Video Sau khi bị trĩ thì phải làm sao
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ sau sinh?
Bệnh trĩ thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ và một tháng sau khi sinh. Trong một nghiên cứu trên 280 phụ nữ đã sinh con, 43% mắc bệnh trĩ. Nhiều người trong số những phụ nữ này có các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến trĩ, chẳng hạn như táo bón khi mang thai và rặn đẻ hơn 20 phút trong khi sinh.
Bệnh trĩ là tình trạng tăng áp lực của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong trực tràng hoặc hậu môn. Tĩnh mạch có van để giúp máu tuần hoàn về tim theo một chiều. Nhưng khi các van này bị suy yếu vì tăng áp lực, máu có thể ứ lại trong các tĩnh mạch. Điều này làm cho búi trĩ sưng lên, tương tự như cách hình thành bệnh giãn tĩnh mạch.
Phụ nữ mang thai có thêm trọng lượng của em bé gây tăng áp lực lên ổ bụng và xương chậu. Điều này khiến máu từ xương chậu khó lưu thông về tim.
Nhiều phụ nữ mang thai cũng bị táo bón, hoặc đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Điều này có thể là do:
- Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
- Thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai
- Ít vận động hơn
- Dư thừa sắt do uống thuốc bổ sung sắt
- Em bé lớn dần tăng áp lực lên ruột của người mẹ và ảnh hưởng đến tiêu hóa
Táo bón cũng thường xảy ra sau khi sinh. Ở nhiều phụ nữ, điều này có thể là do sự kết hợp của việc thay đổi nội tiết tố, thuốc giảm đau, mất nước hoặc sợ đau do trĩ hoặc do vết cắt tầng sinh môn (vết cắt tầng sinh môn giữa âm đạo và hậu môn khi bạn sinh).
Bệnh trĩ có thể trở nên tồi tệ hơn khi gắng sức rặn và táo bón. Nếu bạn bị trĩ khi mang thai, bạn sẽ có thể bị trĩ sau sinh nặng hơn.
Các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh
Trĩ có thể là trĩ nội, hình thành bên trong trực tràng. Chúng cũng có thể là trĩ ngoại, nằm xung quanh lỗ hậu môn. Các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh bao gồm:
- Đau ở vùng hậu môn
- Ngứa vùng hậu môn
- Chảy máu khi đi đại tiện
- Các khối sưng đau gần hậu môn
Làm gì khi bị trĩ sau sinh?
Có một số cách để giúp giảm bớt sự khó chịu do bệnh trĩ, như:
Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ: Cố gắng tạo phân và tăng nhu động ruột bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau như bông cải xanh và đậu xanh, trái cây như lê và táo, các loại đậu như đậu lăng và đậu đen, cũng như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
Uống nhiều nước: Nếu bạn đang cho con bú, bạn sẽ cần ít nhất tám cốc nước mỗi ngày. Uống một cốc nước mỗi khi bạn cho trẻ bú.
Thuốc nhuận tràng: Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm đau khi đi đại tiện. Thuốc nhuận tràng giúp phân dễ đi qua búi trĩ hơn và thường an toàn cho phụ nữ trong và sau khi mang thai.
Đừng ngồi quá lâu: Ngồi trong thời gian dài làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Thay vào đó, hãy nằm xuống càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như khi bạn đang cho con bú.
Sử dụng một chiếc gối: Khi bạn ngồi xuống, hãy ngồi trên một chiếc gối hoặc gối đệm ngồi hình bánh doughnut.
Thường xuyên tập thể dục: Cố gắng vận động nhiều hơn, ngay cả khi đó chỉ là một quãng đi bộ ngắn. Tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Hỏi bác sĩ của bạn trước khi bạn bắt đầu bất kỳ bài tập thể dục nào sau khi sinh.
Chườm đá: Một nghiên cứu trên 200 phụ nữ sau sinh cho thấy miếng gel lạnh giúp giảm đau trong quá trình hồi phục và tăng sự thoải mái cho họ. Chườm túi đá trong 20 đến 30 phút, vài lần một ngày. Bọc túi đá vào một miếng vải để không tiếp xúc trực tiếp với da.
Dùng dung dịch bôi chiết xuất từ cây phỉ ( Witch hazel): Witch hazel có thể giúp giảm sưng vì làm búi trĩ se lại. Bảo quản witch hazel trong tủ lạnh. Tẩm dung dịch Witch hazel lên miếng bông rồi đắp lên tổn thương do trĩ. Bạn cũng có thể thêm một ít witch hazel khi ngâm mình trong bồn tắm.
Ngâm nước ấm: Ngâm mình trong bồn tắm hoặc tắm ngồi. Đổ đầy nước ấm (không nóng) vào bồn. Chỉ mất một vài mét khối nước cho một bồn tắm ngồi. Ngâm trong khoảng 15 phút, một vài lần một ngày. Điều này sẽ giúp búi trĩ của bạn co lại.
Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ sau sinh sẽ cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu không, hãy đi khám sớm.
Xem thêm: