Video: Glaucoma (tăng nhãn áp)
Áp suất nội nhãn (IOP) là áp lực thủy dịch trong mắt. Khi áp suất đó cao hơn bình thường, nó sẽ gây ra chứng tăng nhãn áp. Mặc dù bản thân tăng nhãn áp không phải là một bệnh về mắt, nhưng nó là một dấu hiệu cho thấy người đó có thể tiến triển thành người bị bệnh tăng nhãn áp.
Nhãn áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mm Hg). Nhãn áp bình thường từ 10 đến 21 mm Hg. Nhãn áp cao khi chỉ số lớn hơn 21 mm Hg.
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Có năm nguyên nhân chính gây ra tăng áp lực nội nhãn có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp.
- Sản xuất quá nhiều thủy dịch: Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt ở phía sau mống mắt. Mục đích của nó là duy trì môi trường lỏng và mang oxy và chất dinh dưỡng đến thủy tinh thể, đồng thời giúp duy trì áp suất trong mắt. Nó chảy qua đồng tử và lấp đầy không gian giữa mống mắt và giác mạc, sau đó thoát ra ngoài qua một cấu trúc được gọi là lưới trabecular.
Đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều thủy dịch. Nếu thủy dịch được tạo ra với tốc độ cao hơn mức có thể hấp thụ, phần dịch dư thừa đó sẽ làm tăng nhãn áp.
- Hấp thu chậm: Nếu vì bất kỳ lý do gì mà hệ thống thoát thủy dịch không hoạt động như bình thường, dịch sẽ tích tụ và thoát quá chậm. Ngay cả khi cơ thể đang sản xuất đủ lượng thủy dịch, việc hấp thu không đủ cũng có thể gây ra tăng nhãn áp.
- Chấn thương mắt: Điều này cũng ảnh hưởng đến lưu thông thủy dịch. Một số chấn thương làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến sự cân bằng của quá trình sản xuất và thoát nước, có thể dẫn đến nhãn áp cao. Lưu ý rằng chấn thương có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn vài tháng hoặc vài năm sau khi chấn thương thực sự xảy ra, vì vậy hãy cho bác sĩ nhãn khoa biết nếu bạn đã từng bị chấn thương trong quá khứ.
- Thuốc: Thuốc steroid, bao gồm cả thuốc nhỏ mắt có steroid, có thể gây ra tăng nhãn áp.
Các bệnh lý về mắt khác: Các tình trạng bao gồm viêm giác mạc, hội chứng phân tán sắc tố và hội chứng tróc da giả đều có liên quan đến chứng tăng nhãn áp.
Ai có thể bị tăng nhãn áp?
Các yếu tố nguy cơ bao gồm người lớn hơn 40 tuổi: ở Hoa Kỳ, ước tính có tới 10% người lớn trên 40 tuổi có nhãn áp từ 21 mm Hg trở lên.
Tiền sử chủng tộc và gia đình cũng có thể làm tăng nguy cơ nhãn áp cao và bệnh tăng nhãn áp, cũng như những người có giác mạc trung tâm mỏng hoặc những người bị cận thị rất nặng.
Có thể phát hiện tăng nhãn áp bằng cách nào?
Tăng nhãn áp thường không có dấu hiệu cụ thể hoặc triệu chứng nào. Khi khám mắt hàng năm, bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là áp kế để đo áp suất nội nhãn (IOP). Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các bệnh về mắt khác, bao gồm cả các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp bằng cách kiểm tra đáy mắt tìm tổn thương dây thần kinh thị giác và kiểm tra thị lực ngoại vi.
Khi nào thì tăng áp lực nội nhãn trở nên nguy hiểm?
Áp lực nội nhãn tăng cao làm tăng nguy cơ mắc tăng nhãn áp (gờ lô côm). Vì vậy, áp lực nội nhãn cao là dấu hiệu sớm của bệnh gờ lô côm. Tăng nhãn áp gây tổn thương thần kinh thị giác không hồi phục, có thể gây mất thị lực. Vì vậy, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra và lập kế hoạch theo dõi nhãn áp, tư vấn các bước điểu trị nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Bệnh tăng nhãn áp có thể gây ra các triệu chứng như đau mắt dữ dội, nhức đầu, nhìn mờ, buồn nôn và nôn, đỏ mắt hoặc nhìn thấy quầng sáng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này.
Điều trị tăng nhãn áp
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt giúp làm giảm nhãn áp của người bệnh. Ngoài ra, chúng ta nên tập các thói quen sống sau đây để cải thiện sức khỏe đôi mắt:
- Ăn thức ăn lành mạnh như nhiều rau và củ
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Uống đủ nước
- Hạn chế dùng cà phê
Khám mắt định kì có thể là cách duy nhất giúp phát hiện sớm các bệnh lý về mắt. Hãy đi khám mắt sớm để phát hiện bệnh sớm và điều trị.
Xem thêm: