có thể làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám bên trong tĩnh mạch, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ  

Cholesterol được tổng hợp tại gan hoặc được cung cấp từ các nguồn động vật. Do đó, một chiếc bánh pizza có nhiều cholesterol hay không phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần có nguồn gốc động vật - thịt xông khói, xúc xích, giăm bông và các loại thịt phổ biến khác. 

Tóm lại

Cholesterol trong chế độ ăn uống có nguồn gốc từ thực phẩm động vật. Vì vậy, mức cholesterol trong bánh pizza có thể thay đổi tùy thuộc vào các nguyên liệu làm từ động vật, bao gồm các loại thịt như thịt xông khói, xúc xích và giăm bông  

Ăn pizza có an toàn đối với mức cholesterol máu cao không? 

Ăn pizza sẽ an toàn nếu bạn có mức cholesterol cao, nhưng phải lưu ý rằng không phải tất cả các loại pizza đều giống nhau. 

Ví dụ: bạn có thể chia pizza thành hai loại: pizza đã qua chế biến và pizza kiểu Ý chính thống, được làm bằng nguyên liệu tươi. 

Đầu tiên, thực phẩm siêu chế biến được định nghĩa là các công thức công nghiệp có nhiều thành phần. Chúng bao gồm pizza đông lạnh và thức ăn nhanh được làm từ các thực phẩm chế biến khác, chẳng hạn như thịt đông lạnh và pho mát. 

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến nhanh có liên quan đến việc tăng tổng lượng cholesterol, mức LDL cholesterol (xấu) và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Ngoài ra, thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều calo hơn, nhiều chất béo bão hòa và muối hơn, kích thước khẩu phần cũng lớn hơn so với các loại thực phẩm khác. Điều này làm tăng lượng chất béo tổng thể. 

Mặt khác, bánh pizza kiểu Ý chính thống được chế biến từ những nguyên liệu chất lượng cao hơn. 

Ví dụ, pizza Napoletana đặc trưng bởi một loại bột mỏng, mềm làm từ bột mì, men, muối và nước; được chế biến với nước sốt cà chua tươi và pho mát mozzarella; phủ trên cùng với lá oregano, húng quế và tỏi. 

Khi sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao hơn như nước sốt cà chua tươi, bánh pizza có thể là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa như lycopene.  

Lycopene là một chất có trong cà chua giúp chống lại các gốc tự do có hại và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim . 

Pizza rau củ quả làm tại nhà tốt cho sức khỏe, Nguồn ảnh: pinterest.comPizza rau củ quả làm tại nhà tốt cho sức khỏe, Nguồn ảnh: pinterest.com Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương cho tế bào. Chất chống oxy hóa giúp ổn định các gốc tự do này giúp ngăn ngừa sự phá hủy các tế bào.  

Lưu ý đến lớp trên cùng

Sự lựa chọn lớp phủ có thể nhanh chóng biến một chiếc bánh pizza lành mạnh thành một chiếc bánh béo ngậy, nhiều cholesterol. 

Một số loại bánh pizza phủ trên mặt phổ biến nhất bao gồm nhiều loại thịt đã qua chế biến. Các nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim do hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao.

Ví dụ, một phân tích tổng hợp ở 614.062 người xác định rằng: Những người ăn 50 gram thịt chế biến hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 42%. 

Hầu hết mọi người đều coi pho mát là một thành phần thiết yếu của bánh pizza. Tuy nhiên, vì sản phẩm sữa này có chứa chất béo và cholesterol, vấn đề là liệu nó có làm tăng mức cholesterol hay không. 

Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù pho mát là một nguồn chất béo bão hòa và cholesterol, nhưng nó có rất ít hoặc không ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol.

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 164 người có từ 2 yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim trở lên xác định rằng: Ăn pho mát có chất béo như bình thường không làm tăng mức LDL cholesterol "xấu" so với ăn pho mát ít chất béo. 

