Chúng được gọi là các cơn co thắt Braxton-Hicks , được đặt theo tên của bác sĩ đầu tiên mô tả chúng. Bạn có thể coi đó là những cơn co thắt có tính chất luyện tập để cơ thể sẵn sàng đón em bé chào đời, nhưng chúng không phải là những cơn co thật sự
Bạn không chắc liệu mình đang có những cơn co thắt Braxton-Hicks hay những cơn co thắt thực sự? Dưới đây là hướng dẫn để giúp bạn phân biệt.
Các cơn co Braxton-Hicks là gì?
Các cơn co Braxton-Hicks đôi khi được gọi là “chuyển dạ giả” vì sản phụ sẽ cảm giác giống như những cơn co tử cung thật sự
Mặc dù chúng có thể làm mỏng cổ tử cung (mở tử cung) như các cơn co thắt thực sự, nhưng các cơn co Braxton-Hicks sẽ không dẫn đến việc sinh nở.
Các cơn co Braxton-Hicks thường bắt đầu vào quý III của thai kỳ.chúng thỉnh thoảng sẽ xuất hiện, thường vào buổi chiều hoặc buổi tối và đặc biệt là sau khi bạn đã có một ngày hoạt động. Bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ mô hình thực tế nào, nhưng các cơn co thắt Braxton-Hicks có thể đến thường xuyên hơn khi bạn đến gần ngày dự sinh.
Khi cơn co Braxton-Hicks xảy ra, bạn sẽ cảm thấy bụng mình căng lên. Thông thường, bạn sẽ không thấy đau.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang có các cơn co thắt Braxton-Hicks bao gồm:
- Các cơn co ngắt quãng
- Các cơn co thắt không mạnh dần hoặc tần suất tăng lên.
- Các cơn co thắt biến mất khi bạn thay đổi vị trí hoặc bạn đi tiểu (làm cho bang quang rỗng)
Các cơn co chuyển dạ thực sự là gì?
Các cơn co thực sự xảy ra khi cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là oxytocin, kích thích tử cung co lại. Chúng là tín hiệu cho việc bắt đầu chuyển dạ:
Đối với nhiều phụ nữ, các cơn co thắt thực sự bắt đầu vào khoảng tuần thứ 40 của thai kỳ.
Các cơn co thực sự bắt đầu trước tuần thứ 37 có thể được phân loại là chuyển dạ sinh non.
Những cơn co thắt thực sự làm thắt chặt phần trên cùng của tử cung để đẩy em bé xuống để chuẩn bị cho việc sinh nở. Chúng cũng làm mỏng cổ tử cung ( mở cổ tử cung) để giúp em bé đi xuống.
Cảm giác của một cơn co chuyển dạ được mô tả như một làn sóng. Cơn đau bắt đầu từ mức thấp, tăng lên cho đến khi đạt đến đỉnh điểm và cuối cùng biến mất. Trong cơn co, bụng sẽ cứng lại khi sờ.
Bạn có thể biết rằng mình đang chuyển dạ thật sự khi các cơn co thắt cách đều nhau (ví dụ: cách nhau năm phút) và thời gian giữa chúng ngày càng ngắn (cách nhau ba phút, sau đó là hai phút, sau đó là một). Các cơn co thắt thực sự cũng trở nên dữ dội và đau đớn hơn theo thời gian.
Có những gợi ý khác cho thấy bạn đang chuyển dạ, bao gồm:
- Bạn có thể thấy một khối chất nhầy màu hồng nhạt hoặc có máu khi đi vệ sinh.
- Bạn có thể cảm thấy như em bé đã “tụt xuống” thấp hơn trong bụng bạn.
- Bạn có thể bị rò rỉ chất lỏng từ âm đạo. Đây là dấu hiệu của vỡ ối.
Phân biệt cơn co thật và cơn co Braxon-Hicks?
Bảng dưới đây này phân biệt cơn co Braxon-Hicks và cơn co chuyển dạ thực sự:
| Cơn cơ Braxon- Hicks | Cơn co chuyển dạ |
Bắt đầu khi nào? | Có thể gặp ở quý II, nhưng thường là quý III thai kỳ | Sau tuần thai thứ 37 (nếu xuất hiện sớm hơn có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non) |
Tần suất | Không có quy luật | Khoảng cách cố định giữa các cơn, khoảng cách này ngày càng ngắn lại qua thời gian |
Độ dài một cơn co | Từ dưới 30 giây đến 2 phút | Từ 30 đến 70 giây |
Tính chất cơn co | Cảm giác như thắt lại, thường không đau | Cảm giác như thắt lại, tính chất như sóng (đau tăng dần, giảm dần rồi biến mất), đau xuất hiện từ lưng lan ra phía trước và đau tăng dần qua thời gian. |
Phải làm gì nếu có các cơn co thắt
Các cơn co thắt chỉ xuất hiện từng cơn rời rạc rất có thể là Braxton-Hicks. Nhưng nếu chúng bắt đầu đến thường xuyên, hãy tính số cơn trong 1 giờ. Nếu chúng mạnh hơn hoặc gần nhau hơn, rất có thể bạn đang chuyển dạ thực sự.
Khi các cơn cách nhau khoảng năm hoặc sáu phút, đó là lúc bạn nên đến bệnh viện.
Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hãy chủ động liên hệ với bác sỹ để được hỗ trợ và tư vấn.
Điều quan trọng là hãy đến bệnh viện nếu bạn cảm thấy có những cơn co khi tuổi thai dưới 37 tuần, đặc biệt là khi những cơn co gây đau và có tình trạng vỡ ối.
Một số cách để giảm các cơn co Braxon-Hicks
Nguồn: 6 hacks to stop braxon-hicks contraction
- Ngồi xuống và đặt cao chân
- Uống nước lạnh
Trong quá trình thai kỳ, nhu cầu nước cao hơn bình thường vì vậy hãy uống đủ nước. Khi xuất hiện các cơn co Braxon-Hicks , uống một cốc nước lạnh giúp bạn bình tĩnh hơn
- 3 bộ nhẹ nhàng
Trong nhiều trường hợp, các cơn Braxon-Hicks sẽ biến mất.
- Nghỉ ngơi
Ngủ đủ giấc vào qúy III thai kỳ gặp nhiều khó khăn và việc quá mệt mỏi cũng là nguyên nhân của việc xuất hiện nhiều cơn co Braxon-Hicks hơn. Do đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, 1 giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp hồi phục tốt hơn.
- Tắm bồn
Thả mình vào bồn tắm, đốt nến thơm và nghe nhạc là cách thư giãn tốt
- Tải các ứng dụng đếm các cơn co
Đây là cách tốt nhất để có thể theo dõi tính chất cơn co, cách phân biệt cơn co thật sự và các cơn co Braxon-Hicks.
Xem thêm :