Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu: Nguyên nhân, biểu hiện, xử trí và phòng ngừa

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng bệnh lý xuất hiện sau khi ăn hoặc uống phải các loại thức ăn nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là nôn, buồn nôn và tiêu chảy.

Video LÀM CHA MẸ: NGỘ ĐỘC THAI NGHÉN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Phụ nữ mang thai thường có sự biến đổi lớn trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn nên có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm trong khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non.

Dưới đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này. 

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA - U.S. Food and Drug Administration), do tình trạng thay đổi nồng độ hormon ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nên phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý lây truyền qua thực phẩm.

Trong thai kì, hầu hết năng lượng của người mẹ dành cho sự phát triển của em bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần lựa chọn những nguồn thực phẩm an toàn và chế biến hợp vệ sinh.

Ngộ độc thực phẩm trong thời gian mang bầu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, do lúc này hệ thống miễn dịch của bé còn rất non nớt. 

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Nôn và buồn nôn là những triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnhL Medicalnewstoday.com Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Đau hoặc chướng bụng
  • Mất nước
  • Đại tiện ra máu

Phụ nữ mang thai có thể khó phân biệt được các triệu chứng buồn nôn, nôn là bình thường hay là do ngộ độc thực phẩm.

Nếu các triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột và bất thường, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. 

Các loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm

Novovirus là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: dh.comCác loại vi sinh vật gây bệnh bao gồm:
  • Norovirus
  • Listeria
  • E. coli
  • Salmonella

Nếu không được điều trị, chúng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị ngộ độc thực phẩm, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức. Họ có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân dựa trên yếu tố dịch tễ ở địa phương.

Điều trị ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Hãy sử dụng nước sạch từ máy lọc hoặc nước đóng chai. Nguồn ảnh: Money.com

Những bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường bị mất nước do nôn và tiêu chảy. 

Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể, có tác dụng trung hòa, vận chuyển các chất và thải độc. Do đó, duy trì đủ nước có thể thúc đẩy quá trình hồi phục sau khi ngộ độc thực phẩm. Hãy bắt đầu bằng cách uống từng ngụm nhỏ cho đến khi nạp đủ một lượng nước cần thiết.

Bạn nên sử dụng nước sạch, tinh khiết từ máy lọc hoặc nước đóng chai.

Hãy đến khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng nào bất thường. Những trường hợp mất nước nghiêm trọng trong thai kỳ cần được nhập viện điều trị hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Các biến chứng ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Ngộ độc thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Nguồn ảnh: Scarymommy.comNgoài tình trạng mất nước, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Norovirus gây suy dinh dưỡng trong một số ít trường hợp.
  • Vi khuẩn Listeria gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi.
  • E. Coli có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mô mạch máu biểu hiện bằng tình trạng đi ngoài ra máu hoặc suy thận. 
  • Salmonella có khả năng gây viêm màng não, viêm khớp phản ứng và nhiễm khuẩn huyết.

Trong trường hợp nặng, ngộ độc thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu.

Vì vậy, khi mang thai bạn cần chú ý đặc biệt đến việc ăn uống của mình. 

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm bạn hãy Rửa sạch rau củ và trái cây trước khi ăn. Nguồn ảnh: fda.govAn toàn thực phẩm rất quan trọng trong thời khi mang thai. Để phòng bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và  tuân theo những chỉ dẫn sau đây.

Lời khuyên về an toàn thực phẩm

  • Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Tránh sử dụng các loại sữa chưa được tiệt trùng.
  • Ăn chín uống sôi vì các vi khuẩn có hại không thể sống sót được nhiệt độ cao. Để an toàn hơn, bạn có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra. 
  • Tránh sử dụng thịt hộp.
  • Rửa sạch rau củ và trái cây trước khi ăn.
  • Bảo quản thực phẩm một cách cẩn thận.
  • Chú ý hạn sử dụng của thực phẩm
  • Bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh thay vì để ra ngoài. 

Phụ nữ mang thai nên tránh các loại thức ăn và đồ uống sau đây:

  • Thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, trứng chưa được nấu chín.
  • Nước ép trái cây hoặc rau củ chưa tiệt trùng
  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Bánh mỳ phết phô mai hoặc thịt nguội
  • Thịt hộp

Tổng kết

Phụ nữ mang thai không thể tự điệu trị ngộ độc thực phẩm tại nhà. Bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Các trường hợp nghiêm trọng có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. 

Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị ngộ độc thực phẩm do Listeria cần nhập viện để điều trị bằng kháng sinh được truyền qua đường tĩnh mạch.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!