Nhiễm Rotavirus: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Rotavirus là loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nó rất dễ lây lan và vi rút gây bệnh rất dễ lây truyền. Nhiễm trùng thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể bị nhiễm trùng, mặc dù thường ít nghiêm trọng hơn.

Video: Rotavirus - thủ phạm hàng đầu gây tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhập viện ở trẻ

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì báo cáo rằng trước khi Vắc xin phòng rotavirus được đưa vào sử dụng năm 2006, theo thống kê hàng năm ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi ở Hoa Kỳ có:

  • 400.000 lượt đến gặp bác sĩ nhi khoa
  • Từ 55.000 đến 70.000 lần nằm viện
  • Ít nhất 200.000 lượt khám tại phòng cấp cứu
  • Từ 20 đến 60 người chết

Vắc xin Rota có hiệu quả hơn 90% trong việc giảm các triệu chứng nặng. Rotavirus không được điều trị bằng thuốc, bệnh thường tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, mất nước là một vấn đề đáng lưu tâm. Biết khi nào cần can thiệp y tế là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng của nhiễm Rotavirus

Các triệu chứng của Rotavirus có xu hướng biểu hiện rõ nhất ở trẻ em. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2 ngày sau khi tiếp xúc virus này.

Rotavirus ở trẻ em

Triệu chứng phổ biến nhất của Rotavirus là tiêu chảy nặng. Trẻ em có thể có các triệu chứng như:

Mất nước là biến chứng đáng lo ngại nhất ở trẻ em. Nhóm tuổi này dễ bị mất nước và chất điện giải hơn do nôn mửa và tiêu chảy vì có trọng lượng cơ thể nhỏ hơn. Bạn sẽ cần theo dõi con mình cẩn thận để biết các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như:

  • Khô miệng
  • Da mát
  • Thiếu nước mắt khi khóc
  • Giảm tần suất đi tiểu (hoặc tã ít ướt hơn ở trẻ sơ sinh)
  • Mắt trũng sâu

Rotavirus ở người lớn

Người lớn cũng có thể gặp một số triệu chứng của Rotavirus, chẳng hạn như:

  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi nhiều
  • Sốt cao
  • Cáu gắt
  • Mất nước
  • Đau bụng

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khỏe mạnh trải qua các triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn. Một số bệnh nhân thậm chí không gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân 

Rotavirus được tìm thấy trong phân người và có thể lây lan sang các bề mặt khác do không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Nếu những vi trùng này tiếp xúc với miệng người khác, đó được gọi là lây qua đường phân miệng.

Mọi người có thể truyền Rotavirus mà không hề có triệu chứng.

Mặc dù lây lan qua đường phân-miệng là phổ biến nhất, nhưng bạn cũng có thể bị nhiễm Rotavirus khi tiếp xúc với bất kỳ dịch cơ thể nào của người bệnh, chẳng hạn như hắt hơi, chạm vào tay nắm cửa hoặc đồ chơi mà trẻ đã chạm vào. 

Điều trị Rotavirus

Không có bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào có thể làm biến mất Rotavirus kể cả thuốc kháng virus, thuốc trị tiêu chảy không kê đơn và thuốc kháng sinh.

Về mặt điều trị, mục tiêu là giữ cơ thể đủ nước và thoải mái trong khi Rotavirus gây bệnh và tự khỏi. Dưới đây là một số việc bạn có thể làm trong thời gian chờ đợi virus tự hết:

  • Uống nhiều nước.
  • Ăn súp làm từ nước dùng.
  • Uống dung dịch bù điện giải Oresol hoặc các chất lỏng khác có chất điện giải (nhưng KHÔNG khuyến khích dùng dung dịch điện giải tự chế vì sự kết hợp của các thành phần có thể không phù hợp).
  • Tránh thức ăn có đường hoặc béo, hoặc nước trái cây có đường, vì chúng có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Chế độ ăn :chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng không được khuyến khích. Nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng nếu có thể để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong suốt thời gian bị bệnh.

Vắc xin Rotavirus

Vắc xin ở trẻ em. Nguồn Medicaltoday.comVắc xin ở trẻ em. Nguồn Medicaltoday.com

Vắc xin Rotavirus lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường vào năm 2006. Thời điểm này, hầu hết trẻ nhỏ bị nhiễm Rotavirus ít nhất một lần là chuyện bình thường.

Kể từ khi vắc xin này được giới thiệu, số ca nhập viện và tử vong do Rotavirus đã giảm đáng kể.

Bạn có thể ngăn ngừa Rotavirus và các biến chứng bằng cách tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Vắc xin có hai dạng:

  • Rotarix: loạt 2 liều cho trẻ 2 và 4 tháng tuổi
  • RotaTeq: loạt 3 liều khi trẻ 2, 4 và 6 tháng tuổi

Cả hai loại vắc xin này đều dùng đường uống, không phải bằng đường tiêm.

Không có vắc xin cho trẻ lớn hơn và người lớn. Đây là lý do tại sao các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tiêm vắc xin Rotavirus cho con mình khi còn nhỏ trong điều kiện có thể.

Mặc dù vắc xin phòng Rotavirus ngăn ngừa gần như tất cả các trường hợp nhiễm trùng nặng, nhưng không có vắc xin nào hiệu quả 100 phần trăm. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nhi khoa về những rủi ro và lợi ích của loại vắc xin này và liệu đó có phải là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho trẻ hay không.

Trẻ sơ sinh bị suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng hoặc mắc chứng lồng ruột, đã bị bệnh nặng, không nên tiêm chủng.

Các tác dụng phụ hiếm gặp của vắc xin bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Quấy khóc
  • Cáu gắt
  • Lồng ruột (tắc ruột gây đau bụng dữ dội, nôn mửa và phân có máu) (trường hợp này rất hiếm)

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu con bạn có các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa liên tục
  • Tiêu chảy liên tục trong 24 giờ hoặc lâu hơn
  • Không có khả năng đẩy chất lỏng xuống
  • Sốt từ 40°C trở lên
  • Giảm đi tiểu (hoặc tã ít ướt hơn)

CẤP CỨU Y TẾ

Bạn nên gọi 115 khẩn cấp nếu con bạn khó đánh thức hoặc có dấu hiệu hôn mê.

Chỉ cần nhập viện đối với những trường hợp nhiễm trùng gây mất nước nghiêm trọng. Điều này hay xảy ra ở trẻ em. Bác sĩ sẽ truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng.

Lây truyền Rotavirus

Rotavirus có trong phân và chủ yếu lây truyền khi tiếp xúc tay và miệng.

Nếu bạn chạm vào người hoặc vật mang virus và sau đó chạm vào miệng, bạn có thể bị nhiễm trùng. Việc đó thường do không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã.

Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ cao nhất bị nhiễm Rotavirus. Đi nhà trẻ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể cân nhắc thực hiện các biện pháp dự phòng bổ sung trong các tháng mùa đông và mùa xuân, vì thời gian này nguy cơ bệnh nhiễm trùng tăng cao.

Virus cũng có thể tồn tại trên các bề mặt trong vài ngày (vài tuần) sau khi người bệnh chạm vào. Đây là lý do tại sao phải khử trùng tất cả các bề mặt trong nhà thường xuyên, đặc biệt nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm Rotavirus.

Rotavirus tồn tại trong bao lâu

Trong quá trình nhiễm trùng, đầu tiên bệnh nhân có thể bị sốt và nôn mửa. Tiêu chảy có thể xảy ra từ 3 đến 8 ngày sau đó. Bản thân nhiễm trùng có thể tồn tại trong 10 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

Bệnh nhân có thể cần khám bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện trong vài ngày hoặc nặng hơn. Rotavirus được chẩn đoán thông qua xét nghiệm PCR phân trong phòng xét nghiệm.

Tiên lượng và dự phòng 

Mất nước là một biến chứng nghiêm trọng của Rotavirus. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến Rotavirus trên toàn thế giới. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con mình có các triệu chứng của Rotavirus để giúp ngăn ngừa các biến chứng.

Vắc xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa Rotavirus, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa lây lan bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.

Trẻ em có thể bị nhiễm vi rút rota nhiều lần, nhưng vắc xin giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

Câu hỏi liên quan

Vắc xin Rota thường có khả năng bám dính rất tốt. Vì vậy, sau khi uống nếu trẻ có nôn trớ thì cũng không cần uống liều khác.
Xem thêm
Vắc xin Rotavin M1 của Việt Nam sản xuất có tác dụng không kém gì so với vắc xin nhập từ nước ngoài mà giá thành rẻ hơn.
Xem thêm
Nếu bé tiêm ngừa Quinvaxem (5in1) thì có vắc xin ngừa bại liệt dạng uống, nếu dùng chung với vắc xin Rota ngừa tiêu chảy dạng uống sẽ giảm hiệu lực của sabin bại liệt uống.
Xem thêm
Trong trường hợp chỉ sử dụng 1 liều, tác dụng phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota sẽ không được đảm bảo.
Xem thêm
Để giúp hạn chế các tác dụng phụ khi uống Rota cho trẻ, phụ huynh cần chăm sóc trẻ cẩn thận và lưu ý thêm một số vấn đề sau: Chỉ mang trẻ đi uống vacxin khi sức khỏe của trẻ đảm bảo, không bị ho hay sốt, Chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, Báo với bác sĩ nếu trẻ đang sử dụng thuốc hay từng có phản ứng thái quá với vacxin,...
Xem thêm
Hiện tượng tiêu chảy do phản ứng phụ này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới trẻ và thường biến mất sau từ 1 – 2 ngày.
Xem thêm
Từ tháng 1/2006, Tổ chức Y tế thế giới đã phê chuẩn cho sử dụng 2 loại vắc xin phòng Rotavirus là RotaTeq và Rotarix: Vắc xin Rotarix giá: 600.000 – 700.000 đồng/liều cho 1 lần uống, Vắc xin Rotateq giá: 500.000 – 600.000 đồng/liều cho 1 lần uống
Xem thêm
Đa số trẻ sẽ không gặp phải vấn đề gì sau khi uống vắc-xin ngừa Rotavirus nhưng cũng có trẻ gặp phản ứng sau khi uống Rota như: Nôn trớ, Sốt nhẹ, Đau bụng, Ho, quấy khóc, Tiêu chảy
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rota
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!