Bệnh trĩ khi mang thai : Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh trĩ là tình trạng đám rối tĩnh mạch trĩ nổi rõ trong và quanh hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ có thể gây ra đau đớn và chảy máu vùng hậu môn. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Video Phụ nữ mang thai có nên điều trị bệnh trĩ không 

Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (OWH), có tới 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ. Theo một bài báo trên trang World of Gastroenterology, bệnh trĩ thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Y học chia bệnh trĩ thành hai loại khác nhau - bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comNguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Trĩ nội có thể cần điều trị, bằng các biện pháp như dùng thuốc hoặc các phương pháp không phẫu thuật, chẳng hạn như thắt vòng cao su. Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại không cần điều trị trừ khi chúng gây khó chịu.

Bài viết này sẽ thảo luận về các triệu chứng, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị bệnh trĩ khi mang thai.

Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào trĩ ngoại hay nội.

Trĩ nội

Trĩ nội là bệnh có búi trĩ hình thành bên trong trực tràng.

Các triệu chứng bao gồm: 

  • Chảy máu trực tràng: Người bệnh bị ra máu đỏ tươi in lên giấy vệ sinh hoặc rây ra bồn cầu
  • Trĩ sa: Hiện tượng này xảy ra khi một búi trĩ bên trong sa ra ngoài hậu môn do rặn.

Người bệnh bị sa búi trĩ sẽ đau và cảm giác khó chịu. Nếu búi trĩ không bị sa, thì trĩ nội thường không gây đau đớn.

Tăng áp lực ổ bụng do tử cung ngày càng lớn cũng có thể khiến búi trĩ bị sa ra ngoài.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành ở bên dưới đường lược và thò ra ngoài hậu môn. 

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ngứa quanh hậu môn.
  • Khối đau, cứng gần hậu môn.
  • Đau hậu môn hoặc đau tăng lên khi ngồi.

Búi trĩ có thể chảy máu hoặc trở nên đau hơn nếu người bệnh gắng sức rặn hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Các triệu chứng có thể biến mất sau vài ngày.

Điều gì có thể gây ra bệnh trĩ?

Khi các tĩnh mạch hoạt động bình thường, máu chảy trong tĩnh mạch theo một hướng. Thêm trọng lượng và tăng áp lực lên khung xương chậu có thể làm cho các tĩnh mạch ở phần dưới của cơ thể phồng to hơn và gây ra các vấn đề khó chịu, chẳng hạn như bệnh trĩ.

Bệnh trĩ thường gặp khi mang thai, và theo OWH, các lý do bao gồm:

  • Áp lực từ trọng lượng thai nhi và tử cung đang phát triển ngày càng tăng và đè lên khung xương chậu
  • Tăng lưu lượng máu
  • Táo bón

Theo Hội đái tháo đường, tiêu hóa và bệnh thận quốc gia, các nguyên nhân phổ biến khác của bệnh trĩ bao gồm:

  • Táo bón mãn tính
  • Gắng sức rặn khi đi vệ sinh
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ
  • Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh
  • Thường xuyên nâng vật nặng
  • Sự suy yếu của các mô nâng đỡ xung quanh hậu môn
  • Thai kỳ

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ do mang thai có thể tự khỏi dần sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách:

  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ bắp vùng chậu 
  • Nằm nghiêng sang bên trái
  • Sử dụng gối đệm ngồi hình bánh Donut dành cho người bị bệnh trĩ
  • Bổ sung chất xơ
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân
  • Dùng thuốc nhuận tràng loại nhẹ
  • Chườm đá hoặc chườm lạnh
  • Đắp gạc hoặc bông có chứa thành phần witch hazel lên trĩ ngoại

Phụ nữ mang thai cũng có thể tắm ngồi (sitz bath). Tắm ngồi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ, trước và sau khi sinh.

Mặc dù thuốc nhuận tràng loại nhẹ, thuốc làm mềm phân và thuốc bổ sung chất xơ thường an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng thuốc mỡ bôi ngoài da có thể không an toàn.

Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc an toàn khi dùng.

Nếu một phụ nữ mang thai bị chảy nhiều máu , bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp chèn gạc hậu môn (anal packing), đó là một loại gạc được đặt vào trong hậu môn để cầm máu.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ?

Không có cách phòng ngừa hoàn toàn trĩ trong thai kỳ.

Tuy nhiên, có một số biện pháp giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa như:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ
  • Uống đủ nước
  • Tránh gắng sức rặn khi đi vệ sinh
  • Tránh nâng vật nặng
  • Tránh thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bà bầu nên đi khám nếu bệnh trĩ gây đau nhiều và cản trở cuộc sống hàng ngày.

Một người cũng nên đi khám nếu:

  • Búi trĩ tiến triển thành búi trĩ huyết khối, hoặc búi trĩ hoại tử
  • Các triệu chứng nặng hơn
  • Chảy máu nặng

Phụ nữ mang thai nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà.

Tổng kết

Bệnh trĩ khá thường gặp khi mang thai, nhất là trong ba tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân thường do táo bón, tăng áp lực lên khung xương chậu và tăng lưu lượng máu.

Các triệu chứng thường bao gồm ngứa, chảy máu trực tràng và các khối sưng đau.

Điều trị bệnh cần kiểm soát các triệu chứng tại nhà bằng cách chườm lạnh, tắm nước ấm hoặc bôi kem và thuốc mỡ không kê đơn. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc mỡ nào để điều trị các triệu chứng nhằm đảm bảo an toàn cho bà bầu.

Sau khi mang thai, bệnh trĩ có thể tự khỏi. Nếu chúng không tự khỏi hoặc trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị bổ sung, chẳng hạn như phẫu thuật.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!