Xét nghiệm Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): mục đích và kết quả

Xét nghiệm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là để đo mức độ cholesterol "tốt" trong máu. Cholesterol là một chất dạng sáp được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Nó có một số chức năng khác nhau, bao gồm cả việc cấu tạo ra các tế bào. Cholesterol được vận chuyển trong máu, nhờ gắn với các protein được gọi là lipoprotein.

Hai loại cholesterol trong cơ thể là:

  1. HDL là cholesterol tốt  
  2. Lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol xấu. 

HDL là cholesterol tốt vì nó mang LDL, triglycerid và chất béo có hại, đưa chúng trở lại gan để xử lý. Khi HDL đến gan, gan sẽ phân hủy LDL, biến thành mật và loại bỏ nó khỏi cơ thể. 

Cơ thể được tạo thành phần lớn từ LDL cholesterol. LDL được coi là cholesterol "xấu" vì mức độ cao dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Điều này có thể gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.  

Nghiên cứu đã chỉ ra những người có mức HDL cholesterol khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thấp hơn. Bác sĩ có thể kiểm tra mức cholesterol  bằng một xét nghiệm đơn giản. 

Tại sao xét nghiệm HDL được thực hiện 

Xét nghiệm HDL còn được gọi là xét nghiệm HDL-C. Đây là một trong những xét nghiệm mà bác sĩ có thể sử dụng để kiểm tra mức cholesterol. Bộ xét nghiệm đầy đủ này được gọi là xét nghiệm cholesterol hoàn chỉnh, hồ sơ lipid hoặc bảng lipid. Bác sĩ thường sử dụng nhóm xét nghiệm này để xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Xét nghiệm HDL đặc biệt xem xét mức HDL trong máu. Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm tiếp theo nếu có mức cholesterol cao trong xét nghiệm sàng lọc. 

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng tất cả người trên 20 tuổi cần được kiểm tra nồng độ cholesterol cholesterol 4-6 năm một lần. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm HDL như một bước của cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm thường xuyên cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm những người:

  • Bị bệnh đái tháo đường
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh tim
  • Tăng huyết áp
  • Nam giới trên 45 tuổi
  • Phụ nữ trên 55 tuổi
  • Tiếp xúc khói thuốc kéo dài
  • Sử dụng thuốc lá 
  • Bị bệnh tim hoặc bị đau tim 

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị hoặc để xem liệu các thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc ngừng hút thuốc có thành công trong việc giảm mức cholesterol hay không.  

Những rủi ro là gì? 

Xét nghiệm HDL yêu cầu lấy máu thường quy, đơn giản. Điều này hiếm khi gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Những rủi ro khi lấy mẫu máu bao gồm:

  • Chảy máu dưới da hoặc tụ máu
  • Chảy máu quá nhiều
  • Ngất xỉu
  • Nhiễm trùng

Bạn cần chuẩn bị gì cho xét nghiệm HDL? 

Bác sĩ sẽ hướng dẫn đầy đủ về cách chuẩn bị cho xét nghiệm. Bao gồm, không dùng một số loại thuốc trong thời gian ngắn hoặc nhịn ăn tối đa 12 giờ trước khi xét nghiệm. 

Không nên xét nghiệm HDL khi bị ốm. Mức cholesterol tạm thời thấp hơn trong thời gian bị bệnh cấp tính, ngay sau cơn đau tim và trong tình trạng căng thẳng như phẫu thuật hoặc tai nạn.  

Nên đợi ít nhất 6 tuần sau khi khỏi ốm, hoặc sau khi sinh, rồi mới làm xét nghiệm cholesterol. Bởi vì, ở phụ nữ, HDL cholesterol có thể thay đổi trong thời kỳ mang thai.  

Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình xét nghiệm HDL

Xét nghiệm HDL diễn ra nhanh chóng và tương đối không đau. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu bằng kim tiêm, sẽ có cảm thấy kim châm ở nơi lấy máu. Một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm tại nhà, chỉ cần lấy một giọt máu ở đầu ngón tay bằng cây kim nhỏ gọi là lưỡi trích. 

Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm HDL cholesterol. Nguồn ảnh: MedscapeKỹ thuật lấy máu xét nghiệm HDL cholesterol. Nguồn ảnh: Medscape Khi lấy đủ máu vào lọ kín có gắn nắp, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Nếu bạn cảm thấy choáng váng hoặc lâng lâng sau khi lấy máu, bạn có thể nghỉ ngơi và  ăn nhẹ hoặc đồ uống có đường để giúp dễ chịu hơn. 

Kết quả 

Mức HDL cholesterol tối ưu là trên 60 mg/dL. Mức HDL dưới 40 mg/dL đối với nam giới và 50 mg/dL đối với phụ nữ cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên. 

Bạn có thể bị cholesterol cao và không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều quan trọng là phải kiểm tra cholesterol thường xuyên, đặc biệt nếu có yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!