Video Bệnh trĩ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa?
Bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại vì chúng nằm ẩn bên trong trực tràng, trừ khi bị sa. Trĩ nội được chia làm 4 phân độ, và sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, tương ứng từng giai đoạn.
Độ 1 của bệnh trĩ nội
Trĩ độ 1 là bệnh trĩ nội không sa ra ngoài hoặc lòi ra ngoài hậu môn. Đối với bệnh trĩ độ 1, các bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng bổ sung dinh dưỡng chất xơ vào chế độ ăn uống và thử một phương pháp điều trị trĩ mới không kê đơn. Preparation H là một phương pháp điều trị bệnh trĩ không kê đơn rất phổ biến ở Hoa Kỳ, Proctofoam, thuốc mỡ Tucks hydrocortisone và Analpram là những loại kem hydrocortisone không kê đơn để điều trị bệnh trĩ. Các loại kem điều trị trĩ này làm giảm viêm, sưng và ngứa do kích ứng.
Độ 2 của bệnh trĩ nội
Trĩ độ 2 là bệnh trĩ nội có sa ra ngoài nhưng sau đó có thể tự co lại vào trong hậu môn mà không cần can thiệp. Đối với bệnh trĩ độ 2, các bác sĩ thường sẽ áp dụng các liệu pháp điều trị trĩ bảo tồn, bắt đầu từ điều trị trĩ cấp độ 1 và chuyển sang các thủ thuật điều trị trĩ không đau tại phòng khám khi cần thiết. Các thủ thuật điều trị trĩ không đau bao gồm thắt dây cao su, điều trị tiêm xơ hoặc đông máu bằng tia hồng ngoại. Điều cần lưu ý là tất cả các phương pháp điều trị bệnh trĩ này chỉ được thực hiện trên bệnh trĩ nội bị sa, không phải bệnh trĩ ngoại. Các thủ thuật này có thể yêu cầu nhiều trang thiết bị và không giải quyết được nguồn gốc của bệnh trĩ, vì vậy chúng không thể chữa khỏi trĩ. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 này thường chỉ kéo dài từ sáu tháng đến một năm trước khi cần điều trị tái lại. Các kết quả cho thấy rằng các phương pháp có thể có hiệu quả trên nhiều bệnh nhân. Ưu điểm rõ ràng của các thủ thuật điều trị trĩ tại phòng khám này là không cần gây mê và ít gây khó chịu cho bệnh nhân.
Độ 3 và độ 4 của bệnh trĩ nội
Độ 3 - Búi trĩ lòi ra ngoài qua ống hậu môn khi rặn hoặc vận động quá sức nhưng cần phải tác động để đưa về vị trí ban đầu.
Độ 4 – Sa hẳn búi trĩ ra ngoài hậu môn.
Trĩ độ 3 là bệnh trĩ nội sa ra ngoài nhưng không tự co lại vào bên trong hậu môn mà cần bệnh nhân đẩy vào trong. Trĩ độ 4 là bệnh trĩ nội sa ra ngoài mà không thể co lại vào bên trong hậu môn được. Để điều trị trĩ độ 3 và trĩ độ 4, bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp điều trị trĩ bằng phẫu thuật phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hoặc kẹp trĩ.
Cắt trĩ ngoại khoa là phương pháp điều trị trĩ ngoại khoa phổ biến nhất và thường cho kết quả tốt nhất. Nhưng không may, thủ thuật này rất đau đớn nên việc phục hồi của bệnh nhân khá khó khăn. Hầu hết bệnh nhân cần ít nhất hai tuần để hồi phục. Do mức độ đau sau khi cắt trĩ ngoại, một kỹ thuật điều trị trĩ xâm lấn tối thiểu mới đã được tạo ra.
Thủ thuật cắt trĩ bằng kẹp ghim ít gây đau đớn hơn cắt trĩ vì vị trí của vết mổ. Bên trong hậu môn, nơi không có đầu dây thần kinh, một thiết bị đặc biệt sẽ cắt một vành mô theo hình tròn, đồng thời sẽ dùng kim bấm nhỏ để kẹp các mô lại với nhau. Những người ủng hộ phương pháp điều trị kẹp trĩ cho rằng bằng cách loại bỏ một vành mô, việc cung cấp máu đến các búi trĩ bị gián đoạn và các búi trĩ được đẩy trở lại vị trí cũ. Tuy nhiên, thủ thuật này có những rủi ro như: kẹp trực tràng vào âm đạo, tổn thương ruột non nếu thực hiện quá cao trong trực tràng, chảy máu và nhiễm trùng nặng. Hơn nữa, điều trị kẹp trĩ chắc chắn sẽ để lại các chốt cố định trong trực tràng, đây là một nhược điểm gây khó chịu đối với một số bệnh nhân.
Xem thêm: