Không đáng lo ngại nếu khí dạ dày ít hoặc không thường xuyên. Tuy nhiên, khí trong dạ dày xuất hiện thường xuyên hoặc dai dẳng đôi khi là triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa cần được điều trị.
Các triệu chứng của khí trong dạ dày
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, các bệnh tiêu hóa và thận Hoa Kỳ (NIDDK-National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), các triệu chứng phổ biến nhất của khí trong dạ dày bao gồm:
- Ợ hơi
- Đầy hơi
- Đau bụng hoặc khó chịu.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng khác có thể kèm theo đầy hơi trong dạ dày, chẳng hạn như:
- Khó tiêu
- Ợ chua
- Tiêu chảy
- Táo bón
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khí trong đường tiêu hóa
- Khí trong dạ dày và bụng trên
Các nguyên nhân gây đầy hơi trong dạ dày và bụng trên bao gồm:
Nuốt không khí
Mọi người thường nuốt một ít không khí trong khi ăn, và điều này có thể làm cho dạ dày bị đầy hơi. Ợ hơi giúp giải phóng khí và giảm đầy hơi, khó chịu.
TheoNIDDK Hoa Kỳ, bạn sẽ nuốt không khí nhiều hơn khi:
- Ăn hoặc uống quá nhanh
- Nhai kẹo cao su hoặc kẹo mút
- Uống đồ uống có ga, chẳng hạn như soda, bia
- Hút thuốc lá
- Mang răng giả không vừa miệng làm giảm hiệu quả nhai thức ăn
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD- Gastroesophageal reflux disease)
GERD là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Các triệu chứng phổ biến nhấtcủa GERD là trào ngược axit dạ dày và ợ chua. Theo một nghiên cứu năm 2015 ghi nhận, những triệu chứng phổ biến khác của GERD là đầy hơi và ợ hơi.
Những người bị trào ngược dà dày thực quản thấy rằng họ ợ hơi kèm vị hôi hoặc trào ngược thức ăn.
- Khí ở bụng dưới
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra khí ở bụng dưới.
Quá trình lên men
Triệu chứng đầy hơi ở phần dưới của bụng có thể là khí do quá trình lên men.
Axit dạ dày giúp phân hủy thức ăn và đẩy xuống ruột. Ruột tiếp tục phân hủy thức ăn, quá trình tiêu hóa đôi khi sinh hơi.
Khí trong dạ dày có thể thoát ra ngoài nhờ quá trình ợ hơi hoặc bị đẩy xuống đường tiêu hóa gây đầy hơi ổ bụng.
Một số loại thực phẩm tăng sinh hơi. NIDDK Hoa Kỳ đưa ra danh sách một số thực phẩm phổ biến bao gồm:
- Rau xanh như cải xoăn, cải bắp
- Hành tây,súp lơ, bông cải
- Đậu, bao gồm đậu đen, đậu cúc, đậu tây
- Các sản phẩm từ sữa, như pho mát, sữa chua và kem
- Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và trái cây
- Đường thay thế và chất làm ngọt, chẳng hạn như sorbitol, mannitol và xylitol
Hội chứng ruột kích thích (IBS- Irritable bowel syndrome)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm bệnh tiêu hóa gồm các triệu chứng có thể gây đau, khó chịu và thay đổi nhu động ruột.
Một người bị IBS có thể bị đầy hơi. Lượng khí dư thừa này dẫn đến đau bụng, chướng bụng. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Đại tiện không tự chủ
- Buồn nôn
- Đau lưng
Nguyên nhân chính xác của IBS vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể do thức ăn đi qua ruột quá nhanh hoặc quá chậm.
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non (SIBO-Small intestinal bacterial overgrowth) là một thuật ngữ y khoa để chỉ lượng vi khuẩn dư thừa trong ruột non. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này là do giảm nhu động ruột non.
Vi khuẩn đường ruột hoạt động quá mức có thể gây tích tụ khí, dẫn đến chướng bụng và đầy hơi.
Các triệu chứng khác:
- Đau bụng
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
Trong trường hợp nghiêm trọng, ruột non không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Dẫn đến các biến chứng, như sụt cân và thiếu máu.
Một nghiên cứu năm 2020thấy SIBO là một tình trạng phổ biến nhưng chưa được chẩn đoán chính xác, vì triệu chứng xuất hiện tương tự như các rối loạn tiêu hóa khác.
Không dung nạp thức ăn
Thường xuyên đầy hơi có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp thức ăn.Tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa một số loại thực phẩm.
Không dung nạp thực phẩm thường bao gồm:
- Không dung nạp lactose: Không có khả năng tiêu hóa đường “lactose” có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Khôngdung nạp đường fructose: Không có khả năng tiêu hóa đường trái cây “fructose”.
- Không dung nạp gluten: Không có khả năng tiêu hóa các protein gluten tồn tại trong hạt ngũ cốc.
Bệnh Celiaclà bệnh tự miễn không dung nạp gluten. Hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong ruột non khi hấp thụ gluten.
Một số triệu chứng chung của chứng không dung nạp thực phẩm bao gồm:
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Da phát ban và ngứa
Nguyên nhân tiềm ẩn khác
Một số nguyên nhân khác gây ra khí dạ dày bao gồm:
- Táo bón mạn tính
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Thoát vị
- Tắc ruột
- Ung thư đại tràng
Phương pháp điều trị khí dạ dày
Một số nguyên nhân có thể cải thiện với biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợpcần phải đi khám và theo dõi điều trị.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Một người bị đầy hơi dạ dày nhẹ hoặc xuất hiện không thường xuyên có thể thử các biện pháp điều trị tại nhà trước khi đi khám. Dưới đây là một số mẹo chung để giảm bớt khí dạ dày tại nhà.
Thay đổi lối sống
Một số thói quen có thể giúp giảm bớt khí dạ dày bao gồm:
- Nhai kỹ thức ăn
- Tránh nhai kẹo cao su và kẹo cứng
- Tránh đồ uống có ga
- Tránh hút thuốc
- Đảm bảo răng giả hoặc các thiết bị nha khoa khác vừa miệng
Bạn cũng có thể viết lại các thực phẩm gây các triệu chứng sau ăn. Khi xác định được các loại thực phẩm cần tránh, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn.
Biện pháp thảo dược
Một số người thấy rằngcó thể giảm khí trong dạ dày khi sử dụng các loại thảo mộc như:
- Bạc hà
- Hoa cúc
- Thì là
- Đinh hương
Thuốc điều trị
Một số trường hợpcần điều trị bằng thuốc để giảm bớt khí dạ dày và các triệu chứng liên quan.
Thuốc không kê đơn (OTC)
Những người không dung nạp thực phẩm có thể uống men tiêu hóa trước bữa ăn. Các ví dụ dùng lactase để giúp tiêu hóa các sản phẩm sữa hoặc dùng alpha-galactosidase giúp phân hủy carbohydrate, chất xơ và protein từ đậu và rau.
Đối với những người bị đầy hơi, các thuốc có chứa simethicone kết hợp các bong bóng khí, làm cho khí đi qua dễ dàng hơn. Ví dụ:
- Gas-X
- Imodium
- Mylanta
Thuốc kê đơn
Các bác sĩ chỉ định thuốc kê đơn cho những người không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà và OTC.
Loại thuốc sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đầy hơi. Một số loại thuốc:
- Thuốc kiểm soát GERD, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng axitđể giảm chứng ợ nóng
- Thuốc chẹn H2 để giảm sản xuất axit dạ dày
- Ức chế bơm proton, giảm sản xuất axit dạ dày
- Prokinetics tăng nhu động dạ dày
- Thuốckiểm soát IBS, chẳng hạn như:
- Thuốc chống co thắt giúp giảm đau bụng vàchuột rút
- Thuốc nhuận tràng giảm táo bón
- Thuốc giảm tiêu chảy
- Kháng sinh điều trị SIBO
Khi nào cần đi khám
Trong nhiều trường hợp, khí trong dạ dày và các triệu chứng sẽ hết mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đầy hơi dạ dày thường xuyên hoặc dai dẳng nên đikhám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị đầy đủ.
Bạn cũng cần đi khám khi đầy hơi dạ dày xuất hiện cùng với các triệu chứng khác, như sụt cân hoặc thay đổi nhu động ruột. Những triệu chứng này có thể do tình trạng bệnh lý tiêu hóa gây ra. Điều trị giúp giảm các triệu chứng và theo dõi để ngăn ngừa biến chứng sau này.
Xem thêm: