Phản ứng BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl
1. Phương trình phản ứng Na2SO4 ra BaSO4
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
2. Điều kiện phản ứng BaCl2 tác dụng với Na2SO4
Nhiệt độ
3. Hiện tượng xảy ra sau phản ứng BaCl2 Na2SO4
Dung dịch xuất hiện chất kết tủa màu trắng chính là BaSO4.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của BaCl2 (Bari clorua)
BaCl2 mang tính chất hoá học của muối tác dụng được với muối tạo kết tủa.
4.2. Bản chất của Na2SO4 (Natri sunfat)
Na2SO4 là hợp chất vô cơ nhóm sunfat, thể hiện tính chất trao đổi ion khi tham gia phản ứng với dung dịch muối khác.
5. Tính chất hoá học của BaCl2
5.1. Tính chất vật lí & nhận biết
Tính chất vật lý:
- Là chất rắn, có màu trắng và tan tốt trong nước.
- Có độc tính.
- Đốt cho ngọn lửa màu xanh lá cây sáng.
Nhận biết: Cho vài giọt H2SO4 vào dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong axit.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
5.2. Tính chất hóa học
Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với muối
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2
BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2
Tác dụng với axit:
6. Tính chất hóa học của Na2SO4
6.1. Na2SO4 có tính bền vững
Na2SO4 không bị oxy hóa khử ở nhiệt độ bình thường nhưng ở điều kiện có xúc tác là nhiệt độ cao thì nó có thể tác dụng với cacbon (bị khử)
Na2SO4 + 2C → Na2S + 2CO2
6.2. Na2SO4 có tính bazơ
Natri sunfat có thể phản ứng với axit sunfuric tạo muối axit natri bisunfat:
Na2SO4 + H2SO4 ⇌ 2NaHSO4
Lưu ý: Với nồng độ và nhiệt độ khác nhau chúng ta sẽ có hệ số căn bằng khác nhau.
6.3. Na2SO4 có tính chất trao đổi ion
Natri sunfat là muối ion điển hình, chứa các ion Na+ và SO42−. Sự có mặt của sunfat trong dung dịch được nhận biết dễ dàng bằng cách tạo ra các sunfat không tan khi xử lý các dung dịch này với muối Ba2+ hay Pb2+:
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 (Kết tủa)
7. Bài tập vận dụng
Câu 1. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 2. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?
A. Cu(NO3)2.
B. Fe(NO3)3.
C. AgNO3.
D. Pb(NO3)2.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Chọn D vì Pb(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính nên tan trong kiềm dư.
Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2↓ + 2NaNO3
Pb(OH)2+ 2NaOH → Na2PbO2+ 2H2O
Câu 3. Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 30,1.
B. 31,7.
C. 69,4.
D. 28,45.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
2H+ + CO32- → CO2 + H2O
nCl- = nH+ = 2nCO2 = 0,3 mol
m = mX – mCO32- + mCl- = 26,8 – 0,15.60 + 0,3.35,5 = 28,45 gam
Câu 4. Có bao nhiêu chất tạo kết tủa với BaCl2 trong: KOH; Na2SO4; SO3; NaHSO4; K2SO4; Ca(NO3)2
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Các chất đó là: SO3; NaHSO4; Na2SO4; K2SO4
BaCl2 + SO3 → BaSO3 + Cl2
BaCl2+ NaHSO4 → BaSO4 + NaCl + HCl
BaCl2 + Na2SO4→ BaSO4 + 2NaCl
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4+ 2KCl
Câu 5. Để nhận ra sự có mặt của SO42- trong dung dịch, người ta thường dùng chất nào dưới đây?
A. quỳ tím.
B. dung dịch muối Mg2+ .
C. dung dịch chứa ion Ba2+
D. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Để nhận ra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch, người ta dùng dung dịch chứa ion Ba2+.
Câu 6. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là chất nào?
A. dung dịch NaCl
B. dung dịch AgNO3
C. dung dịch NaOH
D. quỳ tím
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Sử dụng quỳ tím ta nhận biết được 2 nhóm chất:
Nhóm axit HCl, H2SO4 làm quỳ tím chuyenr màu đỏ
Không làm quỳ tím đổi màu là muối Ba(NO3)2
Sử dụng dung dịch Ba(NO3)2để nhận biết nhóm axit
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch axit ban đầu là H2SO4
Ba(NO3)2+ H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
Không có hiện tượng gì là HCl
Câu 7. Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy
A. dung dịch chuyển đỏ.
B. có kết tủa trắng.
C. không có hiện tượng.
D. có bọt khí thoát ra
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Phương trình phản ứng
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
Câu 8. Cho các phản ứng sau
(1) BaCl2 + H2SO4;
(2) Ba(OH)2 + Na2SO4;
(3) BaCl2 + (NH4)2SO4
(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4;
(5) Ba(OH)2 + H2SO4;
(6) Ba(NO3)2 + H2SO4
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42-→ BaSO4 là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
(1) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
(2) Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH
Phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42-→ BaSO4
(3) BaCl2 + (NH4)2SO4→ 2NH4Cl + BaSO4
phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
(4) Ba(OH)2+ (NH4)2SO4 → BaSO4+ 2NH3 + 2H2O
(5) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
(6) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
Câu 9. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch?
A. H2SO4 đặc, nguội.
B. HNO3 loãng.
C. HCl.
D. NaOH.
Lời giải:
Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng : Al → A → Al2O3 → Al. A có thể là
A. AlCl3.
B. NaAlO2.
C. Al(NO3)3.
D. Al2(SO4)3.
Lời giải:
Câu 11. Trộn những cặp chất nào sau đây ta thu được NaCl?
A. Dung dich Na2CO3 và dung dịch BaCl2
B. Dung dịch NaNO3 và CaCl2.
C. Dung dịch KCl và dung dịch NaNO3
D. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 12. Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
A. Dung dịch AgNO3.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch BaCl2.
D. Dung dịch Pb(NO3)2.
Lời giải:
Đáp án: C
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl | H2SO4 ra BaSO4
(NH4)2SO4 + BaCl2 → NH4Cl + BaSO4 | (NH4)2SO4 ra BaSO4 | (NH4)2SO4 ra NH4Cl
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4 | NaNO3 ra HNO3
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NH3 + H2O | (NH4)2SO4 ra NH3 | (NH4)2SO4 ra BaSO4 | Ba(OH)2 ra BaSO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl | H2SO4 ra BaSO4