Phản ứng (NH4)2SO4 + NaOH → Na2SO4 + NH3 + H2O
1. Phương trình phân tử phản ứng (NH4)2SO4 + NaOH
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
2. Phương trình ion rút gọn (NH4)2SO4 + NaOH
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
3. Điều kiện phản ứng (NH4)2SO4 ra NH3
Nhiệt độ thường
4. Hiện tượng phản ứng (NH4)2SO4 tác dụng với NaOH
Cho (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH, phản ứng sinh ra khí amoniac.
5. Tính chất hoá học của muối amoni
5.1.Phản ứng thuỷ phân
Tạo môi trường có tính axit làm quỳ tím hoá đỏ.
NH4+ + HOH → NH3 + H3O+ (Tính axit)
5.2. Tác dụng với dung dịch kiềm
(nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm)
5.3. Phản ứng nhiệt phân
- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.
NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.
- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.
- Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:
2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O
6. Tính chất hoá học của NaOH
NaOH là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.
Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:
NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O
Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…
2NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O
NaOH + SO2→ NaHSO3
Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:
Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):
2NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓
Tác dụng với kim loại lưỡng tính:
2NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2↑
2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑
Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:
NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
7. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Hiện tượng xảy ra khi đun nóng muối (NH4)2SO4 với NaOH là
A. Có khí màu nâu đỏ bay ra.
B. Có khí mùi trứng thối thoát ra.
C. Có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra.
D. Có khí mùi khai thoát ra.
Lời giải:
Đáp án: D
2NaOH + (NH4)2SO4 Na2SO4+ 2NH3 ↑ + 2H2O
NH3 là khí có mùi khai.
Câu 2. Muối nào sau đây phản ứng với NaOH không thu được amoniac?
A. NH4Cl.
B. NH4NO3.
C. (NH4)2SO4 .
D. Mg(NO3)2.
Lời giải:
Đáp án: D
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3
Câu 3. Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml (NH4)2SO4 1M đun nóng nhẹ. Thể tích khí ở đktc thu được là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít
Lời giải:
Đáp án: D
V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.
Câu 4. Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hoá học dùng
A. HCl.
B. CO2.
C. phenolphtalein.
D. nhiệt phân.
Lời giải:
Đáp án: B
Cho 2 dung dịch qua CO2, dd nào xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2, còn lại không có hiện tượng là NaOH
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O
CO2 + NaOH → NaOH + H2O (xảy ra phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng, vì không có gì đặc trưng của phản ứng)
Câu 5. Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ
B. Làm quỳ tím chuyển xanh
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Lời giải:
Đáp án: D
Xem thêm các phương trình hóa học khác nhau:
NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O | NaOH ra Na2SO4
NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O | Cl2 ra NaCl | Cl2 ra NaClO | NaOH ra NaCl | NaOH ra NaClO
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2 | Al ra NaAlO2
(NH4)2SO4 + BaCl2 → NH4Cl + BaSO4 | (NH4)2SO4 ra BaSO4 | (NH4)2SO4 ra NH4Cl