Hơn nữa, một nghiên cứu so sánh tác động của việc ăn pho mát hoặc bơ đối với mức cholesterol trong máu cho thấy pho mát làm giảm mức LDL cholesterol "xấu" 

Tóm lại

Bạn có thể thưởng thức một số bánh pizza ngay cả khi có mức cholesterol cao. Chỉ cần đảm bảo chọn nguyên liệu chất lượng cao và cắt giảm thịt đã qua chế biến. 

Cách làm bánh pizza có hàm lượng cholesterol thấp hơn 

Mọi người yêu thích bánh pizza ở tất cả các hình thức, đó là lý do tại sao có vô số lựa chọn thay thế và biến thể có sẵn cho phép hầu hết mọi người thưởng thức một hoặc hai miếng, bất kể nhu cầu ăn kiêng của bạn là gì. 

May mắn, là việc giảm mức cholesterol trong bánh pizza là khá dễ dàng.

Dưới đây là một số cách có thể thử vào lần tới nếu thèm ăn pizza: 

Thay đổi lớp phủ bánh

Đổi các loại thịt chế biến không lành mạnh bằng rau là một cách dễ dàng để giảm hàm lượng cholesterol trong bánh pizza, đồng thời tăng hàm lượng chất xơ - đặc biệt là chất xơ hòa tan - được biết là giúp giảm mức cholesterol trong máu. 

Hãy thử một cách chế biến khác

Thêm nhiều rau hơn vào bánh pizza không chỉ giới hạn ở lớp phủ. Hãy thử hoán đổi vỏ bánh pizza làm từ bột mì cổ điển sang vỏ bánh làm từ rau. Một số công thức nấu ăn phổ biến như súp lơ, bông cải xanh, bí hoặc bí xanh. 

Tránh bánh pizza có vỏ dày

Bánh pizza có lớp vỏ dày chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao hơn so với các loại bánh có vỏ thông thường. Chỉ một lát bánh pizza vỏ dày có thể chứa tới 13 gam chất béo và 35 mg cholesterol, trong khi cùng một khẩu phần bánh pizza vỏ thông thường chứa 10 gam chất béo và 18 mg cholesterol. 

Làm bánh pizza của riêng bạn

Thức ăn nhanh và một số bữa ăn tại nhà hàng có nhiều thịt chế biến sẵn, chất béo, cholesterol và muối, cộng với ít chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Chuyển sang bánh pizza tự làm có thể làm tăng sự đa dạng trong chế độ ăn uống. 

Dùng bánh pizza nướng trong lò

Phương pháp nấu ăn có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dinh dưỡng bữa ăn. Nướng bánh pizza không thêm bất kỳ chất béo bổ sung nào, nhưng chiên ngập dầu  tạo thành chất béo chuyển hóa, làm tăng mức LDL cholesterol "xấu" và nguy cơ bệnh tim. 

Chọn pizza kiểu Ý truyền thống 

Pizza kiểu Ý chính thống tốt cho sức khỏe hơn so với thức ăn nhanh khác. 

Tóm lại

Nếu bạn cố gắng giảm hàm lượng cholesterol trong bánh pizza, hãy đổi thịt đã qua chế biến lấy rau, thử loại vỏ làm từ rau, tránh bánh pizza có nhân nhồi và chiên giòn, và thích ăn pizza kiểu Ý hoặc tự làm. 

Kết luận chung 

Bạn có thể tự làm bánh pizza bổ dưỡng với các nguyên liệu tự chọn. 

Bạn vẫn có thể thưởng thức bánh pizza nếu đang phải theo dõi nồng độ cholesterol. Nó chủ yếu phụ thuộc vào loại bánh pizza, lớp phủ bánh và phương pháp nấu ăn được sử dụng để chế biến. 

Hãy thử một số cách được đề cập ở trên để có một chiếc bánh pizza ít cholesterol và lành mạnh hơn.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!