Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm kéo dài bao lâu? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý tiêu hoá, xảy ra khi ăn phải các loại thực phẩm có chứa mầm bệnh. Đây là tình trạng thường gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Video Ngộ độc thức ăn và những dấu hiệu cần biết 

Các triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy.

Các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi. Ngược lại, những bệnh nhân ngộ độc nặng cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Nguyên nhân gây ngộ độ thực phẩm là vi khuẩn, vi rút hoặc kí sinh trùng. Chúng chủ yếu gây ra các triệu chứng trên đường tiêu hóa.

Dù đã có những tiến bộ lớn trong sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng ngộ độc vẫn rất phổ biến trên thế giới. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào tất cả các giai đoạn sản xuất thực phẩm như chế biến, vận chuyển và bảo quản.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy 51% các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật và 48% có nguồn gốc động vật, bao gồm thịt bò, thịt lợn, gia cầm và hải sản. 

Một nghiên cứu thực hiện bởi CDC Hoa Kì cho thấy trong số 9 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng năm ở Hoa Kỳ, có đến 56.000 ca phải nhập viện và 1.350 người tử vong.

Nguyên nhân và thời gian mắc bệnh

Sau đây là những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp:

1. Norovirus 

Norovirus là một loại vi rút được tìm thấy trong thực phẩm và nước ô nhiễm. Nguồn ảnh: Timesnow.comNorovirus là một loại vi rút được tìm thấy trong thực phẩm và nước ô nhiễm. Bạn có thể bị ngộ độc khi tiếp xúc với các bề mặt chứa mầm bệnh.

Hầu hết các đợt bùng phát xảy ra ở các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng có quy trình xử lý thực phẩm sống không đảm bảo an toàn.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được loại thuốc có khả năng tiêu diệt Norovirus. Bệnh nhân nhiễm virus này được điều trị bằng cách uống đủ nước, bổ sung vitamin, khoáng chất và nghỉ ngơi điều độ. 

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với Norovirus 12 đến 48 giờ và có thể biến mất sau một vài ngày.

Các triệu chứng thường gặp là:

  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Tiêu chảy (thường xảy ra với tần suất lớn và nghiêm trọng)
  • Đau bụng
  • Quặn bụng
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ

Trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, Norovirus có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Sau đây là các triệu chứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng:

  • Chóng mặt (đặc biệt là khi thay đổi tư thế)
  • Choáng váng
  • Mệt mỏi 
  • Khô miệng và cổ họng
  • Thiểu niệu
  • Đau hoặc yếu cơ
  • Khô, nhạy cảm hoặc đau mắt
  • Quấy khóc, rối loạn giấc ngủ và khô mắt ở trẻ em

2. Salmonella

Salmonella là một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tiêu hóa.

Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy với 94 triệu ca mắc và khoảng 115.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. 

Theo một nghiên cứu của CDC Hoa Kì vào năm 2011, hàng năm, Salmonella là nguyên nhân gây ra 11% trường hợp mắc và 35% ca nhập viện do ngộ độc thực phẩm ở Mỹ.

Salmonella lây lan qua thức ăn, nước uống hoặc các bề mặt tiếp xúc.

Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa, chúng gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt và đau bụng.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc mầm bệnh từ 6 đến 72 giờ (thường từ 12 đến 36 giờ).  

Ngộ độc do Samonella thường được chẩn đoán xác định bằng cách cấy khuẩn trong phân.

Bệnh lý này có thể tự điều trị được bằng một chế độ nghỉ ngơi phù hợp và uống đủ nước. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 4-7 ngày.

Với các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người lớn tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh.

3. Clostridium perfringens 

Clostridium perfringens  thường được tìm thấy trong các loại thịt sống, thịt gia cầm, và thực phẩm chế biến sẵn. Nguồn ảnh: Foodsafetynews.comClostridium perfringens là một loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường tiêu hóa ở cả người và động vật. Tuy nhiên, chúng không thể lây lan qua đường tiếp xúc thông thường. 

Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong các loại thịt sống, thịt gia cầm, và thực phẩm chế biến sẵn.

Theo CDC Hoa Kì, Clostridium perfringens là nguyên nhân của 10% các trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Mỹ.

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc mầm bệnh từ 6 đến 24 giờ (thường từ 8 đến 12 giờ)

Các triệu chứng thường gặp là tiêu chảy và đau bụng. Bệnh nhân nhiễm Clostridium perfringens hiếm khi bị sốt hay nôn. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột và biến mất trong vòng 24 giờ.

Trong các trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị bệnh bằng cách nghỉ ngơi và uống đủ nước. Với trường hợp nặng, bệnh nhân cần được nhập viện để bù nước và điện giải thông qua đường truyền tĩnh mạch.

4. Campylobacter

Campylobacter là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý viêm dạ dày ruột do vi khuẩn trên toàn thế giới.

Chúng được tìm thấy trong hệ tiêu hoá của các loại động vật hằng nhiệt, nhất là gia súc và gia cầm. Vì vậy, thịt và các sản phẩm từ gia cầm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao và có thể lây sang người qua quá trình tiếp xúc trực tiếp.

Theo CDC Hoa Kì, hàng năm, Campylobacter là nguyên nhân gây ra 9% ca mắc và 15% các ca phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm ở Mỹ.

Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 1 đến 10 ngày. Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau 3 đến 6 ngày.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Sốt
  • Đau, quặn bụng 
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Mất nước

Thông thường, bệnh có thể tự điều trị được bằng cách uống đủ nước và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trẻ em, người lớn tuổi và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

5. Ký sinh trùng 

Nhiễm Cryptosporidium có thể gây ra triệu chứng ở cả hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, da và hệ thần kinh. Nguồn ảnh: Foodsafetynews.comThịt và cá sống nhiễm ký sinh trùng có thể là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. 

Theo CDC Hoa Kì, sau đây là một số loại ký sinh trùng có thể lây truyền qua đường ăn uống:

  • Động vật nguyên sinh (Cryptosporidium và Toxoplama gondii)
  • Giun đũa (Trichinella)
  • Sán dây (Diphyllobothrium)

T. Gondii là nguyên nhân của 8% số ca nhập viện và 24% số ca tử vong do ngộ độc thực phẩm hàng năm tại Hoa Kỳ

Những ký sinh trùng này có thể lây lan thông qua các loại thức ăn từ thịt, cá nấu chưa nấu chín hay rau sống không được rửa sạch.

Nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng ở cả hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, da và hệ thần kinh.

6. Listeria monocytogenes

Ngộ độc do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes hiếm gặp hơn các vi sinh vật khác nhưng chúng thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị. 

Theo CDC Hoa Kì, mỗi năm có khoảng 1.600 người bị nhiễm Listeria và 1/5 trong số đó bị tử vong.

Listeria thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người lớn tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Giống như các bệnh lây qua đường tiêu hóa khác, tiêu chảy thường xuất hiện đầu tiên sau khi nhiễm Listeria. Triệu chứng này xảy ra sau khi ăn phải thực phẩm chứa mầm bệnh từ 1 đến 4 giờ.

Nếu tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng, nó có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Đau cơ 
  • Cứng cổ
  • Mất thăng bằng
  • Lú lẫn
  • Co giật

Phụ nữ mang thai còn có thể gặp thêm một số triệu chứng như:

  • Sốt
  • Các triệu chứng giống cúm

Những phụ nữ mang thai khi xuất hiện các triệu chứng này cần đến khám bác sĩ ngay lập tức vì Listeria có thể truyền sang thai nhi và gây chết lưu.

Bác sĩ thường chỉ định lấy mẫu phân để chẩn đoán xác định ngộ độc do Listeria và điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh.

7. Escherichia coli (E. Coli)

Bệnh nhân ngộ độc do E.coli có thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, phân chứa máu và đau bụng. Nguồn ảnh: Aqualife.com Hầu hết những người khoẻ mạnh đều có vi khuẩn E.coli trong hệ tiêu hoá. Trong đó, chỉ một số loài có thể gây độc cho cơ thể. 

Những vi khuẩn này thường lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp, qua phân, thức ăn hoặc đồ uống.

Bệnh nhân ngộ độc do E.coli có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Tiêu chảy
  • Phân chứa máu
  • Đau bụng
  • Sốt nhẹ
  • Mất nước
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu 
  • Rối loạn hô hấp

Hầu hết các triệu chứng đều xuất hiện sau khi nhiễm bệnh 3 đến 4 ngày và thường cải thiện sau 5 đến 7 ngày.

Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân mắc phải tình trạng này nên dành thời gian nghỉ ngơi và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loài E. Coli có thể gây xuất huyết tiêu hoá và mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được nhập viện ngay lập tức.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm 

Ngộ độc thực phẩm có thể phòng tránh được bằng cách hâm nóng đồ ăn ở đúng nhiệt độ được khuyến nghị. Nguồn ảnh: usc.comNgộ độc thực phẩm có thể phòng tránh được. 

Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh là tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm như nấu chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp và tránh lây nhiễm chéo. 

Sau đây là nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt hết các vi sinh vật có trong thực phẩm: 

  • Thịt xay: 72 ° c
  • Thịt bò tươi, thịt bê và thịt cừu:  63 ° C (trong 3 phút)
  • Gia cầm: 74° C
  • Thịt lợn và giăm bông: 63° C (trong 3 phút)
  • Trứng: 72 ° C, nấu cho đến khi lòng trắng săn lại
  • Hâm nóng đồ ăn: 73 ° C 
  • Cá: 145 ° C hoặc nấu đến khi thịt cá có thể tách được bằng dĩa
  • Động vật thân mền (ngao, hến, sò): nấu cho đến khi chúng tự tách vỏ 

Sau đây là một số biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Làm lạnh thực phẩm sống sau 1 giờ và thực phẩm chín sau 2 giờ
  • Hâm nóng thức ăn theo đúng nhiệt độ được khuyến nghị
  • Tránh chạm tay lên mặt hoặc miệng 
  • Rửa sạch và chế biến trái cây và rau củ theo đúng quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tránh lây nhiễm chéo giữa thịt lợn, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa với trái cây và rau củ
  • Để những vật dụng của chó và mèo tránh xa khu vực bếp ăn
  • Tránh tiếp xúc với nguồn nước ở hồ, ao hoặc bể bơi trẻ em
  • Thường xuyên rửa tay khi đi trang trại và sở thú. 

Hãy cẩn thận với những loại thực phẩm sống hoặc chế biến sẵn. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến các loại thức ăn được rã đông và những sản phẩm được làm nóng hoặc chế biến lại.

Để tránh lây lan mầm bệnh, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác khi bạn có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lây truyền qua đường ăn uống. 

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!