LDL (cholesterol tỷ trọng thấp) được gọi là cholesterol "xấu" vì nó có thể tích tụ trên thành mạch máu, làm hẹp lòng mạch. Nếu cục máu đông hình thành và mắc kẹt trong đó, thì sẽ gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu HDL cholesterol là gì, chức năng của nó trong cơ thể và cách tăng nồng độ HDL.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo dạng sáp. Cholesterol được tổng hợp tại gan, nhưng cũng có thể lấy nó bằng cách ăn các loại thực phẩm từ động vật. Cholesterol được vận chuyển trong máu đi khắp cơ thể.
Cơ thể cần cholesterol để:
- Sản xuất vitamin D
- Giúp hình thành các lớp màng tế bào
- Tạo ra một số hormon
- Giúp gan tạo mật để tiêu hóa
Có 3 loại cholesterol chính:
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
- Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) là một loại cholesterol thứ ba. Chúng mang theo triglycerid, là chất béo mà cơ thể dự trữ và sử dụng để tạo năng lượng giữa các bữa ăn.
Sự khác biệt giữa HDL và LDL cholesterol là gì?
HDL được coi là cholesterol “tốt” vì nó giúp loại bỏ các loại cholesterol khác ra khỏi cơ thể.
LDL được gọi là cholesterol “xấu” vì nó tích tụ trên thành động mạch và hạn chế lưu thông máu. Sự tích tụ cholesterol này, cùng với các mảng bám (cặn viêm), có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch, còn được gọi là xơ cứng hoặc hẹp động mạch. Xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh động mạch ngoại vi.
Nồng độ cholesterol HDL tối ưu là bao nhiêu?
Cholesterol được đo thông qua xét nghiệm máu gọi là bảng lipid. Một bảng lipid cho thấy, tổng lượng cholesterol gồm:
- Nồng độ LDL
- Nồng độ HDL
- Nồng độ độ VLDL và triglycerid
Nồng độ độ bình thường của cholesterol khác nhau tùy theo tuổi và giới tính.
Theo Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC), chỉ số mục tiêu (dựa trên các phép đo lúc đói tính bằng mg/dl) cho HDL cholesterol là:
HDL-C (mg/dl) | Nam | Nữ | Trẻ em |
Tối ưu | ≥40 | ≥50 | >45 |
Gần nồng độ tối ưu | Không có giá trị | Không có giá trị | 40-45 |
Cao | ≥60 | ≥60 | ≥200 |
Thấp | <40 | <50 | Không có giá trị |
Làm thế nào có thể tăng nồng độ cholesterol HDL?
Có những thay đổi lối sống có thể thực hiện để tăng nồng độ HDL cholesterol, bao gồm:
- Hoạt động thể chất. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị mỗi tuần nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình tối thiểu 40 phút từ 3 đến 4 lần mỗi tuần.
- Chế độ ăn. Tránh chất béo chuyển hóa (một số món nướng, đồ chiên, một số loại bơ thực vật) và hạn chế chất béo bão hòa (sữa, thịt đầy đủ chất béo).
- Hút thuốc lá. Cố gắng bỏ hút thuốc (các sản phẩm thuốc lá được biết là làm giảm nồng độ HDL, tăng nồng độ LDL và triglycerid).
- Uống rượu. Tránh hoặc hạn chế đồ uống có cồn (tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, và tối đa hai ly mỗi ngày với nam giới từ 65 tuổi trở xuống).
Theo Mayo Clinic, mặc dù không có loại thuốc nào để tăng nồng độ HDL, nhưng có những loại thuốc để giảm nồng độ LDL và triglycerid, bao gồm:
- Statin: rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor)
- Fibrates: fenofibrate (Tricor), axit fenofibric (Trilipix)
- Icosapent ( Vascepa ): đây là hóa chất hoạt tính trong dầu cá được cấp phép để giảm nồng độ triglycerid và nguy cơ tim mạch
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) nếu bạn trên 20 tuổi, bạn nên kiểm tra cholesterol từ 4 đến 6 năm một lần. Bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra thường xuyên hơn, dựa trên các xét nghiệm trước đó hoặc một số tình trạng cụ thể khác.
AHA không khuyến nghị xét nghiệm cholesterol định kỳ cho những người dưới 20 tuổi, trừ khi họ có tiền sử tăng cholesterol máu gia đình, là một tình trạng di truyền gây ra nồng độ độ cao của cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
Những điều cần lưu ý
HDL được gọi là cholesterol “tốt” vì loại bỏ cholesterol “xấu” (LDL) ra khỏi động mạch để giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành (CAD).
Hãy trao đổi với bác sĩ về tần suất kiểm tra nồng độ cholesterol. Bác sĩ cũng có thể cung cấp các khuyến nghị về việc tăng nồng độ HDL, bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và các thay đổi lối sống khác.
Xem thêm: